IMG-LOGO
Trang chủ THI THỬ THPT QUỐC GIA Hóa học Đề thi Học Kì 2 môn hóa lớp 12 cực hay có lời giải

Đề thi Học Kì 2 môn hóa lớp 12 cực hay có lời giải

Đề thi Học Kì 2 môn hóa lớp 12 cực hay có lời giải (Đề số 3)

  • 1242 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 40 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Vỏ tàu biển làm bằng thép thường có ghép những mảnh kim loại khác để làm giảm ăn mòn vỏ tàu trong nước biển. Kim loại nào trong số các kim loại dưới đây phù hợp tốt nhất cho mục đích này là:

Xem đáp án

Đáp án A

Khi gắn tấm kẽm lên vỏ tầu thủy tức là ta tạo ra 1 pin điện Zn-Fe trong đó Zn là cực âm là Zn và cực dương là Fe(trong thép). Trong pin điện hóa, anot xảy ra quá trình oxi hóa Zn:

Zn → Zn2+ + 2e

=> Zn sẽ bị oxi hóa trước Fe


Câu 2:

Phương trình hóa học nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án D

Fe + ZnSO4 không xảy ra phản ứng vì Zn có tính khử mạnh hơn Fe

=> Kim loại có tính khử mạnh hơn (Zn) sẽ đẩy kim loại có tính khử yếu hơn (Fe) ra khỏi muối của nó.


Câu 3:

Có ba chất: Mg, Al, Al2O3. Có thể phân biệt ba chất chỉ bằng một thuốc thử nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án D

- Khi dùng dung dịch NaOH thì ta dựa vào tính chất đặc biệt của Al, Al2O3 như sau:

+ Mg: không phản ứng, còn chất rắn không tan

+ Al: sủi bọt khí, chất rắn bị hòa tan              (Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 1,5H2)

+ Al2O3: chất rắn bị hòa tan                           (Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O)


Câu 4:

Khi nhỏ dung dịch axit H2SO4 loãng đến dư vào ống nghiệm đựng dung dịch chứa NaOH và Na2CrO4 thì hiện tượng xảy ra là:

Xem đáp án

Đáp án D

Các phản ứng lần lượt xảy ra là:

            2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O

            2Na2CrO4 + H2SO4 → Na2Cr2O7 + Na2SO4 + H2O

            (vàng)                          (da cam)


Câu 5:

Hòa tan m gam kim loại Na vào trong H2O thu được dung dịch X. Trung hòa dung dịch X cần 100 ml dung dịch H2SO4 1M. Giá trị của m là:

Xem đáp án

Đáp án C

Các phản ứng:            Na + H2O → NaOH + ½ H2

                                    2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O

nH2SO4 = 0,1.1 = 0,1 mol

Theo các phản ứng: nNa = nNaOH = 2nH2SO4 = 0,2 mol

=> mNa = m = 23.0,2 = 4,6g


Câu 6:

Cấu hình chung lớp ngoài cùng của các kim loại kiềm thổ là:

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 7:

Chất nào sau đây không phải chất có tính lưỡng tính?

Xem đáp án

Đáp án A

Cr(OH)3 ; Al2O3 ; Cr2O3 đều là chất lưỡng tính

Cr(OH)2 là hidroxit có tính bazo.


Câu 8:

Có bốn kim loại Na, Cu, Fe, Al. Thứ tự tính khử giảm dần là

Xem đáp án

Đáp án A

Dựa vào dãy hoạt động hóa học kim loại thì tính khử: Na > Al > Fe > Cu


Câu 9:

Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là

Xem đáp án

Đáp án B

Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử.


Câu 10:

Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch có môi trường kiềm là:

Xem đáp án

Đáp án C

Các kim loại có thể phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo dung dịch có môi trường kiềm là kim loại kiềm, 1 số kim loại kiềm thổ (trừ Be, Mg)


Câu 11:

Dung dịch chất nào dưới đây khi phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được kết tủa trắng?

