Một hỗn hợp gồm 2 este đều đơn chức. Lấy hai este này phản ứng với dung dịch NaOH đun nóng thì thu được một anđehit no mạch hở và 2 muối hữu cơ, trong đó có 1 muối có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Công thức cấu tạo của 2 este có thể là
Hỗn hợp hơi E chứa etilen, metan, axit axetic, metyl metacrylat, metylamin và hexametylenđiamin. Đốt cháy 0,2 mol E cần vừa đủ a mol O2, thu được 0,48 mol H2O và 1,96 gam N2. Mặt khác, 0,2 mol E tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch Br2 0,7M. Giá trị a gần nhất với giá trị nào sau đây?
Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho AgNO3 dư vào dung dịch loãng chứa a mol FeSO4 và 2a mol HCl. (b) Cho dung dịch NaHCO3 tác dụng với dung dịch CaCl2 đun nóng. (c) Cho một lượng nhỏ Ba vào dung dịch Na2CO3. (d) Cho 1,2x mol Zn vào dung dịch chứa 2,5x mol FeCl3 (dư). (e) Điện phân có màng ngăn dung dịch MgCl2 (điện cực trơ). (g) Cho từ từ H2SO4 vào dung dịch chứa Ba(HCO3)2 và NaHCO3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm vừa thoát khí vừa tạo thành kết tủa là
Cho các phát biểu sau: (a) Isoamyl axetat có mùi chuối chín, dễ tan trong nước được dùng làm chất tạo mùi thơm trong công nghiệp thực phẩm. (b) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo và chế tạo thuốc súng không khói. (c) Khi nấu canh cua, hiện tượng riêu cua nổi lên trên là do sự đông tụ protein. (d) Tơ nilon bền đối với nhiệt, axit, kiềm hơn tơ lapsan. (e) Liên kết peptit là liên kết -CO-NH- giữa hai đơn vị α-amino axit. Số phát biểu đúng là
Tiến hành thí nghiệm phản ứng của hồ tinh bột với iot theo các bước sau đây: - Bước 1: Cho vài giọt dung dịch iot vào ống nghiệm đựng sẵn 2 ml dung dịch hồ tinh bột. - Bước 2: Đun nóng dung dịch một lát, sau đó để nguội.
Cho các phát biểu sau: (1) Sau bước 1, dung dịch thu được có màu tím. (2) Tinh bột có phản ứng màu với iot vì phân tử tinh bột có cấu tạo mạch hở ở dạng xoắn có lỗ rỗng, tinh bột hấp phụ iot cho màu xanh tím. (3) Ở bước 2, khi đun nóng dung dịch, các phân tử iot được giải phóng khỏi các lỗ rỗng trong phân tử tinh bột nên dung dịch bị mất màu. Để nguội, màu xanh tím lại xuất hiện. (4) Có thể dùng dung dịch iot để phân biệt hai dung dịch riêng biệt gồm hồ tinh bột và saccarozơ.
Hòa tan hoàn toàn Fe trong dung dịch H2SO4 loãng (dư) được dung dịch X1. Cho lượng dư dung dịch NaOH vào dung dịch X1 đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được kết tủa X2. Nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn X3. X3 là
Khi làm thí nghiệm với HNO3 đặc, nóng thường sinh ra khí NO2. Để hạn chế tốt nhất khí NO2 thoát ra gây ô nhiễm môi trường, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch nào sau đây?