Chủ nhật, 05/01/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 7 Công nghệ Bài tập Trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng có đáp án

Bài tập Trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng có đáp án

Bài tập Trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng có đáp án

  • 147 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Thời gian nào trong năm là thích hợp nhất để trồng rừng? Quy trình trồng rừng được thực hiện như thế nào? Sau khi trồng, cần phải chăm sóc và bảo vệ như thế nào để cây rừng sinh trưởng, phát triển tốt?
Xem đáp án

- Thời gian thích hợp nhất để trồng rừng là:

+ Miền Bắc: mùa xuân và mùa thu

+ Miền Trung và miền Nam: mùa mưa

- Quy trình trồng rừng phân làm 2 trường hợp: trồng bằng cây con có bầu và trồng rừng bằng cây con rễ trần.

- Để cây rừng sinh trưởng, phát triển tốt, cần chăm sóc và bảo vệ rừng:

+ Chăm sóc định kì 1 – 2 lần mỗi năm: làm hàng rào bảo vệ, phát quang và làm cỏ dại, tỉa và dặm cây, xới đất và vun gốc, bón phân cho cây.

+ Khai thác đồng bộ nhiều biện pháp như: trồng mới, chăm sóc thường xuyên, phòng chống cháy rừng, tuyên truyền bảo vệ rừng.


Câu 2:

Quan sát Hình 8.1 và xác định các bước theo quy trình trồng rừng bằng cây con có bầu phù hợp với từng nội dung theo mẫu bảng dưới đây

Quan sát Hình 8.1 và xác định các bước theo quy trình trồng rừng bằng cây con có bầu phù hợp với từng nội dung theo mẫu bảng dưới đây (ảnh 1)

Quan sát Hình 8.1 và xác định các bước theo quy trình trồng rừng bằng cây con có bầu phù hợp với từng nội dung theo mẫu bảng dưới đây (ảnh 2)

 

Xem đáp án

Nội dung

Bước

Rạch bỏ vỏ bầu

2

Tạo lỗ trong hố đất có chiều sâu lớn hơn chiều cao của bầu

1

Lấp và nén đất lần 1

4

Đặt bầu vào lỗ trong hố

3

Lấp và nén đất lần 2

5

Vun gốc

6


Câu 3:

Sử dụng intrenet, sách, báo, … để tìm hiểu tác dụng của các bước trong quy trình trồng rừng bằng cây con có bầu

Xem đáp án

Tác dụng của các bước trong quy trình trồng rừng bằng cây con có bầu:

- Tạo lỗ trong hố đất có chiều sâu lớn hơn chiều cao của bầu: để đặt bầu

- Rạch bỏ vỏ bầu: giúp rễ phát triển thuận lợi hơn

- Đặt bầu vào lỗ trong hố: để trồng cây

- Lấp và nén đất lần 1: giúp giữ thăng bằng cây

- Lấp và nén đất lần 2: đảm bảo gốc cây chặt, không bị đổ

- Vun gốc: để khi tưới nước hay mưa đất lún xuống bằng miệng hố cây không bị ngập úng


Câu 6:

Sử dụng internet, sách, báo, … để tìm hiểu về các loại cây thường được dùng để trồng rừng

Xem đáp án

Các loại cây thường được dùng để trồng rừng:

- Gỗ trầm hương

- Cây keo lá tràm

- Cây gỗ sưa

- Bạch đàn cao sản

- Gỗ mường đen

- Cây xoan đào

- Cây gỗ cẩm lai


Câu 7:

Quan sát Hình 8.4 và nêu các công việc chăm sóc cây rừng phù hợp với từng ảnh trong hình.

Quan sát Hình 8.4 và nêu các công việc chăm sóc cây rừng phù hợp với từng ảnh trong hình (ảnh 1)

Xem đáp án

Hình

Công việc

a

Tỉa và dặm cây

b

Phát quang và làm cỏ dại

c

Bón phân cho cây

d

Xới đất và vun gốc

e

Làm hàng rào bảo vệ


Câu 8:

Chỉ ra những việc nên và không nên làm để bảo vệ rừng và môi trường sinh thái theo mẫu bảng dưới đây

Chỉ ra những việc nên và không nên làm để bảo vệ rừng và môi trường sinh thái theo mẫu bảng dưới đây (ảnh 1)

Xem đáp án

- Những việc nên làm để bảo vệ rừng và môi trường sinh thái:

+ Làm cỏ, chăm sóc rừng thường xuyên

+ Phòng chống cháy rừng.

+ Tuyên truyền bảo vệ rừng.

+ Nâng cao năng lực thực thi pháp luật bảo vệ rừng.

+ Gieo trồng bổ sung để thúc đẩy tái sinh rừng tự nhiên.

+ Trồng rừng đầu nguồn

+ Tuần tra bảo vệ rừng

- Những việc không nên làm để bảo vệ rừng và môi trường sinh thái:

+ Đốt rừng làm nương rẫy.

+ Chăm thả đại gia súc (trâu, bò, …) càng nhiều càng tốt.

+ Khai thác gỗ xuất khẩu càng nhiều càng tốt.


Câu 9:

Hãy đề xuất những việc nên và không nên làm để bảo vệ rừng hoặc cây xanh ở nhà trường và địa phương em.

Xem đáp án

a. Ở trường:

* Những việc nên làm để bảo vệ cây xanh:

- Không trèo cây, bẻ cành

- Không khắc dấu lên cây

- Tưới cây thường xuyên

* Những việc không nên làm:

- Khắc dấu lên cây

- Leo trèo, bẻ cành, chặt cây.

b. Ở địa phương

* Những việc nên làm:

- Không trèo cây, bẻ cành

- Không khắc dấu lên cây

- Tưới cây thường xuyên

- Tuyên truyền trồng cây xanh và lợi ích của cây xanh tới người dân.

* Những việc không nên làm:

- Khắc dấu lên cây

- Leo trèo, bẻ cành, chặt cây.


Câu 10:

Giải thích ý nghĩa của bước 2 (rạch bỏ vỏ bầu) trong quy trình trồng rừng bằng cây con có bầu.

Xem đáp án

Ý nghĩa của bước 2 (rạch bỏ vỏ bầu) trong quy trình trồng rừng bằng cây con có bầu: giúp rễ phát triển thuận lợi hơn


Câu 11:

Hãy so sánh ưu, nhược điểm của trồng rừng bằng cây con có bầu và trồng rừng bằng cây con rễ trần
Xem đáp án

 

Cây con có bầu

Cây con rễ trần

Giống nhau

- Giảm thời gian và số lần chăm sóc

- Sức đề kháng cao

Khác nhau

- Chi phí cao

- Tỉ lệ sống cao

- Chi phí thấp

- Chỉ phù hợp với cây có bộ rễ phát triển và phục hồi nhanh


Câu 12:

Hoàn thành vào vở tên công việc chăm sóc rừng theo mẫu bảng dưới đây

Hoàn thành vào vở tên công việc chăm sóc rừng theo mẫu bảng dưới đây (ảnh 1)

Xem đáp án

Tên công việc chăm sóc rừng

Mục đích

Bón phân cho cây

Bổ sung chất dinh dưỡng cho cây

Làm hàng rào bảo vệ

Bảo vệ cây rừng khỏi các loại động vật gây hại

Tỉa và dặm cây

Đảm bảo mật độ cây rừng phù hợp

Phát quang và làm cỏ dại

Tránh sự cạnh tranh về ánh sáng và thức ăn

Xới đất và vun gốc

Làm cho đất tơi, xốp; tạo điều kiện cho rễ cây phát triển


Câu 13:

Tham gia trồng, chăm sóc cây trong khuôn viên nhà trường hoặc khu vực em sinh sống theo kĩ thuật đã học.

