Bài tập Kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi có đáp án
-
75 lượt thi
-
19 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Cần chăm sóc vật nuôi như thế nào để phù hợp với mỗi giai đoạn phát triển của vật nuôi?
Cần chăm sóc vật nuôi để phù hợp với mỗi giai đoạn phát triển của vật nuôi:
- Nuôi dưỡng và chăm sóc tốt
- Tiêm phòng hoặc cho uống đủ các loại vaccine
- Điều trị đúng bệnh và kịp thời
Câu 2:
Quan sát Hình 10.1 và nêu những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của vật nuôi.
Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của vật nuôi:
- Quá trình nuôi dưỡng
- Quá trình chăm sóc
- Quá trình phòng và trị bệnh
Câu 3:
Hãy liệt kê những công việc cần làm để nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi.
Những công việc cần làm để nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi.
- Nuôi vật nuôi mẹ tốt để có nhiều sữa chất lượng tốt cho đàn con.
- Giữ ấm cho cơ thể.
- Cho bú sữa đầu có đủ chất dinh dưỡng và kháng thể (chất chống bệnh).
- Tập cho vật nuôi non ăn sớm với các loại thức ăn có đủ chất dinh dưỡng để bổ sung sự thiếu hụt chất dinh dưỡng trong sữa mẹ.
- Cho vật nuôi vận động và tiếp xúc với nhiều ánh sáng.
- Giữ vệ sinh, phòng bệnh cho vật nuôi.
- Cần phải cho vật nuôi vận động, tắm chải thường xuyên, kiểm tra thể trọng và tinh dịch.
- Thức ăn phải có đủ năng lượng, protein, chất khoáng và vitamin.
- Làm cho khả năng phối giống và chất lượng đời sau có thể tăng lên.
Câu 4:
Theo em, vì sao tiêm vaccine lại giúp vật nuôi phòng ngừa được bệnh dịch?
Tiêm vaccine giúp vật nuôi phòng ngừa được bệnh dịch vì vắc xin là chế phẩm có tính kháng nguyên để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với tác nhân gây bệnh, kích thích hệ thống miễn dịch tự nhận diện, loại bỏ các mầm mống vi sinh vật tấn công cơ thể con người.
Câu 5:
Hãy nêu các đặc điểm cơ thể của vật nuôi non mà em biết trong từng trường hợp được minh hoạ ở Hình 10.2.
* Hình 10.2a: Lợn con :
- Lợn con có tốc độ sinh trưởng phát triển nhanh
- Bộ máy tiêu hóa của lợn con phát triển nhanh nhưng chưa hoàn thiện về chức năng, khả năng tiêu hóa của lợn con rất hạn chế.
- Khả năng điều hòa thân nhiệt kém (do lớp mỡ dưới còn mỏng, lượng mỡ và đường glycogen dự trữ còn ít nên khả năng cung cấp năng lượng bị hạn chế)
- Chức năng miễn dịch chưa tốt.
- Hệ thần kinh điều khiển cân bằng nhiệt chưa hoàn chỉnh.
* Hình 10.2b: Gà con
- Gà con mới nở có thân nhiệt chưa ổn định, khả năng điều tiết thân nhiệt kém (lớp lông tơ mỏng manh và khả năng sinh nhiệt kém nên dễ mất nhiệt, giảm thân nhiệt và chết vì lạnh)
- Gà con có tốc độ sinh trưởng cao nhất nên nhu cầu dinh dưỡng cao nhưng do kích thước và chức năng hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh.
- Sức đề kháng kém, chức năng miễn dịch chưa tốt.
* Hình 10.2c: Bê ( Bò con)
- Không có sừng, sức đề kháng của bê con vẫn còn yếu
- Chức năng hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh.Câu 6:
Đặc điểm cơ thể ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của vật nuôi non như thế nào?
Đặc điểm cơ thể ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của vật nuôi non
- Sự điều tiết thân nhiệt chưa hoàn chỉnh: Cần giữ ấm nếu không cơ thể sẽ rất yếu, chậm phát triển.
- Chức năng của hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh: Cần chọn thức ăn dễ tiêu hóa.
- Chức năng hệ miễn dịch chưa tốt, sức đề kháng kém: Vật nuôi con dễ bị mắc bệnh hơn những vật nuôi trưởng thành.
=> Nếu không biết cách nuôi dưỡng, chăm sóc tốt sẽ kém phát triển.
Câu 7:
Nêu tác dụng của các công việc nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non được minh hoạ trong mỗi trường hợp ở Hình 10.3.
Tác dụng của các công việc nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non được minh hoạ trong mỗi trường hợp ở Hình 10.3:
- Hình 10.3a: Sưởi ấm để tránh nhiễm lạnh làm phát sinh các bệnh về hô hấp, tiêu hóa cho vật nuôi non.
