Cho cặp P thuần chủng về các gen tương phản giao phấn với nhau. Tiếp tục tự thụ phấn các cây F1 với nhau, thu được F2 có 125 cây mang kiểu gen aabbdd. Về lí thuyết, số cây mang kiểu gen AaBbDd ở F2 là:
A. 8000
B. 250
C. 1000
D. 125
Đáp án C
- P thuần chủng về các gen tương phản giao phấn với nhau → F1 dị hợp tử về các cặp gen đang xét, dựa vào F2 aabbdd → F1 dị hợp tử 3 cặp gen.
- Vậy ta có F1×F1 : AaBbDd × AaBbDd
- Xét riêng từng cặp gen ta có tỉ lệ F2 có kiểu gen AaBbDd là : 1/2 ×1/2 × 1/2 = 1/8, tỉ lệ F2 có kiểu gen aabbdd là : 1/4 × 1/4 × 1/4 = 1/64 → tỉ lệ cây F2 AaBbDd gấp 8 lần tỉ lệ F2 có kiểu gen aabbdd.
Vậy số cây F2 có kiểu gen AaBbDd là 8× 125 = 1000 cây.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Một đoạn phân tử ADN có số lượng nucleotit loại A=20% và có X=621 nucleotit. Đoạn ADN này có chiều dài tính ra đơn vị μm là:
Ở ruồi giấm, khi lai 2 cơ thể dị hợp về thân xám, cánh dài, thu được kiểu hình lặn thân đen, cánh cụt ở đời lai chiếm tỉ lệ 9%, (biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng). Tần số hoán vị gen là:
Trong bảng mã di truyền của mARN có: mã kết thúc: UAA, UAG, UGA; mã mở đầu: AUG. U được chèn vào giữa vị trí 9 và 10 (tính theo hướng từ đầu 5'- 3') của mARN dưới đây: 5'- GXU AUG XGX UAX GAU AGX UAG GAA GX- 3'. Khi nó dịch mã thành chuỗi polipeptit thì chiều dài của chuỗi là (tính bằng axit amin):
Ở một loài thực vật, B quy định quả đỏ; b quy định quả vàng. Phép lai ♀Bb x ♂Bbb, nếu hạt phấn (n+1) không có khả năng thụ tinh thì tỷ lệ phân ly kiểu hình ở F1 là:
Yếu tố quan trọng nhất chi phối đến cơ chế tự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể là:
Ứng dụng sự thích nghi của cây trồng đối với nhân tố ánh sáng, người ta đã trồng xen các loài cây theo trình tự:
Ở một loài thực vật, chiều cao cây do 5 cặp gen không alen tác động cộng gộp. Sự có mặt mỗi alen trội làm chiều cao tăng thêm 5cm. Lai cây cao nhất có chiều cao 210cm với cây thấp nhất được F1 có chiều cao trung bình, sau đó cho F1 giao phấn. Chiều cao trung bình và tỉ lệ nhóm cây có chiều cao trung bình ở F2:
Tại thành phố A, nhiệt độ trung bình 30 oC, một lòai bọ cánh cứng có chu kì sống là 10 ngày đêm. Còn ở thành phố B, nhiệt độ trung bình 18 oC thì chu kì sống của loài này là 30 ngày đêm. Số thế hệ trung bình trong năm 2010 của lòai trên tại thành phố A và thành phố B lần lượt là:
Nguyên nhân trước tiên làm cho cây không ưa mặn mất khả năng sinh trưởng trên đất có độ mặn cao là: