Thứ năm, 28/11/2024
IMG-LOGO

Danh sách câu hỏi

Có 7416 câu hỏi trên 149 trang

Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi bên dưới:

a. Xác định câu trả lời đúng - sai trong bảng sau :

Một số đặc điểm của thể loại truyện được thể hiện trong văn bản Chỉ là em gấu đi lạc

Câu trả lời

 

Đúng

Sai

Chủ để được thể hiện qua các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

 

 

Đặc điểm nhân vật được thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ...

 

 

văn bản được triển khai theo trật tự thời gian và quan hệ nhân quả.

 

 

Người đọc rút ra cho mình bài học về cách nghĩ, ứng xử của cá nhân do văn bản gợi ra.

 

 

văn bản tạo ra mối liên hệ giữa các chi tiết, dữ liệu với thông tin cơ bản của văn bản.

 

 

Các câu trong văn bản có quy định số tiếng, số dòng, vần, nhịp.

 

 

Tình cảm, cảm xúc của người viết được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

 

 

Người đọc có thể tóm tắt được ý chính của mỗi đoạn trong văn bản bằng hình thức sơ đồ.

 

 

b. Em hãy nối các thông tin của cột A và cột B để sắp xếp các sự việc theo đúng trật tự được kể trong truyện Chỉ là em gấu đi lạc:

Bài 9: Đọc trang 41, 42, 43, 44, 45, 46

e. Tìm trong câu chuyện những chi tiết miêu tả:

- Thái độ, suy nghĩ, lời nói của bé Su khi kể cho chị Hai nghe về em gấu bông đi lạc dưới trời mưa.

- Hành động, lời nói của bé Su khi giải cứu em gấu bông đi lạc với chị Hai.

- Hành động, suy nghĩ, lời nói của bé Su sau khi giải cứu em gấu bông đi lạc và đưa em về nhà.

d. Từ những chi tiết đã tìm trong câu c, em hãy rút ra những nhận định về đặc điểm của nhân vật bé Su theo sơ đồ sau:

Bài 9: Đọc trang 41, 42, 43, 44, 45, 46

đ. Dựa vào sơ đồ sau, hãy chỉ ra một số điểm giống và khác nhau (trong hành động, suy nghĩ, lời nói) giữa nhân vật bé Su và nhân vật chị Hai:

Bài 9: Đọc trang 41, 42, 43, 44, 45, 46

e. Trong truyện, tình cảm của tác giả đối với nhân vật được thể hiện gián tiếp thông qua ngôn ngữ của người kể chuyện và ngôn ngữ của nhân vật. Hãy tìm trong đoạn dưới đây những cảm xúc, suy nghĩ của người mẹ thể hiện tình cảm đối với bé Su?

Khi kể cho chị nghe về em gấu bông đi lạc, giọng em Su như có lửa râm ran. Em ngồi hình dụng ra tất tần tật những rủi ro mà em gấu đi lạc có thể gặp phải. Trong phút chốc mẹ ngồi nhặt rau gần đó nghe lỏm được, có suy nghĩ không phải em đang kể chuyện về một em gấu bông mà là về một bạn nhỏ nào đỏ có tâm hôn đồng điệu, biết đau, biết buồn. Lần đầu tiên mẹ thấy một cô gái năm tuổi có tâm trạng nóng ruột vì một ai đó như thế. Nó khiến cho người lớn mủi lòng tan chảy luôn chứ chẳng chơi.

g. Xác định đề tài của truyện Chỉ là em gáu đi lạc.

h. Nêu chủ đề truyện Chỉ là em gấu đi lạc.

Đọc văn bản sau và trả lời các cầu hỏi bên dưới:

VỀ HAI CÁCH HIỂU BÀI CA DAO RA ĐI ANH NHỚ QUÊ NHÀ

Ra đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương,

Nhớ ai dãi nắng dầu sương

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.

Bài ca dao Ra đi anh nhớ quê nhà được lưu hành khá rộng rãi và thống nhất trong nhân dân cũng như trong các tập sách sưu tầm, tuyển chọn ca dao. Cả bài vẻn vẹn có bốn câu, lời lẽ rất giản đị, dễ hiểu, tưởng chừng ai cũng hiểu như nhau, chẳng có chuyện gì phải bàn cãi, phân tích nữa. Thế nhưng thực tế đã có ít nhất hai cách hiểu khác nhau rõ rệt, cả hai cách đều có cơ sở và lí do để tồn tại. Cách hiểu thứ nhất nhấn mạnh vào nỗi “nhớ quê nhà” và coi chủ đề chính của bài ca dao là tình cảm quê hương đất nước. Cách hiểu thứ hai, nhấn mạnh vào nỗi “nhớ ai” ở hai câu cuối và coi chủ đề chính của bài ca dao là tình yêu đôi lứa.

