Hòa tan hết 13,04 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, Fe và Al (trong đó Al chiếm 27/163 về khối lượng) bằng 216,72 gam dung dịch HNO3 25% (dùng dư), thu được 228,64 gam dung dịch Y và thoát ra một chất khí N2 duy nhất. Để tác dụng tối đa các chất trong dung dịch Y cần 0,85 mol KOH. Nếu cô cạn dung dịch Y thu được chất rắn T. Nung T đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị m gần nhất với:A. 15,8. B. 16,9. C. 14,6. D. 17,7.
A. 15,8.
B. 16,9.
C. 14,6.
D. 17,7.
Đáp án B
mAl = 13,04.27/163 = 2,16g => nAl = 2,16: 27 = 0,08 mol
mHNO3 = 216,72.25% = 54,18g => nHNO3 = 54,18: 63 = 0,86 mol
- Giả sử dung dịch Y có NH4+, ta có sơ đồ sau:
Bảo toàn khối lượng: mX + mdd HNO3 = mdd Y + mN2
=> mN2 = 13,04 + 216,72 – 228,64 = 1,12g => nN2 = 1,12: 28 = 0,04 mol
Bảo toàn nguyên tố Al: nAl = nKAlO2 = 0,08 mol
Bảo toàn nguyên tố K: nKOH = nKAlO2 + nKNO3 => nKNO3 = 0,85 – 0,08 = 0,77 mol
Bảo toàn nguyên tố N: nHNO3 = nNO3(Y) + nNH4 + 2nN2. Mà nNO3(Y) = nKNO3 = 0,77 mol
=> nNH4 = 0,86 – 0,77 – 2.0,04 = 0,01 mol
Gọi số mol Fe3O4 và Fe lần lượt là x và y
Bảo toàn electron: nFe3O4 + 3nFe + 3nAl = 8nNH4 + 10nN2 (Với Fe3O4: 3Fe+8/3 → 3Fe3+ + 1e)
=> x + 3y = 8.0,01 + 10.0,04 – 3.0,08
=> x + 3y = 0,24 mol (1)
Lại có: mX = 13,04 = mFe3O4 + mFe + mAl => 232x + 56y = 13,04 – 0,08.27 = 10,88g (2)
Từ (1,2) => x = 0,03 ; y = 0,07 mol
- Xét sơ đồ phản ứng trên,Chất rắn T gồm Fe2O3 và Al2O3.
Bảo toàn nguyên tố: nFe2O3 = ½ (nFe + 3nFe3O4) = 0,08 mol
nAl2O3 = ½ nAl = 0,04 mol
=> m = mFe2O3 + mAl2O3 = 0,08.160 + 0,04.102 = 16,88g (Gần nhất với giá trị 16,9g)
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Cho 10 gam hỗn hợp các kim loại Mg và Cu tác dụng hết với dung dịch HCl loãng dư thu được 3,733 lit H2 (đktc). Thành phần % của Mg trong hỗn hợp là:
Cho 2 gam một kim loại thuộc nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl tạo ra 5,55 gam muối clorua. Kim loại đó là kim loại nào sau đây.
Có ba chất: Mg, Al, Al2O3. Có thể phân biệt ba chất chỉ bằng một thuốc thử nào sau đây?
Vỏ tàu biển làm bằng thép thường có ghép những mảnh kim loại khác để làm giảm ăn mòn vỏ tàu trong nước biển. Kim loại nào trong số các kim loại dưới đây phù hợp tốt nhất cho mục đích này là:
Hòa tan m gam kim loại Na vào trong H2O thu được dung dịch X. Trung hòa dung dịch X cần 100 ml dung dịch H2SO4 1M. Giá trị của m là:
Cấu hình electron nào sau đây là của ion Fe3+ (biết Fe có số hiệu là 26)
Hợp chất X của sắt phản ứng với HNO3 không theo sơ đồ:
X + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + H2O là:
Cho luồng khí CO dư đi qua ống sứ đựng 8,04 gam hỗn hợp FeO và Fe2O3 (nung nóng), thu được m gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Cho X vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 13,5 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:
Nêu hiện tượng khi cho dung dịch NH3 từ từ đến dư vào dung dịch AlCl3
Nung nóng một hỗn hợp gồm Al và 16 gam Fe2O3 (trong điều kiện không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH 1M sinh ra 3,36 lít H2 (đktc). Giá trị của V là
Khi nhỏ dung dịch axit H2SO4 loãng đến dư vào ống nghiệm đựng dung dịch chứa NaOH và Na2CrO4 thì hiện tượng xảy ra là: