IMG-LOGO

Danh sách câu hỏi

Có 1996 câu hỏi trên 40 trang

Đọc câu chuyện

CÂU CHUYỆN CHIẾC ĐỒNG HỒ BỊ MẤT TÍCH

Một người nông dân bị mất chiếc đồng hồ. Đây không chỉ là một chiếc đồng hồ để xem giờ bình thường mà nó là món quà mà người vợ quá cố đã dành tặng ông, nên có ảnh hưởng rất nhiều với ông về giá trị tình cảm. Ông nhớ ra mình chỉ đi loanh quanh kho thóc. Ông đã tìm kiếm rất lâu nhưng vẫn không thấy.

Sau một thời gian dài ông đi tìm nhưng không thấy, người nông dân đã nhờ đến sự trợ giúp của những cậu bé, cô bé đang chơi ở bên ngoài. Ông hứa với bọn chúng sẽ thưởng cho ai tìm được chiếc đồng hồ.

Bọn trẻ nhanh chóng chạy tìm đồng hồ xung quanh kho thóc, có đứa tìm cả bên ngoài nhưng vẫn không thể nào tìm thấy được. Ông thất vọng từ bỏ và đề nghị không tìm kiếm nữa. Đúng lúc đó, có một bé trai chay đến và xin ông thêm cơ hội để tìm lần nữa. Người nông dân nhìn đứa trẻ khá chân thành nên ông đã đồng ý. Một lúc sau, cậu bé chạy ra và cầm trên tay chiếc đồng hồ mất tích của ông.

Người nông dân rất vui mừng và hạnh phúc. Ông băn khoăn không hiểu vì sao cậu bé lại không từ bỏ và đã tìm thấy chiếc đồng hồ, khi những đứa trẻ khác đã từ bỏ vì tìm mãi không thấy. Cậu bé trả lời: “Cháu đã không làm gì cả, chỉ ngồi im để bắt đầu lắng nghe. Trong thời gian im lặng đó, cháu đã nghe thấy tiếng kim giờ, kim phút, kim giây chạy. Từ đó, cháu lần theo tiếng đồng hồ và đã tìm ra nó.” Câu trả lời của cậu bé đã khiến người nông dân nhận ra được nhiều điều.

a) Vì sao câu bé trong câu chuyện đã không từ bỏ và tìm thấy chiếc đồng hồ, khi những đứa trẻ khác đã từ bỏ khi tìm mãi không thấy?

Đọc câu chuyện

CHÚ NGÃ CÓ ĐAU KHÔNG?

Vào đầu năm 1954, tiết trời đã sang xuân, nhưng ở Việt Bắc vẫn còn rét. Gió bấc thổi mạnh, mưa phùn lâm râm gây nên cái lạnh buốt, Bác Hồ vẫn làm việc rất khuya. Bác khoác chiếc áo bông đã cũ, miệng ngậm điếu thuốc lá thỉnh thoảng lại hồng lên, tiếng máy chữ lách tách, lách tách đều đều,...

Tròi lạnh, nhưng được đứng gác bên Bác Hồ, tôi thấy lòng mình như được sưởi ấm lên. Tôi nhẹ bước chân đi vòng quanh lán. Một lần vừa đi, vừa nghĩ, tôi bị thụt chân xuống một cái hố tránh máy bay. Tôi đang tìm cách để lên khỏi hố, chợt nghe có tiếng bước chân đi về phía mình. Có tiếng hỏi:

- Chú nào ngã đấy?

Chưa kịp nhận ra ai thì tôi đã thấy hai tay Bác Hồ luồn vào hai nách, chòm riu của Bác chạm vào má tôi. Tôi cố trấn tĩnh lại để nói một lời thì giật mình khi thấy Bác không khoác áo bông, Bác đi tất, một chân có guốc, một chân không, nước mắt tôi trào ra. Vừa kéo, Bác vừa hỏi:

- Chú ngã có đau không?

