Bài 4: Tôn trọng sự thật
-
1307 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Biểu hiện nào dưới đây là tôn trọng sự thật?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Biết bạn nói với cô giáo không đúng về bạn khác nhưng vẫn im lặng.
B. Biết và nói với bố mẹ là anh mình về muộn do đi chơi game.
C. Luôn bảo vệ ý kiến của bạn thân trong mọi trường hợp.
D. Phản ánh đúng về hiện tượng lơ là trong học tập của các bạn trong lớp, dù là bạn thân của mình.
E. Luôn nói sai về người khác trong mọi trường hợp.
G. Nói xấu người khác khi không có người ấy.
H. Tôn trọng bạn cùng lớp học giỏi hơn mình.
I. Ủng hộ những việc làm đúng đắn.
K. Bảo vệ người nói đúng sự thật.
Lựa chọn các đáp án: B, D, H, I, K
Câu 2:
Theo em, vì sao phải tôn trọng sự thật?
- Cần phải tôn trọng sự thật, vì:
+ Tôn trọng sự thật giúp chúng ta hiểu rõ về sự việc, hiện tượng, từ đó có cái nhìn đúng để giải quyết tốt mọi công việc.
+ Người tôn trọng sự thật sẽ luôn được mọi người tin tưởng và kính trọng.
Câu 3:
Em hãy quan sát các bức ảnh dưới đây và cho biết sự thật về thành tựu và cảnh đẹp của đất nước trong mỗi hình ảnh này là gì?
- Ảnh 1: đời sống vật chất và tinh thần của người dân Việt Nam ở vùng nông thôn đã có nhiều chuyển biến tích cực, tiến bộ hơn.
- Ảnh 2, ảnh 3 và ảnh 5: Sự phát triển, hiện đại hóa của đất nước Việt Nam trên nhiều phương diện, như: giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng, kinh tế,…
- Ảnh 4: Việt Nam có nhiều thắng cảnh đẹp, là điểm đến hấp dẫn với khách du lịch trong và ngoài nước.
- Ảnh 6: Nền giáo dục của Việt Nam đang có nhiều bước tiến mới.
Câu 4:
Có người cho rằng, nên cân nhắc tùy từng trường hợp mà nói đúng sự thật hay không, vì nói đúng sự thật không phải bao giờ cũng tốt, mà đôi khi còn gây ra điều bất lợi cho mình. Em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến trên? Vì sao?
- Em không hoàn toàn đồng tình với ý kiến trên, vì:
+ Trong cuộc sống, có những trường hợp chúng ta cũng cần cân nhắc xem có nên nói đúng sự thật hay không. Vì đôi khi, sự thật quá tàn nhẫn, sẽ khiến người khác rơi vào trạng thái tuyệt vọng, đau khổ cùng cực. Ví dụ: với một bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, tiên lượng khó có thể duy trì tiếp cuộc sống, thì người bác sĩ nên cân nhắc, lựa chọn việc nói giảm/ nói tránh, để bệnh nhân tiếp tục nuôi hi vọng và sống vui vẻ trong thời gian còn lại của cuộc đời.
+ Tuy nhiên, chúng ta cũng cần tôn trọng sự thật, không nên vì lợi ích của cá nhân mình mà nói dối.
Câu 5:
Sau buổi học chiều thứ 3, M không về nhà ngay, mà cùng mấy bạn đi chơi trò chơi điện tử. Sáng hôm sau M lại đi chơi đá bóng mãi mới về, nên không làm bài tập cô giáo giao về nhà. Buổi học chiều thứ 4 M nói với cô giáo là bị ốm, đau bụng từ hôm qua nên không thể học bài được. Cô giáo tin M nên nhắc bạn giữ gìn sức khoẻ mà không có phê bình. M yên tâm là đã qua việc này. N biết được sự thật trong việc này không phải do M ốm mà không học bài được. N băn khoăn mãi, không biết phải làm sao? Có nên nói về việc này với cô giáo hay là im lặng?
a) Em đồng ý hay không đồng ý với biểu hiện của M? Vì sao?
- Yêu cầu a) Em không đồng tình với biểu hiện của M, vì đó là những biểu hiện của sự giả dối, không trung thực, không tôn trọng sự thật.
Câu 6:
b) Nếu là bạn của M, em có thể nói gì với bạn trong trường hợp này? Vì sao em lại làm như vậy?
- Yêu cầu b)
+ Nếu là bạn của M, em sẽ khuyên M: nên tự nhận lỗi với cô giáo về việc bản thân đã nói dối.
+ Em làm như vậy, vì: nếu em bao che cho hành động của M thì M sẽ không thể tiến bộ trong học tập.
Câu 7:
Bị nhóm bạn rủ đi chơi nên P đã tự ý nghỉ học và đi chơi cùng nhóm bạn đến hết buổi sáng. P và H đã bàn bạc với nhau không cho bố mẹ các bạn hay biết về việc này. Chứng kiến sự việc này, K cũng giấu bố mẹ của P và H luôn, mặc dù các bạn đều ở gần nhà nhau.
a) Em nhận xét thế nào về việc làm của P và H?
- Yêu cầu a) Việc làm của P và H cho thấy: hai bạn chưa chăm chỉ, siêng năng trong học tập; đồng thời, 2 bạn cũng thiếu ý thức trong việc tôn trọng sự thật (vì đã nói dối bố mẹ).
Câu 8:
- Yêu cầu b) Em không tán thành với cách xử sự của K, vì: việc K bao che cho P và H đã cho thấy K thiếu ý thức trong việc tôn trọng sự thật; mặt khắc, hành động bao che này sẽ khiến cho P và H không nhận ra lỗi sai, không tiến bộ trong học tập.
Câu 9:
Em hãy kể về những hành vi, việc làm thể hiện tôn trọng sự thật của những người xung quanh mà em biết. Em học tập được điều gì từ những người xung quanh này?
- Những hành vi, việc làm thể hiện tôn trọng sự thật của những người xung quanh:
+ Các bạn học sinh nói đúng sự thật với bố mẹ, thầy cô, bạn bè.
+ Người dân cung cấp đúng thông tin với cơ quan chức năng/ cán bộ quản lí nhà nước.
+ …
- Em học tập được việc: cần phải tôn trọng sự thật.
Câu 10:
Tự liên hệ bản thân, em đã tôn trọng sự thật như thế nào?
- Khi ở nhà:
- Khi ở trường:
- Khi ở nơi khác:
- Khi ở nhà:
+ Nói đúng sự thật về kết quả học tập của bản thân với bố mẹ
+ Không bao che cho những hành vi, việc làm sai của anh/ chị/ em.
- Khi ở trường:
+ Nói đúng sự thật với thầy cô, bạn bè.
+ Phê bình, góp ý với bạn bè khi họ thực hiện những hành vi, việc làm sai.
- Khi ở nơi khác:
+ Cung cấp đúng thông tin với cơ quan chức năng hoặc cán bộ quản lí nhà nước
+ Nhận xét, đánh giá đúng về các sự kiện, hiện tượng,… đã xảy ra.