Bài 2: Yêu thương con người
-
1312 lượt thi
-
14 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Quan sát các hình ảnh dưới đây và cho biết, lòng yêu thương con người được thể hiện như thế nào trong mỗi hình ảnh?
- Ảnh 1: Sơ tán người dân khỏi vùng bị ngập lụt do bão, lũ.
- Ảnh 2: chú cảnh sát giao thông dẫn bà cụ qua đường
- Ảnh 3: Gửi hàng cứu trợ để giúp đỡ đồng bào khắc phục hậu quả do bão, lũ để lại.
- Ảnh 4: Hiến máu cứu người
- Ảnh 5: Giúp đỡ người bị tai nạn giao thông
- Ảnh 6: Giúp đỡ người khuyết tật
Câu 2:
Hãy nêu 5 biểu hiện yêu thương con người và 5 biểu hiện trái với yêu thương con người.
Biểu hiện yêu thương con người |
Biểu hiện trái với yêu thương con người |
1. 2. 3. 4. 5. |
1. 2. 3. 4. 5. |
Biểu hiện yêu thương con người |
Biểu hiện trái với yêu thương con người |
1. Dắt người già sang đường 2. Hỏi han, chia sẻ, động viên khi bạn có chuyện buồn. 3. Cảm thông và giúp đỡ người khuyết tật. 4. Tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện do nhà trường và địa phương tổ chức. 5. Hiến máu cứu người |
1. Từ chối giúp đỡ người bị tai nạn giao thông 2. Thờ ơ, vô cảm khi thấy người khác gặp khó khăn, họa nạn. 3. Chế giếu, trêu ghẹo người khuyết tật. 4. Né tránh, không tham gia các hoạt động thiện nguyện do nhà trường và địa phương tổ chức. 5. Đố kị khi thấy người khác đạt được thành tích cao hơn mình. |
Câu 3:
Lòng yêu thương con người có ý nghĩa như thế nào đối với cá nhân và xã hội?
- Đối với cá nhân:
- Đối với xã hội:
- Đối với cá nhân: tình yêu thương con người giúp mỗi cá nhân biết sống đẹp hơn, sẵn sàng làm những điều tốt đẹp nhất vì người khác.
- Đối với xã hội: tình yêu thương con người làm cho xã hội lành mạnh, trong sáng và ngày càng tốt đẹp hơn.
Câu 4:
Những hành vi, việc làm nào dưới đây thể hiện lòng yêu thương con người hoặc không thể hiện lòng yêu thương con người?
Hành vi, việc làm |
Yêu thương con người |
Không yêu thương con người |
A. Tham gia các hoạt động từ thiện do nhà trường và địa phương tổ chức. |
|
|
B. Dắt người già, em nhỏ sang đường. |
|
|
C. Chế giễu người tàn tật. |
|
|
D. Hỏi han, chia sẻ, động viên khi bạn có chuyện buồn. |
|
|
E.Không vui khi bạn học giỏi hơn mình. |
|
|
G. Thông cảm với người gặp hoàn cảnh khó khăn. |
|
|
H. Thờ ơ khi người khác gặp khó khăn, buồn chán. |
|
|
Hành vi, việc làm |
Yêu thương con người |
Không yêu thương con người |
A. Tham gia các hoạt động từ thiện do nhà trường và địa phương tổ chức. |
x |
|
B. Dắt người già, em nhỏ sang đường. |
x |
|
C. Chế giễu người tàn tật. |
|
x |
D. Hỏi han, chia sẻ, động viên khi bạn có chuyện buồn. |
x |
|
E.Không vui khi bạn học giỏi hơn mình. |
|
x |
G. Thông cảm với người gặp hoàn cảnh khó khăn. |
x |
|
H. Thờ ơ khi người khác gặp khó khăn, buồn chán. |
|
x |
Câu 5:
Hãy kể về những việc làm thể hiện lòng yêu thương con người trong gia đình, ở trường, lớp và ở ngoài xã hội.
- Ở trong gia đình:
- Ở trường, lớp:
- Ở ngoài xã hội:
- Ở trong gia đình:
+ Thường xuyên hỏi han, quan tâm, chăm sóc tới sức khỏe của ông bà, cha mẹ
+ Giúp đỡ cha mẹ làm các công việc nhà (dọn dẹp, nấu cơm,…)
+ Yêu thương, giúp đỡ anh/ chị/ em.
- Ở trường, lớp:
+ Hỏi han, chia sẻ, động viên khi bạn có chuyện buồn.
+ Đoàn kết, giúp đỡ bạn bè để cùng nhau tiến bộ trong học tập
+ Xây dựng tình bạn trong sáng, yêu thương, tin tưởng lẫn nhau.
- Ở ngoài xã hội:
+ Cảm thông với người gặp hoàn cảnh khó khăn và sẵn sàng giúp đỡ họ về cả vật chất và tinh thần (trong khả năng của mình).
+ Tích cực tham gia các hoạt động từ thiện do nhà trường và địa phương tổ chức.
Câu 6:
Trong các câu ca dao, tục ngữ sau, câu nào nói về lòng yêu thương con người?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Một miếng khi đói bằng một gói khi no.
B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
C. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
D. Thương người như thể thương thân.
E. Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết.
G. Chết vinh còn hơn sống nhục.
H. Nhường cơm sẻ áo.
I. Chị ngã em nâng.
K. Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng.
L. Thấy ai đói rách thì thương/ Rách thường cho mặc, đói thường cho ăn.
Câu 7:
Có ý kiến cho rằng “Lòng yêu thương con người làm cho xã hội tốt đẹp hơn". Em đồng ý với ý kiến này không? Vì sao?
- Em đồng ý với ý kiến: “Lòng yêu thương con người làm cho xã hội tốt đẹp hơn". Vì:
+ Tình yêu thương làm cho con người trở nên rộng lượng, cao thượng hơn, bỏ qua được cái tôi cá nhân hướng đến cái ta chung nhiều hơn.
+ Trong cuộc sống bộn bề, gấp gáp, mọi người đều phải chịu những áp lực riêng, vì thế mà tình yêu thương con người có vai trò và ý nghĩa rất lớn. Khi chúng ta có lòng yêu thương thì: mọi người sẽ gần gũi, thân thiết với nhau hơn; nhân loại sẽ tràn đầy tình yêu thương và sự hạnh phúc.
+ Sống có tình yêu thương người khác không chỉ giúp bản thân tốt lên, người nhận được tình yêu thương tốt hơn mà còn giúp cho xã hội thêm ấm áp tình người hơn.
+ Sống có tình yêu thương giúp cho xã hội, đất nước phát triển bền đẹp, văn minh hơn, đó là nền tảng vững chắc để tinh thần đoàn kết được thăng hoa.
Câu 8:
Đọc mẩu chuyện
Vào một buổi sáng mùa xuân, có một vụ va chạm giữa ô tô tải và xe máy ở ngoại ô thành phố Hà Nội, làm cho cô gái bị thương nặng ở chân. Cô gái bị tai nạn là sinh viên của một trường đại học. Trong lúc đang chờ xe cứu thương và một số người xung quanh đang đứng nhìn, rất tình cờ, một nam thanh niên đang đi xe máy trên đường đã dừng lại, xuống xe và nắm chặt tay cô gái. Hình ảnh này đã được đăng tải lên mạng xã hội Facebook, khiến nhiều người xúc động. Giữa những bộn bề trong cuộc sống, ai cũng hối hả với công việc riêng của mình thì khoảnh khắc dừng xe và đến bên, nắm tay người bị nạn của nam thanh niên này đã khiến nhiều người cảm kích.
Trong suy nghĩ của nhiều người thì lúc đó cô gái này đang sợ hãi lắm. Hành động của nam thanh niên dù rất nhỏ nhưng thực sự đã trấn an được tinh thần cho cô sinh viên rất nhiều, giúp cô tạm quên đi nỗi đau về thể xác.
a) Hành động của người thanh niên trong tình huống trên là biểu hiện gì?
- Yêu cầu a) Hành động của người thanh niên trong tình huống trên là biểu hiện của tình yêu thương con người; sự cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ đối với những người đang gặp khó khăn, họa nạn.
Câu 9:
b) Em học tập được điều gì từ hành động của người thanh niên trong tình huồng trên?
- Yêu cầu b) Từ hành động của người thanh niên trong tình huống trên, em học tập được điều: hãy luôn yêu thương, cảm thông và chia sẻ với người khác.
Câu 10:
H và N chạy đuổi nhau ở cuối sân trường, va vào T làm T ngã khá đau. Khi đó H và N vẫn vô tư đuổi nhau tiếp, coi như không có chuyện gì xảy ra. Chứng kiến cảnh này, Q, V và một số bạn đã đến hỏi han T: “Bạn ngã có đau không, có sao không?”; mấy bạn nữ thì xem chân tay T có bị xây xát không. Các bạn đỡ T ngồi xuống ghế đá nghỉ ngơi.
a) Vì sao các bạn hỏi han T một cách chân thành như vậy?
- Yêu cầu a) Các bạn hỏi han T một cách chân thành như vậy, vì: các bạn rất yêu thương, quan tâm và lo lắng cho T
Câu 11:
b) Em có thể nói gì về biểu hiện của H và N khi T bị ngã?
- Yêu cầu b) Biểu hiện của các bạn H và N khi T bị ngã cho thấy: H và N thiếu trách nhiệm khi bản thân gây ra lỗi lầm; mặt khác H và N cũng chưa có tình yêu thương, sự cảm thông, chia sẻ với các bạn khác.
Câu 12:
Đọc câu chuyện
CHÚ NGÃ CÓ ĐAU KHÔNG?
Vào đầu năm 1954, tiết trời đã sang xuân, nhưng ở Việt Bắc vẫn còn rét. Gió bấc thổi mạnh, mưa phùn lâm râm gây nên cái lạnh buốt, Bác Hồ vẫn làm việc rất khuya. Bác khoác chiếc áo bông đã cũ, miệng ngậm điếu thuốc lá thỉnh thoảng lại hồng lên, tiếng máy chữ lách tách, lách tách đều đều,...
Tròi lạnh, nhưng được đứng gác bên Bác Hồ, tôi thấy lòng mình như được sưởi ấm lên. Tôi nhẹ bước chân đi vòng quanh lán. Một lần vừa đi, vừa nghĩ, tôi bị thụt chân xuống một cái hố tránh máy bay. Tôi đang tìm cách để lên khỏi hố, chợt nghe có tiếng bước chân đi về phía mình. Có tiếng hỏi:
- Chú nào ngã đấy?
Chưa kịp nhận ra ai thì tôi đã thấy hai tay Bác Hồ luồn vào hai nách, chòm riu của Bác chạm vào má tôi. Tôi cố trấn tĩnh lại để nói một lời thì giật mình khi thấy Bác không khoác áo bông, Bác đi tất, một chân có guốc, một chân không, nước mắt tôi trào ra. Vừa kéo, Bác vừa hỏi:
- Chú ngã có đau không?
Bác sờ khắp người tôi, nắn chân, nắn tay tôi. Rồi Bác nói:
- Chú ngã thế đau lắm. Chú cứ ngồi xuống đây bóp chân cho đỡ đau. Ngồi xuống! Ngồi xuống!
Tôi bàng hoàng cả người, không tin ở tai mình nữa. Có thật là Bác nói như vậy không! Bác ơi! Bác thương chúng cháu quá!
Tôi trả lời Bác Hồ:
- Thưa Bác, cháu không việc gì ạ! Rồi tôi cố gắng bước đi để Bác yên lòng.
Bác cười hiền hậu và căn dặn: “Bất cứ làm việc gì chú cũng phải cẩn thận!”. Rồi Bác quay vào.
Tôi đứng nhìn theo Bác cho đến lúc lại nghe tiếng máy chữ của Bác Hồ kêu lên lách tách, đều đều trên nhà sàn giữa đêm Việt Bắc.
a) Lời nói và việc làm của Bác Hồ thể hiện Bác là người như thế nào?
- Yêu cầu a) Lời nói và việc làm của Bác Hồ thể hiện Bác là người có tấm lòng nhân hậu, luôn quan tâm, yêu thương mọi người.
Câu 13:
b) Vì sao Bác Hồ lại có lời nói và việc làm như vậy?
- Yêu cầu b) Xuất phát từ tình yêu thương, sự quan tâm, lo lắng cho sức khỏe của chú cảnh vệ nên Bác Hồ đã có lời nói và việc làm như vậy.
Câu 14:
Tự liên hệ bản thân, em đã có hành vi, việc làm nào thể hiện lòng yêu thương con người?
- Những việc làm, hành vi thể hiện lòng yêu thương con người của em:
+ Thường xuyên gọi điện hỏi thăm sức khỏe của ông bà.
+ Giúp đỡ cha mẹ làm các công việc nhà (dọn dẹp, nấu cơm,…)
+ Yêu thương và hướng dẫn em trai làm bài tập.
+ Hỏi han, chia sẻ, động viên khi bạn có chuyện buồn.
+ Đoàn kết, giúp đỡ bạn bè để cùng nhau tiến bộ trong học tập
+ Cảm thông với người gặp hoàn cảnh khó khăn và sẵn sàng giúp đỡ họ về cả vật chất và tinh thần (trong khả năng của mình).
+ Tích cực tham gia các hoạt động từ thiện do nhà trường và địa phương tổ chức. Ví dụ: quyên góp sách, báo, quần áo ấm cho các bạn học sinh ở vùng cao,…