Bác sờ khắp người tôi, nắn chân, nắn tay tôi. Rồi Bác nói:

- Chú ngã thế đau lắm. Chú cứ ngồi xuống đây bóp chân cho đỡ đau. Ngồi xuống! Ngồi xuống!

Tôi bàng hoàng cả người, không tin ở tai mình nữa. Có thật là Bác nói như vậy không! Bác ơi! Bác thương chúng cháu quá!

Tôi trả lời Bác Hồ:

- Thưa Bác, cháu không việc gì ạ! Rồi tôi cố gắng bước đi để Bác yên lòng.

Bác cười hiền hậu và căn dặn: “Bất cứ làm việc gì chú cũng phải cẩn thận!”. Rồi Bác quay vào.

Tôi đứng nhìn theo Bác cho đến lúc lại nghe tiếng máy chữ của Bác Hồ kêu lên lách tách, đều đều trên nhà sàn giữa đêm Việt Bắc.

a) Lời nói và việc làm của Bác Hồ thể hiện Bác là người như thế nào?

Đọc câu chuyện

TRUYỀN THỐNG HIẾU HỌC CỦA DÒNG HỌ PHẠM VĂN

Ở QUẢNG TÂN, ĐẦM HÀ, QUẢNG NINH

Dòng họ Phạm Văn ở thôn Tân Hoà, xã Quảng Tân, huyện Đầm Hà, tỉnh Quang Ninh là một điển hình tiêu biểu trong xây dựng dòng họ học tập, gia đình học tập của địa phương.

Dòng họ Phạm Văn có gốc tại thôn Thượng Đồng, xã An Hoà, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng, là một dòng họ có truyền thống hiếu học từ bao đời nay. Để tiếp nối truyền thống hiếu học quý báu của cha ông, năm 2009 Chi hội Khuyến học dòng họ Phạm Văn được thành lập với mục đích khuyến khích, chăm lo phát triển công tác học tâp của các thành viên trong gia đình, dòng họ. Ban Khuyến học của dòng họ, thường xuyên họp bàn đẩy mạnh công tác tuyên truyền về truyền thống hiếu học của các bậc cha ông để khích lệ con cháu.

Để xây dựng quỹ cho phong trào khuyến học, khuyến tài của dòng họ Phạm Văn, mỗi năm các hộ gia đình đóng 100.000đ. Bên cạnh đó, là các nguồn quỹ vận động ủng hộ từ các thành viên trong gia đình có điều kiện kinh tế tham gia đóng góp. Chính vì sự quan tâm, khích lệ kịp thời từ dòng họ cho nên trong những năm qua con cháu trong dòng họ Phạm Văn chưa có ai thất học, bỏ học. Mỗi năm có 1-2 cháu thi đỗ vào các trường cao đẳng, đại học,... 100% các hộ gia đình trong dòng họ đều đạt danh hiệu Gia đình văn hoá. Đặc biệt trong năm vừa qua, dòng họ có cháu Phạm Văn Cường đỗ hai trường đại học và cháu Phạm Thị Trang đoạt Huy chương Vàng của tỉnh ở nội dung võ thuật hạng cân 52kg, là niềm vinh dự lớn lao đối với dòng họ Phạm Văn.

Nhờ việc quan tâm đến việc học tập của các con cháu trong dòng họ, trình độ dân trí của dòng họ Phạm Văn được nâng cao. Hầu hết các gia đình đều có đời sống kinh tế ổn định và tích cực tham gia các phong trào của địa phương.

Những kết quả trong phong trào khuyến học, khuyến tài ở dòng họ Phạm Văn là gương sáng điển hình về dòng họ hiếu học ở huyện Đầm Hà. Đồng thời là động lực thúc đẩy phong trào khuyến học, khuyến tài của địa phương góp phần nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài cho quê hương, đất nước.

Câu hỏi:

a) Truyền thống hiếu học của dòng họ Pham Vǎn ở Ðầm Hà, Quảng Ninh được thể hiện như thế nào qua câu chuyện trên?