Xem đáp án

* Trồng cây trong khuôn viên trường hoặc nơi em sống bằng cây con có bầu theo 6 bước:

- Bước 1: Tạo lỗ trong hố đất có chiều sâu lớn hơn chiều cao của bầu

- Bước 2: Rạch bỏ vỏ bầu

- Bước 3: Đặt bầu vào lỗ trong hố

- Bước 4: Lấp và nén đất lần 1

- Bước 5: Lấp và nén đất lần 2

- Bước 6: Vun gốc

* Chăm sóc cây trong khuôn viên trường hoặc nơi em sinh sống bằng những công việc sau:

- Làm hàng rào bảo vệ

- Làm cỏ

- Tỉa và dặm cây

- Xới đất và vun gốc

- Bón phân


Câu 14:

Quan sát kĩ thuật trồng và chăm sóc cây ở gia đình/ nhà trường. địa phương em và đề xuất những điểm cần thay đổi (nếu có)

Xem đáp án

* Ở gia đình em:

- Kĩ thuật trồng: không vun gốc nên cây bị úng nước khi mùa mưa. Do đó cần thực hiện bước vun gốc đúng kí thuật

- Chăm sóc: không làm hàng rào bảo vệ nên gia súc gia cầm phá hại cây trồng. Do đó, cần làm hàng rào bảo vệ cây theo quy trình chăm sóc cây trồng.

* Ở nhà trường:

- Kĩ thuật trồng: không nén đất lần 2 nên cây hay bị đổ, gẫy khi mùa mưa bão. Do đó, cần thực hiện nén đất lần 2 theo đúng kĩ thuật.

- Chăm sóc: không bón phân cho cây nên cây chậm phát triển, không đủ chất dinh dưỡng dẫn tới việc chậm phát triển. Do đó, cần bón phân đầy đủ để cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.

* Ở địa phương em:

- Kĩ thuật trồng: Không rạch bỏ vỏ bầu nên cây chậm phát triển, nhiều trường hợp chết. Do đó, cần rạch bỏ vỏ bầu theo đúng yêu cầu kĩ thuật.

- Chăm sóc: không phát quang và làm cỏ dại, dẫn đến hiện tượng cây trồng chậm phát triển, cỏ dại mọc um tùm. Do đó, cần phát quang và làm cỏ dại để tạo điều kiện cho cây tiếp xúc ánh sáng, lấy chất dinh dưỡng.

Câu 15:

Viết một đoạn văn ngắn, một câu chuyện hoặc vẽ một bức tranh thể hiện tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng và tuyên truyền, vận động mọi người cùng chung tay bảo vệ rừng.

Xem đáp án

Không chỉ bảo vệ cuộc sống của con người. Rừng còn đem lại giá trị kinh tế lớn. Bởi vậy mà ông cha ta mới có câu: “Rừng vàng biển bạc” là thế. Trong rừng có rất nhiều loài động vật hoang dã, có giá trị kinh tế cao. Nhiều loại cây cung cấp nguồn nguyên liệu quý cho công nghiệp và dược phẩm, là nguồn gen hoang dại có giá trị trong lai tạo giống mới cho nông nghiệp và chăn nuôi. Rừng còn là một địa điểm du lịch thú vị cho những người ưa thích khám phá mạo hiểm.

Ngoài ra, rừng đôi khi còn trở thành bạn của con người. Trong chiến tranh, bộ đội ta phải sống trong rừng. Rừng giúp chúng ta ẩn nấp, rừng giúp vây bắt quân thù. Đặc biệt, với đất nước có diện tích rừng lớn như Việt Nam. Thì rừng còn trở thành ranh giới tự nhiên với các nước láng giềng, góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng…

Với tầm quan trọng như vậy, thì bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của mỗi con người. Chúng ta cần có những biện pháp tích cực như: trồng cây gây rừng, không chặt phá rừng bừa bãi, khai thác rừng đúng cách, không đốt rừng làm nương rẫy, hưởng ứng phong trào “Tết trồng cây”... Những hành động nhỏ bé sẽ góp phần tích cực trong việc bảo vệ rừng.


Bắt đầu thi ngay