- Hình 10.3b: Cho bú sữa đầu có đủ chất dinh dưỡng, nhiều kháng thể giúp cho cơ thể vật nuôi non chống lại bệnh tật.
- Hình 10.3c: Tập cho ăn sớm để cung cấp dinh dưỡng cho vật nuôi non và giúp hệ tiêu hóa phát triển hoàn thiện.
- Hình 10.3d: Cho vật nuôi non vận động, tiếp xúc nhiều với nắng sớm để cơ thể khỏe mạnh và trao đổi chất tốt.
- Hình 10.3e: Giữ vệ sinh chuồng sạch sẽ, khô ráo; cho uống hoặc tiêm vaccine phòng bệnh đầy đủ.
- Hình 10.3f: Thường xuyên theo dõi để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời; nhanh chóng cách li vật nuôi non nhiễm bệnh để tránh lây lan.
Câu 8:
Vật nuôi đực giống có vai trò gì trong sự phát triển của đàn?
Vật nuôi đực giống có vai trò trong sự phát triển cả đàn là:
Nhằm đạt khả năng phối giống cao và cho vật nuôi đời sau có chất lượng tốt.
Câu 9:
Các vật nuôi đực giống trong Hình 10.4 có đặc điểm cơ thể như thế nào?
Đặc điểm của vật nuôi đực giống trong Hình 10.4:
- Hình 10.4a: Hình thể chắc,khỏe mạnh, hệ cơ phát triển, thân dài, lưng thẳng, yếm và u vai phát triển, tai to và cụp xuống
- Hình 10.4b: thân có lông màu trắng tuyền, đầu nhỏ, dài, tai to dài rủ xuống kín mặt, tai cúp về phía trước, cổ nhỏ và dài, mình dài, vai – lưng – mông và đùi rất phát triển, mõm thẳng
- Hình 10.4c: ngoại hình to, khỏe, lượng sữa dê khá. Con dê đực được chọn làm giống có đầu ngắn và rộng, đôi tai to cân đối và dày, cổ to, ngực nở, bốn chân cứng cáp, 2 dịch hoàn to và đều đặn, khả năng phối giống đạt tỷ lệ thụ thai cao.
Câu 10:
Cơ thể vật nuôi thay đổi như thế nào khi mang thai ( Hình 10.5)?
Cơ thể vật nuôi thay đổi khi mang thai ( Hình 10.5) là:
- Hình 10.5a: Lợn cái mang thai: thường xuất hiện trạng thái phù thũng ở tứ chi, thành bụng; tuyến vú phát triển to lên, bè ra; lợn yên tĩnh ăn uống tốt và ngủ ngon, bụng phát triển to lên; tình trạng lợn không có biểu hiện động dục lại sau 21 ngày kể từ lúc phối.
- Hình 10.5b: Bò cái mang thai: Bầu bú có sự thay đổi như bầu vú căng, phát triển lớn khi bò có chửa, càng gần đẻ càng lớn. Bầu ví ôm gọn, sờ vào thì săn chắc, các núm vú se nhỏ gọn gàng và không có nếp nhăn. Khi nặn thử có tia sữa non bắn ra. Nếu bò vừa mới mang thai thì sữa non đục trắng, bắn ra thành tia.
- Hình 10.5c: Sau khi lên giống theo dõi đến chu kỳ động dục tiếp theo (21 ngày) nếu không thấy dê cái có biểu hiện động dục thì có thể chúng đã mang thai. Sau một thời gian, chúng sẽ tăng cân, lông mềm mượt hơn. Dê cái có thể tăng khoảng 5kg trong suốt giai đoạn chửa, không để dê quá béo.
Câu 11:
Hãy nêu nhiệm vụ của các vật nuôi cái sinh sản ở giai đoạn nuôi con ( Hình 10.6).
Nhiệm vụ của các vật nuôi cái sinh sản ở giai đoạn nuôi con:
- Hình 10.6a: Giữ ấm cho lợn con, cho lợn con bú
- Hình 10.6b: Cho bê con bú sữa đầu, tách bê con khỏi mẹ để rèn luyện khả năng tự lập.
- Hình 10.6c: Cho dê con bú sữa đầu, tách dê con khỏi mẹ để rèn luyện khả năng tự lập.
Câu 12:
Chăm sóc vật nuôi cái sinh sản có tác động thế nào đến đàn vật nuôi con?
Chăm sóc vật nuôi cái sinh sản ở giai đoạn mang thai và giai đoạn nuôi con ảnh hưởng đến chất lượng của đàn vật nuôi con.
Câu 13:
Theo em, cần làm gì để phòng và điều trị bệnh thông thường do kí sinh trùng như giun, sán, ve … gây ra cho vật nuôi?