Ở cách hiểu thứ nhất, tình yêu quê hương của chàng trai gắn với những hình ảnh bình dị, gần gũi, thân thuộc của quê hương. Mỗi con người, mỗi nhà thơ đều có cách định nghĩa riêng về quê hương của mình, không ai hoàn toàn giống ai cả. Quê hương của Tế Hanh in sâu trong tâm trí nhà thơ với “con sông xanh biếc”, “nước gương trong soi tóc những hàng tre”. Quê hương của Giang Nam có hoa, “có bướm”, “có những ngày trốn học bị đòn roi”,... Còn quê hương của chàng trai trong bài ca dao này là ““canh rau muống”, “cà dầm tương”, là những con người “dãi nắng dầu sương”, “tát nước bên đường”,... thật là tự nhiên và hợp tình hợp lí.

Ở cách hiểu thứ hai, nỗi nhớ quê nhà của anh gắn liền với nỗi nhớ người yêu. Cả hai nỗi nhớ đều chân thực, thiết tha. Qua đó, chàng trai bày tỏ tình yêu với người bạn gái. Đôi trai gái ở đây đã chú ý đến nhau nhưng chưa một lần thổ lộ, tình yêu của họ đang ở buổi ban đầu, e ấp, khó nói. Giờ đây, khi sắp sửa xa quê, chàng trai mới mạnh dạn gặp cô gái để giãi bày tâm sự. Cách diễn đạt nỗi nhớ từ xa đến gần, từ chung đến riêng, từ mơ hồ đến xác định và cách xưng hô “anh - ai” chứng tỏ rằng chàng trai rất e dè, thận trọng, dường như vừa nói vừa thăm dò sự phản ứng của cô gái. Nhằm mục đích bày tỏ tình yêu, nhưng suốt cả bài ca dao chàng trai ở đây (cũng giống như các chàng trai trong nhiều bài ca dao tỏ tình khác) đã né tránh không đụng chạm đến từ “yêu”, “thương” nào cả. Tất cả sự yêu thương đều dồn vào một từ “nhớ” được nhắc đi nhắc lại đến năm lần, mỗi lần một cung bậc khác nhau và càng về sau càng cụ thể, tha thiết. Nếu coi bài ca dao là lời tâm sự trước lúc đi xa của chàng trai với cô gái thì có một điều đặc biệt đáng chú ý nữa là, chàng trai chưa đi xa mà đã nhớ!

Mỗi cách hiểu đã trình bày và phân tích ở trên đều có chỗ hợp lí và chỗ hay riêng của nó. Nhưng nhìn chung thì cách hiểu thứ hai hay hơn và độc đáo hơn cách hiểu thứ nhất.

(Theo Hoàng Tiến Tựu, Bình giảng ca dao, NXB Giáo dục, 1999)

a. Tác giả đã đưa ra ý kiến gì về hai cách hiểu bài ca dao? Hãy xác định lí lẽ, bằng chứng tác giả đưa ra để củng cố cho hai ý kiến dựa vào sơ đồ sau:

Bài 8: Đọc trang 26, 27, 28, 29, 30

b. Em hãy tóm tắt nội dung của văn bản trên trong một đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ).

e. Ở đoạn hai, việc tác giả nêu những ấn tượng về quê hương trong thơ Tế Hanh, Giang Nam có ý nghĩa gì?

d. Trong hai cách hiểu mà tác giả đưa ra, em thích cách hiểu nào hơn? Vì sao?

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

NGƯỜI LỚN VÀ TRẺ EM CÓ NÊN ĐỐI THOẠI BÌNH ĐẲNG?

Do khoảng cách thế hệ, người lớn và trẻ em thường có nhiều khác biệt trong trải nghiệm và suy nghĩ về các vấn đề trong cuộc sống. Liệu người lớn và trẻ em có nên đối thoại bình đẳng với nhau hay không? Hãy đọc các ý kiến sau:

Ý kiến 1:

Ông bà ta có câu “Cá không ăn muối cá ươn/ Con cãi cha mẹ trăm đường con hư; “Không thầy đố mày làm nên”. Quả thật vậy, người lớn và trẻ em không nên đối thoại bình đẳng mà trẻ em cần phải biết nghe lời người lớn.

Trẻ em cần phải nghe lời người lớn vì người lớn có nhiều kinh nghiệm hơn. Do vậy, người lớn sẽ có những lời khuyên, những bài học bổ ích để giúp cho trẻ em có được hướng đi đúng đắn trong cuộc sống.