Xem đáp án

Đáp án D

- H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O

- FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3(vàng nâu) + 3NaCl

- AlCl3 + 4NaOH → NaAlO2 + 3NaCl + 2H2O

- Ca(HCO3)2 + 2NaOH → CaCO3(trắng) + Na2CO3 + 2H2O


Câu 12:

Câu nào sau đây về nước cứng là không đúng

Xem đáp án

Đáp án A

A sai vì nước cứng tạm thời có chứa Ca2+, Mg2+, HCO3-


Câu 13:

Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?

Xem đáp án

Đáp án C

Li là một trong những kim loại kiềm


Câu 14:

Phèn chua được dùng trong ngành công nghiệp thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu trong ngành nhuộm vải, chất làm trong nước. Công thức hoá học của phèn chua là.

Xem đáp án

Đáp án B

Phèn chua có công thức hóa học là: K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O


Câu 15:

Kim loại có các tính chất vật lý chung là:

Xem đáp án

Đáp án C

Những tính chất vật lí chung của kim loại là: Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim


Câu 16:

Hợp chất X của sắt phản ứng với HNO3 không theo sơ đồ:

 X + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + H2O là:

Xem đáp án

Đáp án A

Phản ứng của HNO3 có tạo khí NO2 (sản phẩm khử) => đây là phản ứng oxi hóa – khử

=> Có sự tăng giảm số oxi hóa các nguyên tố (ở đây là N và Fe – Các nguyên tố còn lại không có sự thay đổi số oxi hóa)

=> Nguyên tố Fe trong X phải có số oxi hóa khác +3 để thỏa mãn điều kiện phản ứng.

=> Fe2O3 (Fe có số oxi hóa +3) không thỏa mãn điều kiện trên


Câu 17:

Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 có hiện tượng là:

 

Xem đáp án

Đáp án B

PTHH: Ca(OH)2 + Ca(HCO3)2 → 2CaCO3(trắng) + 2H2O


Câu 18:

Kim loại có thể được điều chế từ quặng boxit là kim loại nào.

Xem đáp án

Đáp án B

Quặng boxit có thành phần chính là Al2O3 có thể điều chế nhôm bằng phương pháp điện phân nóng chảy:

 2Al + 3O2  Al2O3


Câu 19:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(1) Ngâm một lá đồng trong dung dịch AgNO3.

(2) Ngâm một lá kẽm trong dung dịch HCl loãng.

(3) Ngâm một lá nhôm trong dung dịch NaOH loãng.

(4) Ngâm một lá sắt được quấn dây đồng trong dung dịch HCl loãng.

(5) Để một vật bằng thép ngoài không khí ẩm.

(6) Ngâm một miếng đồng vào dung dịch Fe2(SO4)3.

Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là

Xem đáp án

Đáp án A

(1) Cu-Ag

(2) Không đủ điều kiện: chỉ có 1 điện cực Zn

(3) Không đủ điều kiện: không có điện cực (Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 1,5H2)

(4) Fe-Cu

(5) Fe-C (Thép có thành phần là Fe và C), môi trường là không khí ẩm

(6) Không đủ điều kiện: không có điện cực (Vì Cu bị hòa tan: Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+)

Vậy có 3 thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa (1), (4), (5)


Câu 22:

Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất?

Xem đáp án

Đáp án B

Hg là kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất.


Câu 23:

Nêu hiện tượng khi cho dung dịch NH3 từ từ đến dư vào dung dịch AlCl3

Xem đáp án

Đáp án D

AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3(keo trắng) + NH4Cl

(NH3 có tính kiềm yếu nên không thể hòa tan Al(OH)3)


Câu 24:

Hợp chất nào của canxi được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương?

Xem đáp án

Đáp án D

Thạch cao nung (CaSO4.H2O) được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương.-


Câu 25:

Quặng Hematit nâu có chứa:

Xem đáp án

Đáp án D

Quặng hematit nâu có chứa Fe2O3.nH2O


Câu 26:

Ion Na+ bị khử khi:

Xem đáp án

Đáp án D

Phản ứng điện phân nóng chảy: NaCl  Na + ½ Cl2 (Na+ → Na)


Câu 27:

Cấu hình electron nào sau đây là của ion Fe3+ (biết Fe có số hiệu là 26)

Xem đáp án

Đáp án D

26Fe: 1s22s22p63s23p63d64s2

=> Fe3+: 1s22s22p63s23p63d5


Câu 28:

Nung nóng một hỗn hợp gồm Al và 16 gam Fe2O3 (trong điều kiện không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH 1M sinh ra 3,36 lít H2 (đktc). Giá trị của V là

Xem đáp án

Đáp án C

- Phản ứng:     2Al + Fe2O3  Al2O3 + 2Fe

Vì chất rắn sau phản ứng khí cho vào dung dịch NaOH tạo khí H2 => Al dư

=> Fe2O3 phản ứng hết. nFe2O3 = 16: 160 = 0,1 mol

Chất rắn sau phản ứng gồm: Al ; 0,1 mol Al2O3 ; 0,2 mol Fe

nH2 = 3,36: 22,4 = 0,15 mol

- Phản ứng:     Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 1,5H2

                        Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

=> nNaOH = 2/3nH2 + 2nAl2O3 = 2/3.0,15 + 2.0,1 = 0,3 mol

=> Vdd NaOH  = nNaOH: CM = 0,3: 1 = 0,3 lit = 300 ml


Câu 29:

Cho 200 ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M, lượng kết tủa thu được là 15,6 gam. Giá trị lớn nhất của V là:

Xem đáp án

Đáp án A

nAlCl3 = 0,2.1,5 = 0,3 mol

nAl(OH)3 = 15,6: 78 = 0,2 mol. < nAlCl3

=> nOH max = 4nAlCl3 – nAl(OH)3 = 4.0,3 – 0,2 = 1 mol

=> Vdd NaOH max = nNaOH: CM = 1: 0,5 = 2 lit


Câu 30:

Cho luồng khí CO dư đi qua ống sứ đựng 8,04 gam hỗn hợp FeO và Fe2O3 (nung nóng), thu được m gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Cho X vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 13,5 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:

Xem đáp án

Đáp án B

Có thể rút gọn phản ứng khử oxit sắt thành: CO + [O]  CO2

Vì sau phản ứng thu được hỗn hợp khí => CO dư, Oxi trong oxit phản ứng hết.

Chất rắn sau phản ứng chỉ gồm kim loại Fe

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

=> nCO2 = nCaCO3 = 13,5: 100 = 0,135 mol

=> nO(Oxit) = nCO2 = 0,135 mol

Bảo toàn khối lượng: mOxit bđ = mO(Oxit) + mKL

=> mKL = m = 8,04 – 16.0,135 = 5,88g


Câu 31:

Hòa tan hết 13,04 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, Fe và Al (trong đó Al chiếm 27/163 về khối lượng) bằng 216,72 gam dung dịch HNO3 25% (dùng dư), thu được 228,64 gam dung dịch Y và thoát ra một chất khí N2 duy nhất. Để tác dụng tối đa các chất trong dung dịch Y cần 0,85 mol KOH. Nếu cô cạn dung dịch Y thu được chất rắn T. Nung T đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị m gần nhất với:A. 15,8.      B. 16,9.       C. 14,6.       D. 17,7.

Xem đáp án

Đáp án B

mAl = 13,04.27/163 = 2,16g => nAl = 2,16: 27 = 0,08 mol

mHNO3 = 216,72.25% = 54,18g => nHNO3 = 54,18: 63 = 0,86 mol

- Giả sử dung dịch Y có NH4+, ta có sơ đồ sau:

Bảo toàn khối lượng: mX + mdd HNO3 = mdd Y + mN2

=> mN2 = 13,04 + 216,72 – 228,64 = 1,12g => nN2 = 1,12: 28 = 0,04 mol

Bảo toàn nguyên tố Al: nAl = nKAlO2 = 0,08 mol

Bảo toàn nguyên tố K: nKOH = nKAlO2 + nKNO3 => nKNO3 = 0,85 – 0,08 = 0,77 mol

Bảo toàn nguyên tố N: nHNO3 = nNO3(Y) + nNH4 + 2nN2. Mà nNO3(Y) = nKNO3 = 0,77 mol

=> nNH4 = 0,86 – 0,77 – 2.0,04 = 0,01 mol

Gọi số mol Fe3O4 và Fe lần lượt là x và y

Bảo toàn electron: nFe3O4 + 3nFe + 3nAl = 8nNH4 + 10nN2 (Với Fe3O4: 3Fe+8/3 → 3Fe3+ + 1e)

=> x + 3y = 8.0,01 + 10.0,04 – 3.0,08

=> x + 3y = 0,24 mol (1)

Lại có: mX = 13,04 = mFe3O4 + mFe + mAl => 232x + 56y = 13,04 – 0,08.27 = 10,88g (2)

Từ (1,2) => x = 0,03 ; y = 0,07 mol

- Xét sơ đồ phản ứng trên,Chất rắn T gồm Fe2O3 và Al2O3.

Bảo toàn nguyên tố:   nFe2O3 = ½ (nFe + 3nFe3O4) = 0,08 mol

                                    nAl2O3 = ½ nAl = 0,04 mol

=> m = mFe2O3 + mAl2O3 = 0,08.160 + 0,04.102 = 16,88g (Gần nhất với giá trị 16,9g)


Câu 32:

Khối lượng khí clo tác dụng vừa đủ với kim loại nhôm tạo ra 26,7 gam AlCl3 là:

Xem đáp án

Đáp án C

nAlCl3 = 26,7: 133,5 = 0,2 mol

Bảo toàn nguyên tố Cl: 2nCl2 = 3nAlCl3

=> nCl2 = 1,5nAlCl3 = 1,5.0,2 = 0,3 mol


Câu 33:

Cho 2,24 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và m gam chất rắn Y. Giá trị của m là

Xem đáp án

Đáp án A

nFe = 2,24: 56 = 0,04 mol

nAgNO3 = 0,1.0,2 = 0,02 mol

nCu(NO3)2 = 0,5.0,2 = 0,1 mol

Thứ tự các phản ứng:

            Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag

Mol     0,01  0,02  →     0,01    →   0,02                => nFe còn = 0,04 – 0,01 = 0,03 mol

            Fe  + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu

Mol      0,03 →  0,03           →              0,03               => nCu(NO3)2 dư  = 0,1 – 0,03 = 0,07 mol

Vậy chất rắn gồm: 0,02 mol Ag và 0,03 mol Cu

=> m = 0,02.108 + 0,03.64 = 4,08g


Câu 34:

Cho 10 gam hỗn hợp các kim loại Mg và Cu tác dụng hết với dung dịch HCl loãng dư thu được 3,733 lit H2 (đktc). Thành phần % của Mg trong hỗn hợp là:

Xem đáp án

Đáp án B

-Chỉ có Mg phản ứng:            Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

nH2 = 3,733: 22,4 = 0,167 mol

=> nMg = nH2 = 0,167 mol => mMg = 0,167.24 = 4g

=> %mMg = 4: 10 = 40%


Câu 35:

Nung nóng 2,23 gam hỗn hợp X gồm các kim loại Fe, Al, Zn, Mg trong oxi, sau một thời gian thu được 2,71 gam hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào dung dịch HNO3 dư, thu được 0,672 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Số mol HNO3 đã phản ứng là

Xem đáp án

Đáp án B

Tổng quát: KL + Oxi → Oxit

=> Qui hỗn hợp Oxit thành dạng: KL, O

Bảo toàn khối lượng: mKL + mO = mOxit => mO = 2,71 – 2,23 = 0,48g

=> nO = 0,48: 16 = 0,03 mol

Khi Y + HNO3: nNO = 0,672: 22,4 = 0,03 mol

nHNO3 = 4nNO + 2nO = 4.0,03 + 2.0,03 = 0,18 mol


Câu 36:

Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Ba, BaO, Al, Al2O3 vào nước dư thu được 0,896 lít khí (đktc) và dung dịch Y. Hấp thụ hoàn toàn 1,2096 lít khí CO2 (đktc) vào Y thu được 4,302 gam kết tủa. Lọc kết tủa, thu được dung dịch Z chỉ chứa một chất tan. Mặt khác dẫn từ từ CO2 đến dư vào Y thì thu được 3,12 gam kết tủa. Giá trị của m là:

Xem đáp án

Đáp án B

- Phản ứng:     Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2

                        BaO + H2O → Ba(OH)2

                        Ba(OH)2 + 2Al + 2H2O → Ba(AlO2)2 + 3H2

                        Ba(OH)2 + Al2O3 → Ba(AlO2)2 + H2O

=> nH2 = 0,896: 22,4 = 0,04 mol

- TN1: CO2 + Y → Kết tủa + Z(chỉ chứa 1 chất tan) => Chất tan đó phải là: Ba(HCO3)2

- TN2: Nếu dẫn CO2 dư vào Y thì thu được lượng kết tủa =3,12g < 4,302g

=> chứng tỏ trong 4,302g có BaCO3 => Trong Y có Ba(OH)2 và phản ứng với CO2 tạo hỗn hợp muỗi BaCO3 và Ba(HCO3)2.

- Xét TN1:

                        Ba(AlO2)2 + CO2 + H2O → Al(OH)3 + Ba(HCO3)2             

                        Ba(OH)2(nếu dư) + 2CO2  → Ba(HCO3)2                                 

                        Ba(OH)2 + CO2 → BaCO3 + H2O                                        

- Xét TN2:

                        Ba(AlO2)2 + CO2 + H2O → Al(OH)3 + Ba(HCO3)2

                        Ba(OH)2(nếu dư) + 2CO2  → Ba(HCO3)2

=> 3,12g = mAl(OH)3 => nAl(OH)3 = 0,04 mol

Dmkết tủa = 4,302 – 3,12 = mBaCO3 => nBaCO3 = 0,006 mol

- Thí nghiệm 1: nCO2 = 1,2096: 22,4 = 0,054 mol

Bảo toàn C: nBa(HCO3)2 = ½ (nCO2 – nBaCO3) = ½ (0,054 – 0,006) = 0,024 mol

- Quy hỗn hợp X về dạng Ba, Al, O. Bảo toàn nguyên tố ta có:

nBa = nBa(HCO3)2 + nBaCO3 = 0,024 + 0,006 = 0,03 mol

nAl = nAl(OH)3 = 0,04 mol

nO = x

Khi X + H2O → H2

Bảo toàn electron:

Ba → Ba+2 + 2e                                  O + 2e → O-2

Al → Al+3 + 3e                                   2H+ + 2e → H2

=> 2nBa + 3nAl = 2nO + 2nH2

=> 2.0,03 + 3.0,04 = 2x + 2.0,04 => x = 0,05 mo


Câu 37:

Cho 0,448 lít khí CO2 (ở đktc) hấp thụ hết vào 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,06M và Ba(OH)2 0,12M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

Xem đáp án

Đáp án C

nCO2 = 0,448: 22,4 = 0,02 mol

nOH = nNaOH + 2nBa(OH)2 = 0,1.0,06 + 2.0,1.0,12 = 0,03 mol

nBa2+ = 0,1.0,12 = 0,012 mol

Ta thấy nCO2 < nOH < 2nCO2

=> phản ứng tạo 2 muối

=> nCO3 = nOH – nCO2 = 0,03 – 0,02 = 0,01 mol < nBa2+

=> nBaCO3 = nCO3 = 0,01 mol

=> mBaCO3 = 0,01.197 = 1,97g


Câu 38:

Cho 2 gam một kim loại thuộc nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl tạo ra 5,55 gam muối clorua. Kim loại đó là kim loại nào sau đây.

Xem đáp án

Đáp án C

Gọi kim loại nhóm IIA là M:             M + 2HCl → MCl2 + H2

                                                Mol      x →   2x                  x

Bảo toàn khối lượng: mM + mHCl = mmuối + mH2

=> 2 + 36,5.2x = 5,55 + 2x

=> x = 0,05 mol

=> MM = m: n = 2: 0,05 = 40 g/mol (Ca)


Câu 39:

Cho 7,36 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn Y và dung dịch Z. Hòa tan hết Y bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 5,04 lít khí SO2 đktc (là sản phẩm khử duy nhất). Cho dung dịch NaOH dư vào Z được kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi được 7,2 gam hỗn hợp rắn. Phần trăm khối lượng của Fe trong X là:

Xem đáp án

Đáp án C

- Giả sử Mg, Fe đều phản ứng hết với muối kim loại => Z chứa toàn bộ số mol Mg2+ ; Fex+

=> T chứa Mg(OH)2 và Fe(OH)x => Chất rắn cuối cùng là MgO và Fe2O3 chắc chắn phải có khối lượng lớn hơn lượng kim loại ban đầu trong X => Không thỏa mãn đề bài (7,2 < 7,36)

=> Các muối nitrat phản ứng hết, kim loại dư và đó là Fe (vì Mg phản ứng trước)

=> kết tủa Y gồm Cu, Ag, Fe.

- Gọi nMg = a ; nFe(pứ) = b ; nFe dư = c => mX = 24a + 56b + 56c = 7,36 (1)

- Bảo toàn e cho phản ứng trao đổi muối: 2nMg + 2nFe pứ = nAg + 2nCu = 2a + 2b

- Khi Y + H2SO4 đặc nóng (Fe → Fe3+)

Bảo toàn electron: 2nCu + nAg + 3nFe dư = 2nSO2 = 2.5,04/22,4 = 0,45 mol

=> 2a + 2b + 3c = 0,45 (2)

- Như đã phân tích ở trên. chất rắn cuối cùng gồm MgO và Fe2O3.

Bảo toàn nguyên tố: nMg = nMgO = a ; nFe2O3 = ½ nFe pứ = 0,5b

=> mrắn = mMgO + mFe2O3 = 40a + 160.0,5b = 40a + 80b = 7,2 (3)

Từ (1,2,3) => a = 0,12 ; b = 0,03 ; c = 0,05 mol

=> mFe(X) = 56.(0,03 + 0,05) = 4,48g

=> %mFe(X) = 4,48: 7,36 = 60,87%


Câu 40:

Ngâm một lá kim loại có khối lượng 50 gam trong dung dịch HCl, sau khi thu được 336 ml khí H2 đktc thì thấy khối lượng kim loại giảm 1,68%. Kim loại đó là:

Xem đáp án

Đáp án C

mKL giảm = 50.1,68% = 0,84g = mKL phản ứng

nH2 = 0,336: 22,4 = 0,015 mol

Gọi kim loại cần tìm là M có hóa trị n

            M + nHCl → MCln + 0,5nH2

=> nM = 2/n.nH2 = 0,03/n mol

=> MM = 0,84: (0,03/n) = 28n

Với n = 2 => MM = 56 g/mol (Fe)


Bắt đầu thi ngay