Bài 11: Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX -đầu thế kỉ XX có đáp án(Phần 2)
Bài 11: Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX -đầu thế kỉ XX có đáp án(Phần 2)
-
278 lượt thi
-
16 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đến cuối thế kỉ XIX, quốc gia nào ở khu vực Đông Nam Á vẫn giữ được nền độc lập tương đối?
Đáp án cần chọn là: B
Đến cuối thế kỉ XIX, chỉ có Xiêm là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á vẫn giữ được nền độc lập tương đối
Câu 2:
Năm 1863, ở Campuchia đã diễn ra sự kiện nổi bật gì?
Đáp án cần chọn là: A
Năm 1863, Pháp gây áp lực buộc vua Campuchia là Nô-rô-đôm phải chấp nhận quyền bảo hộ của chúng ở quốc gia này
Câu 3:
Cuộc cách mạng 1896-1898 ở Phi-líp-pin đã đưa đến kết quả gì?
Đáp án cần chọn là: C
Cuộc cách mạng 1896-1898 ở Phi-líp-pin bùng nổ đã dẫn tới sự ra đời của nước Cộng hòa Phi-líp-pin, nhưng sau đó lại bị đế quốc Mĩ thôn tính
Câu 4:
Cuộc khởi nghĩa nào của nhân dân Campuchia có sự phối hợp chiến đấu với nhân dân Việt Nam?
Đáp án cần chọn là: D
Cuộc khởi nghĩa của A-cha-Xoa và Pu-côm-bô là hai cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân Campuchia có sự phối hợp chiến đấu với nhân dân Việt Nam
- A-cha-Xoa lập căn cứ chống Pháp ở vùng Châu Đốc, liên minh với nghĩa quân Thiên hộ Dương
- Pu-côm-bô xây dựng căn cứ ở Tây Ninh, liên kết với nghĩa quân Trương Quyền, Thiên hộ Dương
Câu 5:
Chính sách cai trị của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á đã dẫn đến hậu quả gì?
Đáp án cần chọn là: B
sách cai trị hà khắc của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á đã khiến mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân phát triển gay gắt, thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực dâng cao
Câu 6:
Vì sao đầu thế kỉ XX, phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam lại mang màu sắc mới?
Đáp án cần chọn là: C
Vào đầu thế kỉ XX, do những chuyển biến sâu sắc trong xã hội (sự xuất hiện những giai cấp mới, giai cấp cũ bị phân hóa, mâu thuẫn xã hội phát triển gay gắt), phong trào giải phóng dân tộc ở Việt nam mang màu sắc mới
Câu 7:
Tại sao năm 1920 là thời điểm đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công nhân In-đô-nê-xia?
Đáp án cần chọn là: D
Tháng 5-1920 Đảng Cộng sản In-đô-nê-xia được thành lập. Sự kiện này đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công nhân In-đô-nê-xia. Vì đây là tổ chức cao nhất lãnh đạo phong trào công nhân ở một nước đấu tranh, chứng tỏ công nhân In-đô-nê-xia đã giác ngộ được sứ mệnh lịch sử của mình
Câu 8:
Đâu không phải nguyên nhân các nước thực dân phương Tây đẩy mạnh quá trình xâm lược Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX?
Đáp án cần chọn là: D
Từ nửa sau thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đã đẩy mạnh các cuộc chiến tranh xâm chiếm thuộc địa do:
- Chủ nghĩa tư bản phương Tây tiến lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốc nên nhu cầu về thị trường, nguyên liệu, nhân công rất lớn
- Các quốc gia Đông Nam Á có vị trí địa lý quan trọng, giàu tài nguyên trong khi chế độ phong kiến đang lâm vào tình trạng khủng hoảng
=> Loại trừ đáp án: D
Câu 9:
Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân của các nước Đông Nam Á thất bại không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?
Đáp án cần chọn là: D
Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân của các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX làn lượt thất bại do
- Tương quan lực lượng chênh lệch quá lớn. Các nước thực dân phương Tây hơn hẳn các nước Đông Nam Á một phương thức sản xuất, vũ khí hiện đại, quân đội tinh nhuệ
- Chính quyền phong kiến ở nhiều nước đầu hàng, làm tay sai cho thực dân
- Cuộc đấu tranh của nhân dân thiếu một tổ chức lãnh đạo thống nhất với đường lối đấu tranh đúng đắn.
=> Loại trừ đáp án: D
Câu 10:
Nội dung nào sau đây không phải là chính sách cai trị của chủ nghĩa thực dân với các nước ở Đông Nam Á
Đáp án cần chọn là: D
Tùy vào tình hình cụ thể của mỗi nước mà thực dân phương Tây có chính sách cai trị khác nhau, nhưng đặc điểm chung là đều là khai thác, vơ vét, bóc lột tối đa nguồn lực của thuộc địa làm giàu cho chính quốc, thẳng tay đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân thuộc địa và thực hiện chính sách “chia để trị”
Câu 11:
Tử nửa sau thế kỉ XIX, các nước Đông Nam Á đứng trước thách thức lịch sử lớn nhất là gì?
Đáp án cần chọn là: A
Từ giữa thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản tiến dần lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốC. Nhu cầu tìm kiếm thị trường, nguyên liệu, nhân công giá rẻ đã thúc đẩy các nước đế quốc nhanh chóng tiến hành xâm lược khu vực Đông Nam Á. Nguy cơ bị xâm lược, mất đi nền độc lập là thách thức lớn nhất đặt ra cho các nước Đông Nam Á tại thời điểm đó.
Câu 12:
Nhận xét nào sau đây không đúng về phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?
Đáp án cần chọn là: D
- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở khu vực Đông Nam Á đã nổ ra ngay sau khi thực dân phương Tây xâm lược một cách mạnh mẽ, liên tục với một tinh thần anh dũng và lực lượng quần chúng nhân dân (chủ yếu là công nhân và nông dân) tham gia đông đảo.
- Các phong trào đều thất bại vì chưa có đường lối cứu nước đúng đắn.
=> Loại trừ đáp án: D
Câu 13:
Tại sao ở cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Xiêm được coi là nước đệm giữa hai thế lực đế quốc Anh và Pháp?
Đáp án cần chọn là: A
Xiêm là nước nằm ở vị trí tiếp giáp giữa khu vực thuộc địa của Anh (Miến Điện) và Pháp (Đông Nam Á) ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, Anh, Pháp là 2 nước đối đầu ở Châu Âu, Châu Mĩ, Châu Phi...Anh và Pháp không muốn có sự va chạm ở Xiêm. Sự mâu thuẫn của 2 quốc gia này trong vấn đề Xiêm đã buộc Pháp đi đến một đề nghị hòa giải để đảm bảo quyền lợi. Như vậy Xiêm biến thành "vùng đệm" của Anh và Pháp. Chính phủ Anh tán thành đề nghị của Pháp. Nước Xiêm có cơ may thoát khỏi cuộc xâm lược trực tiếp của chủ nghĩa thực dân