Thí nghiệm mà Fe bị ăn mòn điện hóa học là
A. Đốt dây sắt trong bình đựng đầy khí O2.
B. Nhúng thanh gang (hợp kim sắt và cacbon) vào dung dịch HCl.
C. Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch FeCl3.
D. Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch HNO3 loãng.
Đáp án B
Gang là hợp kim giữa Fe-C (2 điện cực) được nhúng vào dung dịch HCl (dung dịch chất điện li) nên sẽ xuất hiện ăn mòn điện hóa
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Hai kim loại đều tác dụng mãnh liệt với nước ở điều kiện thường là
Kim loại nào sau đây phản ứng chậm với nước ở nhiệt độ thường và phản ứng mạnh hơn trong nước nóng?
Nung hỗn hợp X gồm: metan, etilen, propin, vinylaxetilen và a mol H2 có Ni xúc tác (chỉ xảy ra phản ứng cộng H2) thu được 0,1 mol hỗn hợp Y (gồm các hidrocacbon) có tỷ khối so với H2 là 14,4. Biết 0,1 mol Y phản ứng tối đa với 0,06 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
Hòa tan hoàn toàn 15,2 gam hỗn hợp X gồm FeO (0,02 mol); Fe(NO3)2; FeCO3; Cu (a gam) bằng dung dịch HCl thu được dung dịch Y chỉ chứa 18,88 gam hỗn hợp muối clorua của kim loại và hỗn hợp khí Y gồm NO; NO2; CO2 (Tỉ khối hơi của Y so với H2 là 64/3). Cho AgNO3 dư vào dung dịch Y thu được 50,24 gam kết tủa. Mặt khác cho NaOH dư vào Y thu được m (gam) kết tủa. Giá trị của m gần nhất với
X, Y là hai este mạch hở, MX < MY < 160. Đốt cháy hoàn toàn 105,8 gam hỗn hợp T chứa X, Y cần vừa đủ 86,24 lít O2 (đktc). Mặt khác đun nóng 105,8 gam T với dung dịch NaOH (dư 20% so với lượng cần phản ứng), cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam chất rắn E và hỗn hợp F gồm hai ancol no, đồng đẳng kế tiếp. Đốt cháy hoàn toàn E thu được CO2; 101,76 gam Na2CO3 và 2,88 gam H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong T là
Để hòa tan hoàn toàn 5,4 gam Al cần dùng vừa đủ Vml dung dịch NaOH 0,5M. Giá trị của V là
Cho 0,01 mol một chất hữu cơ X, mạch hở tác dụng vừa đủ với 40 ml dung dịch NaOH 0,25M. Mặt khác, 1,5 gam X tác dụng vừa đủ với 40 ml dung dung dịch KOH 0,5M. Tên gọi của X là
Đốt cháy hoàn toàn 8,86 gam triglixerit X thu được 1,1 mol hỗn hợp Y gồm CO2 và H2O. Cho Y hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch chứa 0,42 mol Ba(OH)2 thu được kết tủa và dung dịch Z. Để thu được kết tủa lớn nhất từ Z cần cho thêm ít nhất 100 ml dung dịch hỗn hợp KOH 0,5M, NaOH 0,5M và Na2CO3 0,5 M vào Z. Mặt khác, 8,86 gam X tác dụng tối đa 0,02 mol Br2 trong dung dịch. Cho 8,86 gam X tác dụng với NaOH (vừa đủ) thu được glixerol và m gam muối. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
Hợp chất X là dẫn xuất của benzen có công thức phân tử C8H10O2. X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1:1. Mặt khác cho X tác dụng với Na thì số mol H2 thu được đúng bằng số mol của X đã phản ứng. Nếu tách một phân tử H2O từ X thì tạo ra sản phẩm có thể trùng hợp tạo polime. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là
Cho các phát biểu sau:
(a) Hỗn hợp Cu, Fe và Fe2O3 luôn tan hết trong dung dịch HCl dư
(b) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy xuất hiện kết tủa
(c) Ca(OH)2 bị nhiệt phân thành CaO
(d) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeCl2, thu được một chất kết tủa
(e) Cho NaHSO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2, thấy xuất hiện kết tủa và sủi bọt khí
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu sai?