Cho các chất sau: HCl (X); C2H5OH (Y); CH3COOH (Z); C6H5OH (phenol) (T). Dãy gồm các chất được sắp xếp theo tính axit tăng dần (từ trái sang phải) là
A. (Y), (T), (X), (Z)
B. (T),(Y), (X), (Z)
C. (X), (Z), (T), (Y)
D. (Y), (T), (Z), (X)
Đáp án D
Liên kết giữa H và Cl trong phân tử HCl là liên kết cộng hóa trị phân cực, Cl có độ âm điện lớn hơn H nên Cl mang điện tích âm, H mang điện tích dương và cặp electron trong liên kết nghiêng hẳn về phía Cl, làm cho liên kết phân cực và dễ dàng phân li ra H+. Độ phân cực của liên kết O-H trong các chât còn lại là không bằng so với HCl vì O có độ âm điện bé hơn Cl, đồng thời còn phụ thuộc vào tính hút electron hay đẩy electron của các gốc -R liên kết với -OH. Do đó HCl có tính axit mạnh nhất.
Trong các chất còn lại thì gốc –C2H5 có tính đẩy electron, còn 2 gốc kia có tính hút electron nên liên kết O-H trong C2H5OH là kém phân cực nhất → C2H5OH có tính axit yếu nhất
Liên kết O-H trong phân tử CH3COOH phân cực hơn so với C6H5OH→CH3COOH có tính axit mạnh hơn.
Vậy dãy được sắp xếp theo tính axit tăng dần là: (Y) < (T) < (Z) < Œ).
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Nhiệt phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm NaNO3 và Cu(NO3)2, thu được a mol hỗn hợp khí Y gồm NO2 và O2. Dẫn toàn bộ Y và nước (dư), sau phản ứng, còn lại 0,375a mol khí không bị hấp thụ (lượng O2 hòa tan trong nước không đáng kể). Phần trăm khối lượng của Cu(NO3)2 trong X là
Dãy gồm các ion đều oxi hóa được kim loại Fe trong dung dịch là?
Sục 2a mol CO2 vào dung dịch chứa a mol Ba(OH)2 (ở nhiệt độ thường), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X. Cho dãy các chất sau: CaCl2, NaOH, NaHSO4, CaCO3, HBr, SO2. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch X là
Hỗn hợp X gồm ancol isopropylic, metyl fomat, anđehit malonic và ancol benzylic. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 11,872 lít O2 (đktc), thu được H2O và 19,36 gam CO2. Mặt khác, cho m gam X phản ứng hết với Na dư, thu được a mol H2. Giá trị của a là
Chất X có công thức phân tử C3H6O3. Công thức đơn giản nhất của X là
Theo tổ chức WTO, nồng độ tối đa cho phép của Pb2+ trong nước sinh hoạt là 0,05 mg/lít. Nguồn nước ứng với kết quả phân tích nào sau đây bị ô nhiễm nặng nhất bởi Pb2+?
Ứng với công thức phân tử C6H12O2 có bao nhiêu este mạch hở là đồng phân cấu tạo của nhau, khi thủy phân trong môi trường axit thu được ancol không bị oxi hóa bởi CuO ở nhiệt độ cao?
Nung nóng 21,6 gam Mg và Fe(NO3)2 trong bình chân không, sau một thời gian, thu được chất rắn X và 0,15 mol hỗn hợp NO2 và O2. Hòa tan X trong 200 gam dung dịch HCl (loãng), thu được dung dịch Y chỉ chứa 30,86 gam muối và 1,796 lít (đktc) hỗn hợp gồm NO và H2 có tỉ khối so với He là 5,75. Cho Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 (dư), thu được 88,26 gam kết tủa. Nồng độ phần trăm của FeCl3 trong Y có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
Cho 15 gam amin no, mạch hở X tác dụng với dung dịch HCl (dư), cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 33,25 gam muối. Công thức hóa học của X là
Chất nào sau đây không tác dụng được với dung dịch H2SO4 (loãng)?
Cho dãy các chất: HCOOC2H5, HCHO, C2H6, CH3OH, CH3CHO, C2H5OK, C2H4, C6H12O6 (glucozơ). Số chất trong dãy có thể điều chế trực tiếp ra ancol etylic (bằng một phản ứng) là
Nung nóng từng cặp chất sau trong bình kín: (1) Mg và N2; (2) CuO và CO; (3) Al2O3 và Cr; (4) Fe và Cu(NO3)2 (rắn); (5) Mg và MgCO3. Số trường hợp xảy ra sự oxi hóa kim loại là