Gieo liên tiếp một con xúc xắc đồng chất và cân đối hai lần liên tiếp. Xét biến cố M: “Tổng số chấm trên mặt sau hai lần gieo bằng 9”. Tập hợp nào sau đây mô tả biến cố M?
A. M = {(6; 3); (4; 5)};
B. M = {(6; 3); (3; 6); (5; 4); (4; 5)};
C. M = {(3; 6); (5; 4)};
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Kết quả của biến cố M là một cặp số (i; j), trong đó i và j lần lượt là số chấm xuất hiện trên xúc xắc sau lần gieo thứ nhất và lần gieo thứ hai thỏa mãn i + j = 9.
Ta có 6 + 3 = 9 và 5 + 4 = 9.
Do gieo xúc xắc hai lần nên ta cần xét đến thứ tự gieo. Nếu lần đầu gieo được mặt 6 chấm, lần sau gieo được mặt 3 chấm thì ta sẽ kí hiệu kết quả của biến cố M là cặp (6; 3).
Khi đó tập hợp mô tả biến cố M là: M = {(6; 3); (3; 6); (5; 4); (4; 5)}.
Vậy ta chọn phương án B.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Xét phép thử T: “Tung ba đồng xu đồng chất và cân đối”. Số phần tử của không gian mẫu là:
Xếp ngẫu nhiên 5 người vào một bàn dài có năm chỗ ngồi. Số phần tử của không gian mẫu là:
Chọn ngẫu nhiên một số có 2 chữ số nhỏ hơn 40. Tập hợp các kết quả thuận lợi cho biến cố: “Số được chọn là số chia hết cho 5” là:
Xét phép thử: “Tung hai đồng xu đồng chất và cân đối”. Nếu ta kí hiệu S để chỉ “mặt sấp” và kí hiệu N để chỉ “mặt ngửa” là mặt xuất hiện khi tung đồng xu, thì không gian mẫu của phép thử trên là:
Phép thử: “Gieo một con xúc xắc 6 mặt đồng chất và cân đối”. Xét biến cố A: “Số chấm trên mặt xuất hiện là số chẵn”. Khi đó số kết quả thuận lợi cho biến cố A là:
Một hộp đựng 9 thẻ được ghi các số từ 1 đến 9. Rút ngẫu nhiên hai thẻ từ hộp đó. Biến cố nào sau đây là biến cố không thể?
Cho 3 hộp, mỗi hộp đựng 5 cái thẻ được đánh số từ 1 đến 5. Rút ngẫu nhiên từ mỗi hộp một tấm thẻ. Biến cố nào sau đây là biến cố chắc chắn?