Trộn 3 thể tích khí O2 với 2 thể tích khí O3 thu được hỗn hợp khí X. Để cháy hoàn toàn 14,2 gam hỗn hợp khí Y gồm metylamin, amoniac và hai anken cần dùng vừa đủ 22,4 lít khí X (ở đktc), sau phản ứng thu được hỗn hợp Z gồm CO2, H2O, N2. Dẫn toàn bộ Z qua dung dịch Ba(OH)2 dư thì khối lượng kết tủa thu được là
A. 128,05 gam.
B. 147,75 gam.
C. 108,35 gam.
D. 118,20 gam.
Đáp án A
22,4 lít X ↔ 1 mol X có 0,6 mol O2 và 0,4 mol O3 quy ra 2,4 mol O để đốt.
Hỗn hợp Y: metylamin = CH2 + NH3; amoniac = NH3 và hai anken (CH2)n
→ Quy đổi Y
Đốt 14,2 gam Y gồm {x mol CH2 và y mol NH3} + 2,4 mol O → CO2 + H2O + N2.
Có hệ: mY = 14x + 17y = 14,2 gam; lượng O cần đốt: 3x + 1,5y = 2,4
suy ra x = 0,65 mol và y = 0,3 mol → nCO2 = 0,65 mol
Theo đó, yêu cầu giá trị m↓ BaCO3 = 0,65 × 197 = 128,05 gam.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Hỗn hợp X gồm 2 triglixerit A và B (MA<MB; tỉ lệ số mol tương ứng là 12:13). Đun nóng m gam hỗn hợp X với dung dịch KOH vừa đủ thu được dung dịch chứa glixerol và hỗn hợp gồm x gam kali oleat, y gam kali linoleat và z gam kali panmitat, m gam hỗn hợp X tác dụng tối đa với 198,4 gam brom. Đốt m gam hỗn hợp X thu được 616 lít CO2 và 454,68 gam H2O. Giá trị của x+z là:
Hợp chất hữu cơ X có công thức H2N – CH2 – COOH. X có tên gọi là
Thí nghiệm nào sau đây thu được muối sắt (II) sau khi kết thúc phản ứng?
Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol một amin no, mạch hở, đa chức X bằng oxi vừa đủ thu được 1,2 mol hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Cho 6,1 gam X tác dụng vừa đủ với V lít dung dịch HCl 2M. Giá trị của V là:
Hòa tan hết 3,24 gam kim loại X trong 100 ml dung dịch NaOH 1,5M thu được 4,032 lít H2 (đktc) và dung dịch Y. Kim loại X là
Hỗn hợp E chứa 1 axit cacboxylic, 1 ancol no Y và 1 este Z (X, Y, Z đều đơn chức, mạch hở). Đun nóng 11,28 gam E với 100ml dung dịch NaOH 1M vừa đủ thu được 9,4 gam 1 muối và hỗn hợp 2 ancol cùng dãy đồng đẳng kế tiếp. Mặt khác đốt cháy 11,28 gam E cần dùng 0,66 mol O2. Phần trăm số mol của Y có trong E là?
Phản ứng nào sau đây chứng minh hợp chất sắt (III) có tính oxi hóa?