Cho các chất sau: CO, O3, CO2, HNO3, PCl5, NH4Cl, NaNO3, H2O2. Số chất có chứa liên kết cho-nhận (liên kết phối –trí) là:
A. 4
B. 3
C. 6
D. 5
Đáp án D
Số chất có chứa liên kết cho-nhận (liên kết phối –trí) là:
CO, O3, HNO3, NH4Cl, NaNO3
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Hoà tan hết 6,0 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn trong dung dịch HNO3 vừa đủ, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí gồm 0,02 mol NO và 0,02 mol N2O. Làm bay hơi dung dịch Y thu được 25,4 gam muối khan. Tổng số mol ion nitrat bị khử trong các phản ứng trên là:
Hòa tan hết a gam bột Fe trong 100 ml dung dịch HCl 1,2M, thu được dung dịch X và 0,896 lít khí H2. Cho X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3, sau khi kết thúc các phản ứng thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và b gam chất rắn, (biết các khí đo ở đktc). Giá trị của b và V lần lượt là:
Cho 20,7 gam axit salixylic (axit o-hiđroxibenzoic) phản ứng với 10,2 gam anhiđrit axetic, sau phản ứng thu được hỗn hợp các chất hữu cơ X. Hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với V lít NaOH 2,0M (biết các phản ứng xẩy ra hoàn toàn). Giá trị của V là:
Khi chưng cất nhựa than đá, người ta thu được một phân đoạn là hỗn hợp chứa phenol, anilin hòa tan trong ankylbenzen (gọi là dung dịch A). Sục khí hiđroclorua đến dư vào 100 ml dung dịch A thì thu được 1,295 gam kết tủa. Nhỏ từ từ nước brom vào 100 ml dung dịch A và lắc kĩ cho đến khi ngừng tạo kết tủa trắng thì thấy hết 300 gam nước brom 3,2%, biết các phản ứng xẩy ra hoàn toàn. Nồng độ mol/l của phenol trong dung dịch A là:
Cho các chất sau: PbO2, MnO2, KMnO4, K2Cr2O7, KClO3, CaOCl2. Lấy hai chất X và Y có số mol bằng nhau trong số các chất trên, đem tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư (ở điều kiện thích hợp, phản ứng xẩy ra hoàn toàn) thì thấy thu được số mol khí clo như nhau. Hỏi có bao nhiêu cặp X và Y thỏa mãn?
Cho phenol (C6H5OH) tác dụng vừa đủ với dung dịch Br2 (theo tỷ lệ số mol tương ứng là 1:3), sau phản ứng thu được một hỗn hợp X gồm các sản phẩm có khối lượng là 5,74 gam. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH đặc, nóng, dư, có áp suất cao, số mol NaOH đã phản ứng là a mol, biết các phản ứng xẩy ra hoàn toàn. Giá trị của a là:
Nung nóng 3,6 gam kim loại Mg trong một bình kín có thể tích 1,12 lít chứa đầy không khí sau phản ứng thu được m gam hỗn hợp chất rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư thì thấy V lít khí thoát ra (khí này không làm đổi màu quỳ tím ẩm), (biết không khí có chứa 80% nitơ và 20% oxi về thể tích, các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn, các phản ứng xẩy ra hoàn toàn). Tính m và V?
Nhiệt phân hoàn toàn một lượng Fe(NO3)2 thu được chất rắn X và hỗn hợp khí Y. Cho chất rắn X khử bằng CO dư, t0 thu được chất rắn Z. Cho hỗn hợp khí Y tác dụng với H2O dư thu được dung dịch T chứa một chất tan và khí NO. Cho Z tác dụng với T tạo khí NO (là sản phẩm khử duy nhất), biết các phản ứng xẩy ra hoàn toàn. Hỏi Z tan được bao nhiêu phần trăm?
Cho các phát biểu sau:
(1) Phân tử mantozơ do hai gốc a–glucozơ liên kết với nhau qua nguyên tử oxi giữa C1 ở gốc thứ nhất và C4 ở gốc thứ hai (liên kết a–C1–O–C4).
(2) Phân tử saccarozơ do một gốc a–glucozơ và một gốc β–fructozơ liên kết với nhau qua nguyên tử oxi giữa C1 của gốc a–glucozơ và C4 của gốc β–fructozơ (C1–O–C4).
(3) Tinh bột có hai loại liên kết a–[1,4]–glicozit và a–[1,6]–glicozit.
(4) Xenlulozơ có các liên kết β–[1,4]–glicozit.
(5) Tất cả các cacbohiđrat đều có phản ứng thủy phân trong môi trường axit.
(6) Glucozơ và mantozơ làm mất màu dung dịch Br2/CCl4.
(7) Dung dịch glucozơ bị khử bởi AgNO3 trong NH3 tạo ra Ag.
(8) Saccarozơ và mantozơ chỉ có cấu tạo mạch vòng.
(9) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân cấu tạo của nhau.
(10) Trong cơ thể người, tinh bột có thể bị chuyển hóa thành đextrin, mantozơ, glucozơ, glicozen.
Số phát biểu đúng là:
Cho một ankan X có công thức C7H16, crackinh hoàn toàn X thu được hỗn hợp khí Y chỉ gồm ankan và anken. Tỷ khối hơi của Y so với H2 có giá trị trong khoảng nào sau đây?
Cho các dung dịch riêng biệt sau: ClH3N–CH2–CH2–NH3Cl, C6H5ONa, CH3COOH, NaHCO3, C2H5NH2, NaOOC–CH2–CH2–CH(NH2)–COONa, H2N–CH2–CH2–CH(NH2)–COOH, H2N–CH2–COONa, NaOOC–COONa, C6H5-CH2-NH2, C6H5 NH3Cl. Số lượng các dung dịch có pH > 7 là:
Cho biết các phản ứng sau:
(a) 16HCl + 2KMnO4 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O.
(b) 2FeCl3 + 2KI → 2FeCl2 + I2 + 2KCl.
(c) Cl2 + 2FeCl2 → 2FeCl3.
Hãy sắp xếp các chất và ion theo thứ tự tính oxi hóa tăng dần?
Vitamin A (retinol) là một vitamin tốt cho sức khỏe, không tan trong nước, hòa tan tốt trong dầu (chất béo). Công thức của vitamin A như hình bên. Phần trăm khối lượng của nguyên tố oxi có trong vitamin A là:
Sục 0,112 lít khí HCl (đktc) vào 100ml dung dịch CH3COOH 1M (biết CH3COOH có Ka=1,75.10-5, ở 250C) thì thu được 100ml dung dịch X có pH = x (bỏ qua sự điện ly của nước). Giá trị của x là:
Kết quả phân tích nguyên tố cho thấy phần trăm khối lượng các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ đơn chức A là: 55,81% C, 6,98% H còn lại là oxi. A là chất lỏng rất ít tan trong nước, không có vị chua, không làm mất màu nước brom. Khi cho 1,72 gam A phản ứng hết với 40,0 ml dung dịch NaOH 1,0M thu được một dung dịch B. Cô cạn dung dịch B thu được m gam chất rắn khan, biết các phản ứng xẩy ra hoàn toàn. Giá trị m là: