Tổng hợp đề thi thử THPTQG môn Sinh Học có đáp án (Đề số 28)
-
1538 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 3:
Nguyên nhân trước tiên làm cho cây không ưa mặn mất khả năng sinh trưởng trên đất có độ mặn cao là:
Đáp án C
Câu 5:
Động vật đơn bào hay đa bào có tổ chức thấp (ruột khoang, giun tròn, giun dẹp) có hình thức hô hấp như thế nào?
Đáp án D
Câu 11:
Ở ruồi giấm, gen A quy định tính trạng mắt đỏ, gen a đột biến quy định tính trạng mắt trắng. Khi 2 gen nói trên tự tái bản 4 lần thì số nuclêôtit trong các gen mắt đỏ ít hơn các gen mắt trắng 32 nuclêôtit tự do và gen mắt trắng tăng lên 3 liên kết hidro. Kiểu biến đổi có thể xảy ra trong gen đột biến là:
Đáp án B
- 1 gen tái bản 4 lần → Tạo ra 24 = 16 gen.
- số nucleotit trong 16 gen mắt đỏ ít hơn 16 gen mắt trắng là 32 nucleotit tự do → 1 gen mắt đỏ ít hơn 1 gen mắt trắng 32:16 = 2 nu tự do → gen mắt đỏ →ít hơn gen mắt trắng 1 cặp nu.
- gen mắt trắng hơn gen mắt đỏ 1 cặp nu, tương ứng với 3 liên kết hidro tăng lên → gen mắt trắng hơn gen mắt đỏ 1 cặp G – X.
Vậy đây là đột biến thêm 1 cặp G – X.
Câu 12:
Ở ruồi giấm, khi lai 2 cơ thể dị hợp về thân xám, cánh dài, thu được kiểu hình lặn thân đen, cánh cụt ở đời lai chiếm tỉ lệ 9%, (biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng). Tần số hoán vị gen là:
Đáp án D
- Quy ước:
A: xám, a: đen;
B: dài, b: cụt
- → kiểu hình thân đen, cánh cụt có kiểu gen ab/ab = 9%; đây là kết quả tổ hợp giao tử ab của bố và giao tử ab của mẹ.
- Do ruồi giấm chỉ xảy ra hoán vị gen ở giới cái → con đực liên kết hoàn toàn cho giao tử ab = 0,5 → 9% ab/ab = 0,5ab (đực) * x ab (cái)
→ x = 9% : 0,5 = 0,18 (<0,25) → đây là giao tử hoán vị
- Tần số hoán vị f = 2*0,18 = 0,36 = 36%
Vậy Chọn D.
Lưu ý: Ở ruồi giấm chỉ một bên cá thể cái hoán vị
Nếu giao phối giữa hai cá thể dị hợp tử hai cặp gen thì tỷ lệ kiểu hình tính theo công thức:
aabb =ab x ab
A-bb= aaB- = 0,25 – aabb
A- B- = 0,5 + aabb
Câu 13:
Nghiên cứu 1 quần thể chim cánh cụt gồm 2000 cá thể người ta nhận thấy tỉ lệ sinh sản, tử vong hàng năm khoảng 4,5% và 1,25% so với tổng số cá thể của quần thể. Kích thước của quần thể là bao nhiêu sau thời gian 2 năm:
Đáp án D
- Kích thước của quần thể được tính bằng công thức
N = B-D+ I - E trong đó B: tỉ lệ sinh sản; D: tỉ lệ tử vong, I: tỉ lệ nhập cư; E: tỉ lệ xuất cư. Đối với dữ kiện của bài toán coi như không có tác động của yếu tố xuất cư và nhập cư.
- Sau mỗi năm kích thước quần thể tăng lên B – D = 4,5-1,25 = 3.25% → kích thước quần thể sau năm thứ nhất là: 2000+2000*3,25% = 2065 cá thể.
- Kích thước quần sau thời gian 2 năm là: 2065+ 2065*3,25% = 2.132 cá thể.
Câu 14:
Trong bảng mã di truyền của mARN có: mã kết thúc: UAA, UAG, UGA; mã mở đầu: AUG. U được chèn vào giữa vị trí 9 và 10 (tính theo hướng từ đầu 5'- 3') của mARN dưới đây: 5'- GXU AUG XGX UAX GAU AGX UAG GAA GX- 3'. Khi nó dịch mã thành chuỗi polipeptit thì chiều dài của chuỗi là (tính bằng axit amin):
Đáp án B
mARN sau khi U chèn vào có trình tự
5'- GXU AUG XGX UUA XGA UAG XUA GGA AGX- 3'
- Do quá trình dịch mã bắt đầu từ mã mở đầu AUG và kết thúc khi gặp 1 trong 3 bộ ba kết thúc UAA hoặc UAG hoặc UGA → chỉ tạo được 4 axit amin.
- Vậy chọn phương án B
Chú ý:
- Mã kết thúc chỉ quy định tín hiệu kết thúc dịch mã, không mã hóa axit min.
Câu 15:
Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, các nhóm linh trưởng phát sinh ở:
Đáp án B
- Vào Kỉ Đệ Tam thuộc Đại Tân Sinh phát sinh các nhóm linh trưởng.
- Vào kỉ Đệ Tứ xuất hiện loài người
- Kỉ Phấn Trắng xuất hiện thực vật có hoa
- Kỉ Jura: Cây hạt trần và bò sát cổ ngự trị.
Câu 16:
Trong chọn giống vật nuôi, người ta thường không tiến hành:
Đáp án A
Chọn A vì phương pháp gây đột biến nhân tạo thường sử dụng trên đối tượng vi sinh vật vì tốc độ sinh sản nhanh, dễ dàng phân lập chủng đột biến.
- Động vật có tốc độ sinh sản chậm, mặt khác có hệ thần kinh phát triển → gây đột biến nhân tạo thường gây ra hậu quả không tốt → ít được áp dụng trong chọn giống trên đối tượng động vật.
Câu 17:
F1 có kiểu gen (AB//ab)(DE//de), các gen tác động riêng rẽ, trội hoàn toàn, xảy ra trao đổi chéo ở hai giới. Cho F1 x F1. Số kiểu gen dị hợp ở F2 là:
Đáp án A
- Số kiểu gen dị hợp ở F2 có thể là dị hợp về 1 cặp gen, dị hợp 2 cặp gen, dị hợp 3 cặp gen hoặc dị hợp về cả 4 cặp gen
- Sử dụng biến cố đối ta có số kiểu gen dị hợp ở F2 = tổng số kiểu gen ở F2 – số kiểu gen đồng hợp về cả 4 cặp gen
- Do mỗi gen đều có 2 alen nên tổng số kiểu gen ở F2 là
[2*2 . (2.2+1)]/2 * [2*2 . (2.2+1)]/2 = 10*10 = 100 kiểu gen
- Xét cặp gen AB/ab có 4 kiểu gen đồng hợp là AB/AB, Ab/Ab, aB/aB, ab/ab; tương tự cho cặp gen DE/de → số kiểu gen đồng hợp về cả 4 cặp gen là 4*4 = 16 kiểu
Số kiểu gen dị hợp ở.F2 là: 100-16 = 84.
Câu 18:
Ở một loài thực vật, chiều cao cây do 5 cặp gen không alen tác động cộng gộp. Sự có mặt mỗi alen trội làm chiều cao tăng thêm 5cm. Lai cây cao nhất có chiều cao 210cm với cây thấp nhất được F1 có chiều cao trung bình, sau đó cho F1 giao phấn. Chiều cao trung bình và tỉ lệ nhóm cây có chiều cao trung bình ở F2:
Đáp án C
- Cây cao nhất có kiểu gen AABBDDEEFF gồm 10 alen trội tương ứng với 210 cm → cây thấp nhất với kiểu gen aabbddeeff có chiều cao 210 – 5cm*10alen trội = 160cm; cây có chiều cao trung bình chứa 5 alen trội và có chiều cao: 210-5*5 = 185 cm
- P : AABBDDEEFF * aabbddeeff → F1 : AaBbDdEeFf
- F1 * F1 : AaBbDdEeFf * AaBbDdEeFf
Tỉ lệ F2 có chiều cao trung bình là : C510 * (1/2)10 = 252/1024 = 63/256
(giải thích : vì mỗi cặp gen dị hợp Aa.. cho giao tử 1 trội, 1 lặn với tỉ lệ bằng nhau = 1/2).
Câu 19:
Theo quan điểm tiến hoá hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?
Đáp án B
- A đúng vì alen trội được biểu hiện ngay ra kiểu hình dù ở trạng thái dị hợp → chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội có thể nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể.
- C đúng vì chọn lọc tự nhiên không có khả năng tạo ra alen mới mà chỉ có tác dụng giữ lại kiểu hình thích nghi, đào thải kiểu hình kém thích nghi từ đó giữ lại hoặc đào thải kiểu gen và alen tương ứng.
- D đúng vì alen lặn khi tồn tại trong kiểu gen dị hợp tử sẽ không được biểu hiện ra kiểu hình → vẫn được chọn lọc tự nhiên giữ lại
- B sai vì chọn lọc tự nhiên không tạo ra alen mới mà chỉ giữ lại hoặc loại bỏ những alen đã có sẵn trong quần thể.
Câu 20:
Quá trình hình thành một quần xã ổn định từ một hòn đảo mới được hình thành giữa biển, được gọi là
Đáp án C
- Diễn thế nguyên sinh là diễn thế xảy ra ở một môi trường trống trơn, chưa có sinh vật sống trước đó. Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường trước đó đã có 1 quần xã tồn tại.
- Hòn đảo mới được hình thành giữa biển → Chưa có sinh vật sống trước đó → Là diễn thế nguyên sinh.
Câu 21:
Một đoạn phân tử ADN có số lượng nucleotit loại A=20% và có X=621 nucleotit. Đoạn ADN này có chiều dài tính ra đơn vị μm là:
Đáp án D
- Tổng số nucleotit của đoạn phân tử ADN này là 2A+2X mà ta có A+X = 50% tổng số nucleotit. Do A = 20% → X = 50-20 = 30% = 621 → A = (621.20)/30 = 414 nucleotit
è Tổng số nucleotit của đoạn phân tử ADN này là 2.414 + 2.621 = 2070 nucleotit
- Chiều dài đoạn phân tử ADN là:
L = N/2 × 3,4 = 3519A0
Mà 1A0 = 10-4 μm → L = 0,3519 μm
Câu 22:
Đơn vị bị biến đổi trong gen đột biến là:
Đáp án C
- Đột biến gen (đột biến điểm) là những biến đổi liên quan đến cấu trúc của 1 cặp nucleotit có thể có các dạng:
+ Thêm, mất 1 cặp nucleotit
+ Thay thế 1 cặp nucleotit này bằng 1 cặp nucleotit khác
Đơn vị bị biến đổi trong gen đột biến là một cặp nucleotit.
Chọn C
- A sai vì axit amin là đơn vị cấu trúc nên protetin không phải gen.
- B sai vì đột biến điểm không liên quan đến 1 số nucleotit.
- D sai vì nucleoxom là đơn vị cấu trúc nên nhiễm sắc thể gồm khoảng 146 cặp nucleotit quấn 1 ¾ vòng quanh 8 phân tử protein histon.
Câu 23:
Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với màu xanh của lá, nhờ đó mà khó bị chim ăn sâu phát hiện và tiêu diệt. Theo sinh học hiện đại, đặc điểm thích nghi này được hình thành do:
Đáp án A
- Theo sinh học hiện đại, đặc điểm thích nghi được hình thành là do kết hợp của đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên tác động lên quần thể.
- Đột biến cung cấp nguồn nguyên liêu sơ cấp, thông qua giao phối đột biến đi vào các kiểu gen khác nhau, được biểu hiện ra kiểu hình. CLTN giữ lại những kiểu hình thích nghi từ đó giữ lại alen thích nghi → qua các thế hệ alen thích nghi trở nên phổ biến trong quần thể.
- B sai vì Sâu tự biến đổi màu để thích nghi với môi trường là giải thích theo học thuyết Lac mac, sinh vật có khuynh hướng vươn lên tự hoàn thiện, thay đổi tập quán hoạt động để thích nghi → hiện nay sinh học hiện đại đã bác bỏ điều này. Sinh vật có khả năng thường biến tuy nhiên thường biến không di truyền được và không là nguồn nguyên liệu cho tiến hóa.
- C sai vì CLTN tích lũy kiểu gen quy định kiểu hình màu xanh lục→ làm tăng tần số của alen xanh lục qua các thế hệ.
- D sai vì Biến dị xanh lục phát sinh ngẫu nhiên trong quần thể, không phụ thuộc vào màu sắc của thức ăn.
Câu 24:
Yếu tố quan trọng nhất chi phối đến cơ chế tự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể là:
Đáp án B
Quần thể tự điều chỉnh số lượng cá thể thông qua điều chỉnh 4 yếu tố : mức sinh sản, mức tử vong, mức nhập cư và mức xuất cư.
Các yếu tố này chịu sự chi phối của điều kiện môi trường mà trong đó quan trọng nhất là nguồn thức ăn. Nếu nguồn thức ăn dồi dào → ít cạnh tranh → sinh sản tăng, tử vong giảm → quần thể tăng trưởng nhanh và ngược lại nguồn thức ăn thiếu hụt → cạnh tranh gay gắt → sinh sản giảm, tử vong tăng → số lượng cá thể của quần thể giảm.
Câu 25:
Ứng dụng sự thích nghi của cây trồng đối với nhân tố ánh sáng, người ta đã trồng xen các loài cây theo trình tự:
Đáp án B
- C, D sai vì ứng dụng sự thích nghi của cây trồng đối với nhân tố ánh sáng, không phải nhân tố độ ẩm hay nhiệt độ,
- A sai vì cây ưa bóng cần điều kiện ánh sáng yếu, sống dưới tán cây khác → phải trồng sau.
Chọn B vì cây ưa sáng thích nghi với điều kiện ánh sáng trực xạ, cường độ cao → Trồng trước rồi mới đến cây ưa bóng.
Câu 26:
Cho cặp P thuần chủng về các gen tương phản giao phấn với nhau. Tiếp tục tự thụ phấn các cây F1 với nhau, thu được F2 có 125 cây mang kiểu gen aabbdd. Về lí thuyết, số cây mang kiểu gen AaBbDd ở F2 là:
Đáp án C
- P thuần chủng về các gen tương phản giao phấn với nhau → F1 dị hợp tử về các cặp gen đang xét, dựa vào F2 aabbdd → F1 dị hợp tử 3 cặp gen.
- Vậy ta có F1×F1 : AaBbDd × AaBbDd
- Xét riêng từng cặp gen ta có tỉ lệ F2 có kiểu gen AaBbDd là : 1/2 ×1/2 × 1/2 = 1/8, tỉ lệ F2 có kiểu gen aabbdd là : 1/4 × 1/4 × 1/4 = 1/64 → tỉ lệ cây F2 AaBbDd gấp 8 lần tỉ lệ F2 có kiểu gen aabbdd.
Vậy số cây F2 có kiểu gen AaBbDd là 8× 125 = 1000 cây.
Câu 27:
Các cá thể trong quần thể có quan hệ sinh thái nào sau đây?
1. Quan hệ hỗ trợ
2. Quan hệ cạnh tranh khác lòai
3. Quan hệ hỗ trợ hợp tác
4. Quan hệ cạnh tranh cùng lòai
5. Quan hệ vật ăn thịt - con mồi.
Phương án đúng:
Đáp án C
- Các cá thể trong quần thể thuộc cùng 1 loài → chỉ có các mối quan hệ hỗ trợ cùng loài hoặc cạnh tranh cùng loài.
- Các ý 2,3,5 là các mối quan hệ giữa các cá thể thuộc các loài khác nhau trong quần xã.
Câu 28:
Ở một loài thực vật, B quy định quả đỏ; b quy định quả vàng. Phép lai ♀Bb x ♂Bbb, nếu hạt phấn (n+1) không có khả năng thụ tinh thì tỷ lệ phân ly kiểu hình ở F1 là:
Đáp án D
- Hạt phấn n+1 không có khả năng thụ tinh, chỉ có hạt phấn n có khả năng thụ tinh
- → ♂Bbb cho giao tử hữu thụ có tỉ lệ: 1/3 B, 2/3b
- ♀Bb cho giao tử có tỉ lệ 1/2B, 1/2b
F1 quả vàng bb = 2/3 * 1/2 = 2/6 = 1/3
F1 quả đỏ = 1 – 1/3 = 2/3
Vậy tỉ lệ phân ly kiểu hình ở F1 là 2 đỏ : 1 vàng.
Câu 29:
Tài nguyên nào không phải là tài nguyên năng lượng vĩnh cửu?
Đáp án D
- A, B, C là các tài nguyên năng lượng vĩnh cửu, có thể phục hồi
- Dầu lửa là nhiên liệu hóa thạch, có giới hạn và sẽ cạn kiệt nếu khai thác quá nhiều.
Câu 30:
Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định và di truyền trội hoàn toàn; tần số hoán vị gen giữa A và B là 20%. Xét phép lai (Ab//aB) XDEXdE x (Ab//ab) XdEY, kiểu hình A-bbddE- ở đời con chiếm tỉ lệ:
Đáp án C
- Xét riêng các cặp gen trên NST thường và các cặp gen trên NST giới tính ta có
+ P. Ab/aB x Ab/ab mà tần số hoán vị gen giữa A và B là 20%
→G. Ab = aB = 0,4;Ab = ab = 0,5
AB= ab = 0,1
Kiểu hình A-bb = 0,4Ab * (0,5Ab+0,5ab) + 0,1ab*0,5Ab = 0,45
+ P. XDEXdE x XdEY → kiểu hình ddE- = 0,5XdE * (0,5XdE + 0,5Y) = 0,5
- Kiểu hình A-bbddE- ở đời con chiếm tỉ lệ: 0,45 * 0,5 = 0,225 = 22,5%
Câu 31:
Phát biểu nào sau đây không đúng về vai trò của quá trình giao phối trong tiến hóa?
Đáp án A
- Giải thích: Giao phối có vai trò tạo ra vô số các biến dị tổ hợp → làm tăng tính đa dạng di truyền, trung hòa tính có hại của đột biến, cung cấp nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa.
- Giao phối không tạo ra alen mới, tạo alen mới trong quần thể là vai trò của nhân tố đột biến.
Câu 32:
Tại thành phố A, nhiệt độ trung bình 30 oC, một lòai bọ cánh cứng có chu kì sống là 10 ngày đêm. Còn ở thành phố B, nhiệt độ trung bình 18 oC thì chu kì sống của loài này là 30 ngày đêm. Số thế hệ trung bình trong năm 2010 của lòai trên tại thành phố A và thành phố B lần lượt là:
Đáp án D
- Ở thành phố A chu kì sống là 10 ngày đêm → trong 1 năm loài bọ cánh cứng trải qua 365/10 = 36,5 chu kì sống, tức là chúng đã hoàn thành 36 chu kì sống và đang ở chu kì thứ 37.
- Ở thành phố B chu kì sống là 30 ngày đêm → trong 1 năm loài bọ cánh cứng trải qua 365/30 = 12.1 chu kì sống → chúng hoàn thành 12 chu kì sống.
Vậy Chọn D
Chú ý về quy tắc làm tròn trong việc tính số chu kì sống hoặc số thế hệ
- Nếu số sau dấu phẩy >= 5 thì tăng thêm 1 vào phần nguyên.
- Nếu số thập phân ngay sau dấu phẩy <= 5 thì chỉ giữ phần nguyên.
Câu 33:
Một loài hoa: gen A: thân cao, a: thân thấp, B: hoa kép, b: hoa đơn, D: hoa đỏ, d: hoa trắng. Trong di truyền không xảy ra hoán vị gen. Xét phép lai P(Aa,Bb,Dd) × (aa,bb,dd) nếu Fa xuất hiện tỉ lệ 1 thân cao, hoa kép, trắng: 1 thân cao, hoa đơn, đỏ: 1 thân thấp, hoa kép, trắng: 1 thân thấp, hoa đơn, đỏ kiểu gen của bố mẹ là:
Đáp án B
- Do Fa xuất hiện 4 loại kiểu hình, mà đây là phép lai phân tích, bên P đồng hợp lặn chỉ cho một loại giao tử → Bên P dị hợp cho 4 loại giao tử
- P dị hợp 3 cặp gen cho 4 loại giao tử → 2 trong 3 cặp gen liên kết với nhau, cặp gen còn lại nằm trên cặp NST khác so với 2 cặp gen liên kết.
- A sai do có xuất hiện kiểu hình cao, trắng ở Fa
- C sai do có xuất hiện kiểu hình kép, trắng ở Fa
- D sai do có xuất hiện kiểu hình cao, đỏ ở Fa.
Câu 34:
Trong quần thể người có một số thể đột biến sau:
1 - Ung thư máu;
2 - Hồng cầu hình liềm;
3 - Bạch tạng;
4 - Hội chứng Claiphentơ;
5 - Dính ngón tay số 2 và 3;
6 - Máu khó đông;
7 - Hội chứng Tơcnơ;
8 - Hội chứng Đao;
9 - Mù màu.
Những thể đột biến nào là đột biến nhiễm sắc thể?
Đáp án A
- Ung thư máu là bệnh do đột biến mất đoạn ở cặp NST số 21.
- Hồng cầu hình liềm là bệnh do đột biến gen
- Bạch tạng là bệnh do đột biến gen lặn
- Hội chứng Claiphento là bệnh ở nam giới có bộ NST XXY
- Dính ngón tay số 2,3 là bệnh do đột biến gen trên NST Y
- Máu khó đông là bệnh do gen lặn/X
- Hội chứng Tơc nơ là bệnh do đột biến số lượng NST ở nữ XO
- Hội chứng Đao do đột biến thể 3 ở cặp NST số 21
- Mù màu là do đột biến gen lặn trên NST X
Như vậy các bệnh số 1,4,7,8 là do đột biến NST.
Câu 35:
Một loài có n=14, tại những tế bào ở dạng thể một kép có số lượng nhiễm sắc thể là:
Đáp án D
- Thể một kép có bộ NST là 2n -1 -1 nghĩa là ở 2 cặp NST nào đó thay vì có 2 chiếc như bình thường thì chỉ có 1 chiếc.
- n=14 → 2n-1-1 = 26
Câu 36:
Giả sử một quần thể cây đậu Hà lan có tỉ lệ kiểu gen ban đầu là 0,3AA: 0,3Aa: 0,4aa. Khi quần thể này tự thụ phấn liên tiếp qua 3 thế hệ thì ở thế hệ thứ 3, tính theo lí thuyết tỉ lệ các kiểu gen là:
Đáp án D
- Giả sử một quần thể ban đầu có tần số các kiểu gen là xAA: yAa: zaa. Quần thể này tự thụ phấn liên tiếp qua n thế hệ, ta có công thức tính tần số KG của quần thể ở thế hệ thứ n là
Aa = y. 1/2n
AA = x + y . (1 – 1/2n)/2
Aa = z + y . (1 – 1/2n)/2
- Áp dụng công thức trên ta có sau 3 thế hệ tự thụ phấn liên tiếp, tần số các kiểu gen là
Aa = 0,3 . 1/23 = 0,0375
AA = 0,3 + 0,3 . [(1-1/23)/2] = 0,43125
Aa = 1 – AA – Aa = 0,53125
Câu 37:
Trong quá trình tiến hóa nhỏ, sự cách li có vai trò:
Đáp án B
- D sai do: Tiến hóa nhỏ là quá trình tiến hóa xảy ra giữa các nhóm quần thể cùng loài để từ đó hình thành loài mới.
- A sai do sự thay đổi tần số alen giữa các quần thể là do tác động của các nhân tố tiến hóa như: đột biến, chọn lọc tự nhiên, di nhập gen... không phải do cách li.
- C sai do giao phối ngẫu nhiên sẽ xóa nhòa những khác biệt về vốn gen giữa 2 quần thể đã phân li.
- B đúng do cách li ngăn cản giao phối giữa 2 quần thể → góp phần thúc đẩy sự phân hóa kiểu gen của quần thể gốc.
Câu 38:
Trình tự các gen trong 1 opêron Lac như sau:
Đáp án C
+ A, B sai do gen điều hòa R không được xếp vào cấu trúc Operon.
+ Trình tự các gen trong Operon bắt đầu bằng vùng khởi động (P) – là nơi ARN-polymeraza bám vào và khởi đầu phiên mã, tiếp theo là vùng vận hành O – nơi protein ức chế có thể gắn vào, cuối cùng là các gen cấu trúc Z-Y-A
Câu 39:
Nhân tố tiến hoá làm thay đổi tần số alen không theo hướng xác định là:
Đáp án A
- Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen theo hướng làm tăng tần số alen quy định kiểu hình có lợi, giảm tần số alen quy định kiểu hình bất lợi → B, C sai
- Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen, chỉ làm tăng tần số kiểu gen đồng hợp, giảm tần số kiểu gen dị hợp → D sai
- A đúng vì đột biến, di nhập gen, các yếu tố ngẫu nhiên là các nhân tố tiến hóa làm thay đổi tần số alen không theo hướng xác định.
Câu 40:
Đột biến mất đoạn khác với chuyển đoạn không tương hỗ ở chỗ:
Đáp án C
- A, B sai do cả đột biến mất đoạn và chuyển đoạn không tương hỗ đều làm NST bị thiếu gen, ngắn bớt đi vài gen và đa số có hại cho cơ thể.
- D sai do đoạn bị đứt thường chứa một số gen, khong phải một số cặp nucleotit
- C đúng do đột biến mất đoạn là dạng đột biến trong đó làm mất đi một đoạn nào đó của NST, chuyển đoạn không tương hỗ là một số gen trên NST này được chuyển sang NST khác làm thay đổi nhóm gen liên kết.