IMG-LOGO

Tổng hợp đề luyện thi THPTQG Hóa Học có lời giải (Đề số 8)

  • 3894 lượt thi

  • 50 câu hỏi

  • 90 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 8:

Cho phenol (C6H5OH) tác dụng vừa đủ với dung dịch Br2 (theo tỷ lệ số mol tương ứng là 1:3), sau phản ứng thu được một hỗn hợp X  gồm các sản phẩm có khối lượng là 5,74 gam. Cho X  tác dụng với dung dịch NaOH đặc, nóng, dư, có áp suất cao, số mol NaOH đã phản ứng là a mol, biết các phản ứng xẩy ra hoàn toàn. Giá trị của a là:

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 10:

Cho các chất sau: PbO2, MnO2, KMnO4, K2Cr2O7, KClO3, CaOCl2. Lấy hai chất X và Y có số mol bằng nhau trong số các chất trên, đem tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư (ở điều kiện thích hợp, phản ứng xẩy ra hoàn toàn) thì thấy thu được số mol khí clo như nhau. Hỏi có bao nhiêu cặp X và Y thỏa mãn?

Xem đáp án

Đáp án C

Với bài toán này ta suy luận nhanh như sau:Khí Clo thoát ra như nhau khi số mol e nhận như nhau:

Với PbO2 số oxi hóa Pb thay đổi 2 từ +4 xuống +2

Với MnO2 số oxi hóa Pb thay đổi 2 từ +4 xuống +2

Với KMnO4 số oxi hóa Mn thay đổi 5 từ +7 xuống +2

Với K2Cr2O7 số oxi hóa Cr thay đổi 6 từ +6.2 xuống +3.2

Với KClO3 số oxi hóa Clo thay đổi 6 từ +5 xuống – 1

Với CaOCl2 số oxi hóa Clo thay đổi 2 từ +1 xuống – 1

Vậy có 4 cặp thỏa mãn là :

PbO2 với MnO2 ;   PbO2  với CaOCl2 ; MnO2 với PbO2; K2Cr2O7 với KClO3


Câu 15:

Cho các chất sau: CO, O3, CO2, HNO3, PCl5, NH4Cl, NaNO3, H2O2. Số chất có chứa liên kết cho-nhận (liên kết phối –trí) là:

Xem đáp án

Đáp án D

Số chất có chứa liên kết cho-nhận (liên kết phối –trí) là:

CO, O3, HNO3, NH4Cl, NaNO3


Câu 22:

Cho các chất sau: o-crezol, axit phenic, ancol benzylic, axit acrylic, axit fomic, anilin, anlen, etan, glucozơ, fructozơ, etanal, axeton, metylphenyl ete, phenyl amoni clorua. Số chất không làm mất màu dung dịch nước brom ở điều kiện thường là:

Xem đáp án

Đáp án D 

Trong chương trình hóa học PTTH các chất phổ biến làm mất màu nước brom là:

(1).Những chất có liên kết không bền (đôi, ba) trong gốc hidrocacbon

(2).Những chất chứa nhóm – CHO

(3).Phenol, anilin, ete của phenol

(4).Xicloankan vòng 3 cạnh.

Vậy số chất không làm mất màu dung dịch nước brom ở điều kiện thường là:

ancol benzylic, etan, fructozơ, axeton, phenyl amoni clorua


Câu 30:

Nhỏ từ từ đến dư dung dịch Ba(OH)2 vào các dung dịch sau:

1 - Dung dịch NaHCO3.  

2 - Dung dịch Ca(HCO3)2.

 3 - Dung dịch MgCl2.    

4 - Dung dịch Na2SO4.

5 - Dung dịch Al2(SO4)3.

6 - Dung dịch FeCl3.

7 - Dung dịch ZnCl2.

8 - Dung dịch NH4HCO3.

Tổng số kết tủa thu được trong tất cả các thí nghiệm trên là:

Xem đáp án

Đáp án C

Chú ý : Trong các thí nghiệm trên đều có kết tủa nhưng đề bài hỏi tổng số loại kết tủa chứ không phải số thí nghiệm cho kết tủa.

Các loại kết tủa là : BaCO3, CaCO3, Mg(OH)2, BaSO4, Fe(OH)3


Câu 33:

Cho các hợp chất: glucozơ, saccarozơ, mantozơ, anđehit axetic, axit fomic, metyl fomat, axetilen, but-2-in, vinyl axetilen. Số hợp chất có khả năng khử được ion Ag+ trong dung dịch AgNO3/NH3 khi đun nóng là:

Xem đáp án

Đáp án C

Số hợp chất có khả năng khử được ion Ag+ trong dung dịch AgNO3/NH3 khi đun nóng là:

glucozơ, mantozơ, anđehit axetic, axit fomic, metyl fomat


Câu 35:

Cho các phát biểu sau:

(1) Phân tử mantozơ do hai gốc a–glucozơ liên kết với nhau qua nguyên tử oxi giữa C1 ở gốc thứ nhất và C4 ở gốc thứ hai (liên kết a–C1–O–C4).