Để phòng và điều trị bệnh thông thường do kí sinh trùng như giun, sán, ve … gây ra cho vật nuôi cần:
- Tiêm vaccine định kì cho vật nuôi
- Theo dõi và chăm sóc thường xuyên cho vật nuôi nhằm phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Cách li vật nuôi nhiễm bệnh để tránh lây lan cho những vật nuôi khác.
Câu 14:
Hãy quan sát Hình 10.7 và nêu những yếu tố ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường sống của vật nuôi.
Những yếu tố ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường sống của vật nuôi:
- Khí hậu trong chuồng (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, không khí..)
- Xây dựng chuồng nuôi ( hướng chuồng, kiểu chuồng, xử lí chất thải..)
- Thức ăn và nước uống.
Câu 15:
Chất thải và rác thải trong chăn nuôi ảnh hưởng đến môi trường và sức khoẻ của con người như thế nào?
Chất thải và rác thải trong chăn nuôi ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của con người: Đối với các cơ sở chăn nuôi, các chất thải gây ô nhiễm môi trường:
- là địa điểm trú ngụ của nhiều loại côn trùng gây nguy hiểm, như ruồi, muỗi, gián, các vi khuẩn gây bệnh… đây là những loại rất dễ dàng truyền các bệnh nguy hiểm như: sốt xuất huyết, tay chân miệng, hay nguy hiểm hơn là mần móng của các bệnh ung thư, hô hấp…
- Có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người, làm giảm sức đề kháng vật nuôi, tăng tỷ lệ mắc bệnh, năng suất bị giảm, tăng các chi phí phòng trị bệnh, hiệu quả kinh tế của chăn nuôi không cao,...
- Ảnh hưởng rất nhiều đến nguồn nước ngầm (với nhiều hộ ở nông thôn vẫn hay dùng giếng làm nước sinh hoạt chính, nên nguồn nước ngầm rất quan trọng), hay nguồn đất có thể bị ảnh hưởng.
- Bón phân động vật không qua xử lý, sẽ làm chết cây, gây úng hoặc thối rễ.
Câu 16:
Vì sao chăm sóc, phòng và trị bệnh cho vật nuôi lại ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm chăn nuôi?
Chăm sóc, phòng và trị bệnh cho vật nuôi lại ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm chăn nuôi vì:
Nếu chăm sóc, phòng và điều trị bệnh không tốt dẫn đến vật nuôi có hệ miễn dịch không tốt, sức đề kháng kém, sức khỏe yếu, không đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng, ảnh hưởng đến năng suất chất lượng, sản phẩm chăn nuôi; thậm chí sự sống vật nuôi ngắn hạn dẫn đến tổn thất kinh tế cho người nuôi.
Câu 17:
Trình bày biện pháp nuôi dưỡng,chăm sóc cho các vật nuôi được minh hoạ trong Hình 10.8.
Biện pháp nuôi dưỡng, chăm sóc cho các vật nuôi được minh họa trong Hình 10.8
- Hình 10.8a: Cho vật nuôi con vận động, tiếp xúc nhiều với nắng sớm để cơ thể khỏe mạnh và trao đổi chất tốt.
- Hình 10.8b: Giữ vệ sinh chuồng sạch sẽ, khô ráo.
- Hình 10.8c: Cho bú sữa đầu có đủ chất dinh dưỡng, nhiều kháng thể giúp cho cơ thể vật nuôi non chống lại bệnh tật.
Câu 18:
Cách chăm sóc vật nuôi đực giống khác với vật nuôi cái sinh sản như thế nào?
Chế độ nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi cái sinh sản ở giai đoạn mang thai và giai đạn nuôi con quyết định đến chất lượng đàn vật nuôi con.
Câu 19:
Quan sát, tìm hiểu và nhận xét công việc chăm sóc và nuôi dưỡng vật nuôi ở gia đình, địa phương em.
- Gia đình em đã nuôi chó, mèo. Một vài hoạt động chăm sóc vật nuôi mà em và gia đình đã thực hiện: cho vật nuôi ăn; chơi cùng vật nuôi, dắt vật nuôi đi dạo; chăm sóc, tắm rửa vật nuôi.
- Các vật nuôi phổ biến ở địa phương em: chó, mèo, gà, lợn, bò, trâu, thỏ,… Những việc chăm sóc chúng mà em thường thấy: cho ăn, dọn dẹp vệ sinh,… Ở địa phương em đã cải tiến trong nuôi dưỡng về chuồng trại: xây dựng ở nơi cao dáo, thoáng mát, xa nhà ở; Xây dựng rãnh thoát nuớc, dễ vệ sinh gắn liền với hệ thống xử lý chất thải; Sử dụng máng ăn; Có đủ hệ thống đèn chiếu sáng để cho gia súc gia cầm ăn thêm về ban đêm hay sưởi ấm cho gia súc và gia cầm non, nhất là vào ban đêm hay khi trời mưa lạnh.