Cho 0,1 mol alanin phản ứng với 100 ml dung dịch HCl 1,5M thu được dung dịch A. Cho A tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được dung dịch B, làm bay hơi dung dịch B thu được bao nhiêu gam chất rắn khan?
Nung hỗn hợp X gồm m gam Al và 16,0 gam Fe2O3 đến phản ứng hoàn toàn được hỗn hợp Y. Hoà tan Y trong dung dịch HCl dư được dung dịch Z và 7,84 lít H2 (đktc). Giá trị của m là
Hoà tan hoàn toàn 9,20 gam hỗn hợp hai muối cacbonat của 2 kim loại kiềm thổ (thuộc hai chu kì kế tiếp trong bảng tuần hoàn) bằng dung dịch HCl thu được dung dịch X và V lít khí (đktc). Cô cạn X được 10,30 gam muối khan. Giá trị của V là
Cho 0,225 mol hỗn hợp M gồm hai peptit mạch hở là X (x mol) và Y (y mol), đều tạo bởi glyxin và alanin. Đun nóng 0,225 mol M trong lượng dư dung dịch NaOH thì có 0,775 mol NaOH phản ứng. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn x mol X hoặc y mol Y đều thu được cùng số mol CO2. Tổng số nguyên tử oxi của hai peptit trong hỗn hợp M là 9. Tổng số nguyên tử Hidro của hai peptit trong M là:
Đun nóng m gam hỗn hợp X gồm các chất có cùng một loại nhóm chức với 345ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch Y chứa muối của một axit cacboxylic đơn chức và 7,7 gam hơi Z gôm hỗn hợp các ancol. Cho toàn bộ Z tác dụng với Na dư thu được 2,52 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch Y, nung nóng chất rắn thu được với CaO cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,6 gam một chất khí. Giá trị của m là:
Một hỗn hợp Y gồm 2 este A, B mạch hở (MA < MB). Nếu đun nóng 15,7 gam hỗn hợp Y với dung dịch NaOH dư thì thu được một muối của axit hữu cơ đơn chức và 7,6 gam hỗn hợp 2 ancol no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Nếu đốt cháy 15,7 gam hỗn hợp Y cần dùng vừa hết 21,84 lít O2 và thu được 17,92 lít CO2. Các thể tích khí đo ở đktc. Phần trăm khối lượng của A trong hỗn hợp Y là
Cho các phát biểu sau: (1) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau. (2) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3. (3) Trong dung dịch, saccarozơ, glucozơ và fructozơ đều hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. (4) Trong thực tế, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở. (5) Thủy phân hoàn toàn tinh bột hoặc xenlulozơ đều thu được glucozơ. (6) Dung dịch I2 và hồ tinh bột có phản ứng hóa học tạo ra sản phẩm màu xanh. Số phát biểu đúng là
Cho 7,36 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2, khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn Y và dung dịch Z. Hòa tan hết Y bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư), thu được 5,04 lít SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Cho NaOH dư vào Z, được kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi được 7,2 gam hỗn hợp rắn. Phần trăm khối lượng của Fe trong X là
Cho m gam hỗn hợp M gồm đipeptit X, tripeptit Y, tetrapeptit Z và pentapeptit T (đều mạch hở) tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Q gồm muối của Gly, Ala và Val. Đốt cháy hoàn toàn Q bằng một lượng oxi vừa đủ, thu lấy toàn bộ khí và hơi đem hấp thụ vào bình đựng nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình tăng 13,23 gam và có 0,84 lít khí (đktc) thoát ra. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam M, thu được 4,095 gam H2O. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?