(2) Phân tử saccarozơ do một gốc a–glucozơ và một gốc β–fructozơ liên kết với nhau qua nguyên tử oxi giữa C1 của gốc a–glucozơ và C4 của gốc β–fructozơ (C1–O–C4).

(3) Tinh bột có hai loại liên kết a–[1,4]–glicozit và a–[1,6]–glicozit.

(4) Xenlulozơ có các liên kết β–[1,4]–glicozit.

(5) Tất cả các cacbohiđrat đều có phản ứng thủy phân trong môi trường axit.

(6) Glucozơ và mantozơ làm mất màu dung dịch Br2/CCl4.

(7) Dung dịch glucozơ bị khử bởi AgNO3  trong NH3 tạo ra Ag.

(8) Saccarozơ và mantozơ chỉ có cấu tạo mạch vòng.

(9) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân cấu tạo của nhau.

(10) Trong cơ thể người, tinh bột có thể bị chuyển hóa thành đextrin, mantozơ, glucozơ, glicozen.

Số phát biểu đúng là:

Xem đáp án

Đáp án D

 (1) .Chuẩn .Theo SGK lớp 12.

(2).Sai.Phân tử saccarozơ do một gốc a–glucozơ và một gốc β–fructozơ liên kết với nhau qua nguyên tử oxi giữa C1 của gốc a–glucozơ và C2 của gốc β–fructozơ (C1–O–C2).

(3).Chuẩn .Theo SGK lớp 12. liên kết a–[1,4]–glicozit ứng với amilozo (mạch không phân nhánh) .a–[1,6]–glicozit ứng với aminopectin có mạch phân nhánh.

(4).Chuẩn theo SGK lớp 12.

(5).Sai các monosaccarit không bị thủy phân

(6).Sai.Chú ý hợp chất có nhóm – CHO chỉ làm mất màu dung dịch Brom khi trong nước còn trong CCl4 thì không .

(7).Sai. Dung dịch glucozơ bị oxi hóa bởi AgNO3  trong NH3 tạo ra Ag.

(8) Sai.Trong dung dịch mantozo có thể mở vòng (tạo ra nhóm CHO)

 (9).Sai. Chú ý :Tinh bột và xenlulozơ có cách viết giống nhau nhưng chữ n (mắt xích) rất khác nhau.

(10) .Đúng.Theo SGK lớp 12.


Câu 36:

Cho biết các phản ứng sau:

(a) 16HCl + 2KMnO4 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O.

(b) 2FeCl3   +  2KI    2FeCl2   +   I2   +   2KCl. 

(c) Cl2  +  2FeCl2     2FeCl3.

Hãy sắp xếp các chất và ion theo thứ tự tính oxi hóa tăng dần?

Xem đáp án

Đáp án C

Theo (a) thì tính oxi hóa của MnO4- > Cl2và ta loại A với D ngay.

Theo (c) tính oxi hóa của Cl2 > Fe3+

Theo (b) tính oxi hóa của Fe3+ lớn hơn tính oxi hóa của I2 .Thấy C thỏa mãn


Câu 38:

Cho các dung dịch riêng biệt sau: ClH3N–CH­2–CH2–NH3Cl, C6H5ONa, CH3COOH, NaHCO3, C2H5NH2,             NaOOC–CH2–CH2–CH(NH2)–COONa, H2N–CH2–CH2–CH(NH2)–COOH, H2N–CH2–COONa, NaOOC–COONa, C6H5-CH2-NH2, C6H5 NH3Cl. Số lượng các dung dịch có pH > 7 là:

Xem đáp án

Đáp án D

Số lượng các dung dịch có pH > 7 là:

C6H5ONa, NaHCO3, C2H5NH2, NaOOC–CH2–CH2–CH(NH2)–COONa,

H2N–CH2–CH2–CH(NH2)–COOH, H2N–CH2–COONa

NaOOC–COONa, C6H5-CH2-NH2


Câu 40:

Hình vẽ bên mô tả thí nghiệm điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm. Phát biểu đúng về thí nghiệm trên là:

Xem đáp án

Đáp án A

Theo SGK lớp 10.


Câu 43:

Cho các dung dịch chứa các chất hữu cơ mạch hở sau: glucozơ, mantozơ, glixerol, ancol etylic, axit axetic, propan-1,3-điol, etylenglicol, sobitol, axit oxalic. Số hợp chất đa chức trong dãy có khả năng hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là:

Xem đáp án

Đáp án D

Câu này cũng rất nguy hiểm,sự nguy hiểm là ở chỗ chất đa chức 

Số chất dãy có khả năng hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là:

glucozơ, mantozơ, glixerol, axit axetic, etylenglicol, sobitol, axit oxalic.

Nhưng nếu nói đa chức thì chỉ có : glixerol,  etylenglicol, sobitol, axitoxalic


Bắt đầu thi ngay