Trong nhiều trường hợp, người lớn do từng trải nên cũng có tinh thần trách nhiệm cao hơn, trẻ em cần nghe theo người lớn để tránh được những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Tôi còn nhớ câu chuyện về mẹ của thầy Mạnh Tử. Thuở nhỏ, thầy Mạnh Tử tuy thông minh, tư chất hơn người nhưng lại ham chơi, một lần do ham chơi mà thầy trốn học. Khi thầy trở về, mẹ thầy Mạnh Tử không nói gì, lấy kéo cắt mảnh vải bà đang dệt ra làm đôi. Hành động ấy của mẹ làm thấy Mạnh Tử hết sức ngỡ ngàng. Người mẹ nói: " Việc nghỉ học của con cũng giống như việc mẹ cắt đứt mảnh vải này. Người quân tử học để thành danh, thỉnh giáo người khác là để làm tăng thêm tri thức. Có tri thức, thì lúc nhàn nhã sẽ được an tĩnh bình hoà, lúc hành động thì có thể rời xa tai hoạc. Con hôm nay trốn học, khó tránh khỏi việc ngày sau chỉ làm một chút việc nhỏ cũng bỏ dỡ giữa chừng, tương lai càng khó mà rời xa được tai hoạ". Nếu không nhờ nghe theo người mẹ ấy, liệu có thể có một thầy Mạnh Tử tiếng tăm lừng lẫy sau này?

Do vậy, không thể có chuyện người lớn và trẻ em đối thoại bình đẳng, mà người lớn phải đóng vai trò định hướng, chỉ dạy, còn trẻ em phải lắng nghe và vâng lời.

Ý kiến 2:

Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, giữa thầy và trò sẽ tốt hơn rất nhiều nếu người lớn và trẻ em có được những cuộc đối thoại bình đẳng.

Thứ nhất, dù trẻ em còn non nớt thì mỗi đứa trẻ đều có quan điểm riêng về thế giới, đều có những y kiến riêng đáng được tôn trọng. Có khi, những quan điểm của trẻ em về thế giới lại mang đến những thay đổi tích cực. Năm 11 tuổi, cô bé Ma-la-la Diu-sa-phơ-dai đã lên tiếng chống lại chế độ Ta-li-ban và bày tỏ quan điểm về việc xúc tiến giáo dục cho nữ giới tại Pa-ki-xtan. Tiếng nói của Ma-la-la đã

tạo ra nhiều thay đổi tích cực tại quê hương Cô. Ma-la-la là người trẻ tuổi nhất từng nhận được giải Nô-ben hoà bình, vào năm 2014.

Bạn thấy đấy, đâu phải cứ là tiếng nói của trẻ em thì sẽ ngây thơ, nông nổi và không có giá trị?

Thứ hai, người lớn cũng có khi mắc sai lầm, và họ cũng cần lắng nghe trẻ em để khắc phục lỗi sai của mình. Grét-ta Thân-bớt đã trở thành nhà hoạt động môi trường với những chiến dịch được quốc tế công nhận khi cố 15 tuổi. Trong bài diễn thuyết tại Hội nghị thượng đỉnh hành động vì môi trường của Liên hiệp quốc tại Niu Óoc, Grét – ta đã mạnh mẽ phê phán lãnh đạo các nước trên thế giới vì đã không có những hành động thiết thực và quyết liệt hơn để giảm thiểu khí thải: " Mọi người đang phải chịu đựng, đang chết dần. Toàn bộ hệ sinh thái đang sụp đổ.Chúng ta đang ở giai đoạn đầu của sự tuyệt chủng hàng loạt. Nhưng tất cả những gì các vị nói là về tiền và những câu chuyện cổ tích về phát triển kinh tế. Sao các ngài lại dám làm như vậy?". Môi trường đang ngày càng ô nhiễm, sự sống của toàn cầu đang bị đe doạ, liệu những người lớn có giật mình thức tỉnh vì thông điệp của cô bé Grét – ta Thân – bớt?

Nhiều người cho rằng nếu trẻ em đối thoại bình đẳng với người lớn thì sẽ là vô lễ. Điều đó không đúng. Những đối thoại bình đẳng, cởi mở dựa trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, trái lại, là một cơ hội tốt để người lớn và trẻ em thấu hiểu nhau hơn, để cả hai bên lắng nghe, tìm thấy tiếng nói chung và hoàn thiện bản thân.

a. Mỗi ý kiến trên là một văn bản riêng biệt. Em hãy cho biết trong hai văn bản trên, các tác giả bàn về vấn đề gì?

b. Tác giả của hai văn bản đã đưa ra những lí lẽ, bằng chứng nào để bảo vệ cho quan điềm của mình?

c. Dựa vào những ý kiến trao đổi ở trên, em hiểu thế nào là “đối thoại bình đẳng”?

d. Mỗi ý kiến đưa ra đều có điểm hợp lí và điểm chưa hợp lí. Chỉ ra những điểm hợp lí và chưa hợp lí ấy dựa vào bảng sau:

Ý kiến

Điểm hợp lí

Điểm chưa hợp lí

Ý kiến 1: Trẻ em và người lớn không nên đối thoại bình đẳng với nhau.

 

 

Ý kiến 2: Trẻ em và người lớn cần đối thoại bình đẳng với nhau.

 

 

Đọc văn bản sau và trả lời những câu hỏi bên dưới:

     GỬI EM VÀ CON

Lần đầu tiên nghe con trở đạp

Em quặn lòng nhưng náo nức yêu thương

Tháng thứ tám mang thai, em mệt

Da xanh gầy đôi mắt cũng to hơn.

Từ nay trong em có hai trái tim

Tim của mẹ đập dồn mong đợi

Trái tim con mong manh êm ái

Anh đếm thầm trong mỗi đêm sâu.

Ơi người thương sắp tới ngày làm mẹ

Anh nhìn em như mới gặp lần đầu

Dẫu yêu nhiều chưa hiểu hết em đâu

Trong đáy mắt có gì như ánh lửa.

Em nhẹ bước đi nâng niu gìn giữ

Cắt áo mềm may mũ bé cho con

Anh quên đi bao nỗi lo buồn

Nghe con khoẻ ngày thêm đạp mạnh.

Anh mong đợi ngày cha con gặp mặt

Con thân yêu người bạn nhỏ của cha

Mẹ là cây con là trái là hoa

Trong gian khổ con là mầm xanh biếc.

Buổi ra đời thấy trời cao có ngợp

Con hãy nhìn vào mắt mẹ con ơi

Đời chông gai vẫn mong con ra đời

Bài thơ đẹp cha dành cho buổi ấy.

Mẹ bấm ngón tay mong con lắm đấy

Cha chờ con càng yêu mẹ của con

Thay đổi đời cha sinh nở đời con

Mẹ là bến của mênh mông biển thắm

Mẹ là mái che đời cha mưa nắng

Con là cánh buồm cha gửi đến mai sau.

1970

(Lưu Quang Vũ, Gửi em và con, trích Lưu Quang Vũ thơ và truyện ngắn,

Lưu Khánh Thơ biên soạn, NXB Hội Nhà văn, 1998)

Ấn tượng của em sau khi đọc văn bản Gửi em và con là gì? Vì sao em có ấn tượng đó?

Đọc biên bản sau và xác định biên bản này đạt hoặc chưa đạt các yêu cầu đối với biên bản (dựa vào bảng kiểm bên dưới):

BIÊN BẢN

Về việc lấy ý kiến tổ chức hoạt động “Xuân yêu thương” nhằm gây quỹ

trao học bổng cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn trong trường

1. Thời gian, địa điểm và thành phần tham dự

- Cuộc họp bắt đầu lúc 10 giờ 15 ngày 28 tháng 12 năm 2020, tại phòng B302 (phòng học của lớp 6A7).

- Thành phần tham dự:

+ Cô Nguyễn Quỳnh An - Giáo viên chủ nhiệm;

+ Học sinh tham dự: 34/35 bạn, vắng 01 bạn (có phép, bạn Hà Kiều Loan bị sốt);

+ Chủ toạ: bạn Trần Khánh Linh - Lớp trưởng;

+ Thư kí: bạn Nguyễn Văn Kiệt.

2. Nội dung

- Bạn Trần Khánh Linh, đại điện ban cán sự lớp phổ biến phong trào “Xuân yêu thương”. Nội dung gồm có:

+ Mỗi lớp phải tham gia hội chợ “Xuân yêu thương”;

+ Bốc thăm chọn gian hàng.

+ Trang trí gian hàng và bày bán sản phẩm: đồ ăn, nước uống, quà lưu niệm...

- Các bạn thảo luận ý kiến về chọn lựa hình thức tham gia hội chợ “Xuân yêu thương”.

+ Bạn Vũ Hoàng Lân (lớp phó) nêu ý kiến: lớp mình nên bán quầy hàng lưu niệm như: móc khoá, sổ tay ghi chép, quyển lịch nhỏ năm mới, thiệp chúc mừng năm mới và bao lì xì. Như vậy, mình thấy đơn giản, không mất thời gian chuẩn bị mà các bạn trong lớp tham gia đầy đủ.

+ Bạn Trịnh Thuỳ Linh nêu ý kiến: mình đề xuất bán bánh tráng trộn, bò bía, xoài lắc và trà đào, trà sữa. Vì các bạn tham gia hội chợ sẽ có nhu cầu ăn. Đặc biệt là các bạn tham gia trò chơi xong sẽ khát nước.

+ Cô Nguyễn Quỳnh An (giáo viên chủ nhiệm) phát biểu ý kiến: lớp mình có hai ý kiến trái chiều. Cô nghĩ bạn Trần Khánh Linh nên tổ chức biểu quyết. Ý kiến bạn nào được số đông đồng ý thì chúng ta chọn phương án bạn đưa ra.

- Kết quả biểu quyết:

+ Đồng ý với phương án bạn Vũ Hoàng Lân: 09/34 phiếu.

+ Đồng ý với phương án bạn Trịnh Thuỳ Linh: 25/34 phiếu.

3. Kết luận

Lớp 6A7 tham gia hội chợ “Xuân yêu thương” với phương án là bán bánh tráng trộn, bò bía, xoài lắc và trà đào, trà sữa. Mỗi bạn lớp mình tham gia bán nước uống thì đăng kí với bạn Lân, tham gia bán đồ ăn thì đăng kí với bạn Linh trong tuần này. Tuần sau Ban cán sự lớp và bạn Linh sẽ viết kế hoạch và phân công cụ thể.

THƯ KÍ

(đã kí)

 

 

 

Nguyễn Văn Kiệt

CHỦ TOẠ

(đã ký)

 

 

 

Trần Khánh Linh

Bảng kiểm biên bản

Yêu cầu đối với biên bản

Câu trả lời

Đạt

Chưa đạt

Biên bản đủ ba phần: phần đầu, phần chính, phần cuối

 

 

Phần đầu trình bày rõ thời gian, địa điểm, thành phần tham dự.

 

 

Phần chính ghi lần lượt các ý kiến phát biểu của từng người theo đúng trình tự diễn ra.

 

 

Phần cuối ghi rõ thời gian kết thúc cuộc họp, họ tên, chữ kí của thư kí và chủ toạ.

 

 

Ngôn ngữ của biên bản chính xác, ngắn gọn, không làm cho người đọc hiểu nhầm ý người nói.

 

 

Đọc phần văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Sơn xúng xính rủ chị ra chợ chơi. Nhà Sơn ở quay lưng vào chợ, cạnh một dãy nhà lá của những người nghèo khổ mà Sơn quen biết cả vì họ vẫn vào vay nurợn ở nhà Sơn. Sơn biết lũ trẻ con các gia đình ấy chắc bây giờ đương đợi mình ở cuối chợ để đánh khăng, đánh đáo.

Không phải ngày phiên, nên chợ vắng không. Mấy cái quán chơ vơ lộng gió, rác bẩn rải rác lẫn với lá rụng của cây đề. Gió thổi mạnh làm Sơn thấy lạnh và cay mắt. Nhưng chân trời trong hơn mọi hôm, những làng ở xa, Sơn thấy rõ như ở gần. Mặt đất rắn lại và nứt nẻ những đường nho nhỏ, kêu vang lên lanh tanh dưới nhịp guốc của hai chị em.

Đến cuối chợ đã thấy lũ trẻ đang quây quần chơi nghịch. Chúng nó thấy chị em Sơn đến đều lộ vẻ vui mừng, nhưng chúng vẫn đứng xa, không dám vồ vập. Chúng như biết cái phận nghèo hèn của chúng vậy, tuy Sơn và chị vẫn thân mật chơi đùa với lũ trẻ, chứ không kiêu kì và khinh khỉnh như các em họ của Sơn.

Thằng Cúc, thằng Xuân, con Tý, con Túc sán gần giương đôi mắt ngắm bộ quần áo mới của Sơn. Sơn nhận thấy chúng ăn mặc không khác ngày thường, vẫn những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Nhưng hôm nay, môi chúng nó tím lại, và qua những chỗ áo rách, da thịt thâm đi. Mỗi cơn gió đến, chúng lại run lên, hàm răng đập vào nhau.

(Thạch Lam, Gió lạnh đầu mùa, in trong Văn chương Tự lực văn đoàn, tập 3,

NXB Giáo dục, 2001)

a. Phần văn bản trên gồm mấy ý? Mỗi ý được viết thành mấy đoạn?

b. Em dựa vào những dấu hiệu nào để nhận biết đoạn văn?