Đề thi KHTN 6 Giữa học kì 1 có đáp án (Đề 2)
-
836 lượt thi
-
30 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Khoa học tự nhiên có vai trò quan trọng trong:
Đáp án D
Khoa học tự nhiên có vai trò quan trọng trong:
- Nâng cao nhận thức của con người về thế giới tự nhiên.
- Ứng dụng công nghệ vào cuộc sống, sản xuất, kinh doanh.
- Chăm sóc sức khỏe con người.
- Hoạt động nghiên cứu khoa học.
- Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Câu 2:
Vật nào sau đây được gọi là vật không sống?
Đáp án D
Vật sống có những đặc điểm: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng, phát triển (bao gồm lớn lên), vận động, cảm ứng, sinh sản.
+ Những vật là vật sống: con cá, chú chuột, cây cau vì nó mang đặc điểm của vật sống.
+ Vật không sống là cái thang vì nó không có khả năng: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng, phát triển (bao gồm lớn lên), vận động, cảm ứng, sinh sản.
Câu 3:
Khi không may bị hoá chất ăn da bám lên tay thì bước đẩu tiên và cẩn thiết nhất là phải làm gì?
Đáp án D
Khi không may bị hoá chất ăn da bám lên tay thì bước đầu tiên và cẩn thiết nhất là phải cởi bỏ phẩn quẩn áo dính hoá chất, xả tay dưới vòi nước sạch ngay lập tức.
Nếu vết bỏng chảy nhiều máu thì phải sau khi rửa sạch dưới vòi nước nên băng vết bỏng lại. Lưu ý không băng chặt và phải dùng bông, gạc sạch.
Sau khi sơ cứu xong, cần chuyển ngay nạn nhân tới trung tâm y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
Câu 4:
Muốn cân một vật cho kết quả đo chính xác ta cần làm gì?
Đáp án C
Muốn cân một vật cho kết quả đo chính xác ta cần:
- Đặt cân ở vị trí bằng phẳng
- Để vật cân đối trên đĩa cân
- Đọc kết quả đo khi kim chỉ của đồng hồ đã ổn định
Câu 5:
Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng nào?
Đáp án A
Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng.
Câu 6:
Trường hợp nào sau đây thể hiện tính chất hóa học?
Đáp án A
Tính chất vật lí: Không có sự tạo thành chất mới
+ Thể (rắn, lỏng, khí)
+ Màu sắc, mùi vị, hình dạng, kích thước, khối lượng riêng.
+ Tính tan trong nước hoặc chất lỏng khác.
+ Tính nóng chảy, sự sôi của một chất.
+ Tính dẫn nhiệt, dẫn điện
Tính chất hóa học: Có sự tạo thành chất mới.
+ Chất bị phân hủy.
+ Chất bị đốt cháy.
+ Khả năng tác dụng với chất khác.
A. Cho 1 viên vitamin C sủi vào cốc nước, viên sủi tan ra và xuất hiện bọt khí → Tính chất hóa học.
B. Đường tan trong nước → Tính chất vật lí.
C. Hạt sương chuyển từ thể lỏng sang thể khí → Tính chất vật lí.
D. Khí trong chai rượu vang bị nén thoát ra ngoài → Tính chất vật lí.
Câu 7:
Chọn phát biểu đúng:
Đáp án A
Oxygen là chất khí, tan ít trong nước.
→ Khí oxygen nặng hơn không khí.
Câu 8:
Bạn Minh tiến hành 1 thí nghiệm bắt 2 con châu chấu có kích cỡ bằng nhau cho vào 2 bình đựng thủy tinh. Đậy kín bình 1 bằng nút cao su, còn bình 2 bọc lại bằng miếng vải màn. Các em hãy dự đoán kết quả xảy ra của 2 con châu chấu ở 2 bình?
Đáp án A
Đậy kín bình 1 bằng nút cao su → Một thời gian con châu chấu sẽ chết vì trong bình không còn khí oxygen hỗ trợ quá trình hô hấp.
Bình 2 bọc lại bằng miếng vải màn → Con chấu chấu vẫn sống vì có khí oxygen lọt qua miếng vải màn vào trong bình hỗ trợ cho quá trình hô hấp.
Câu 9:
Thực phẩm để lâu ngoài không khí sẽ bị gì?
Đáp án D
Thực phẩm có thể bị biến đổi tính chất (màu sắc, mùi vị, giá trị dinh dưỡng,...) khi để lâu ngoài không khí, khi trộn lẫn các loại thực phẩm với nhau hoặc bảo quản thực phẩm không đúng cách.
Câu 10:
Để tách xăng và nước bị lẫn vào nhau ta làm như sau:
Đáp án C
Phương pháp chiết dùng để tách hai chất lỏng không tan vào nhau.
Xăng không tan trong nước và nhẹ hơn nước nên ta dùng phễu chiết sẽ thu được nước ở bình hứng và xăng ở phễu chiết.
Câu 11:
Cho các bộ phận sau:
(1) Tế bào cơ
(2) Tim
(3) Mô cơ
(4) Con thỏ
(5) Hệ tuần hoàn
Sắp xếp các cấp độ tổ chức cơ thể của con thỏ theo thứ tự tăng dần là:
Đáp án: D
Trật tự sắp xếp các cấp độ tổ chức cơ thể của con thỏ theo thứ tự tăng dần là: Tế bào cơ à mô cơ à tim à hệ tuần hoàn à con thỏ tương đương với thứ tự sắp xếp là (1) à (3) à (2) à (5) à (4)
Câu 12:
Hệ cơ quan nào dưới đây không cần phối hợp hoạt động khi cơ thể đang chơi thể thao?
Đáp án: D
Khi cơ thể vận động cần tới sự phối hợp hoạt động của nhiều cơ quan nhưng không cần tới hệ tiêu hóa.
Câu 13:
Loại mô nào dưới đây không cấu tạo nên dạ dày người?
Đáp án: B
Mô giậu là mô cấu tạo nên cơ quan ở thực vật.
Câu 14:
Cơ quan nào dưới đây không thuộc hệ tiêu hóa?
Đáp án: A
Thận là cơ quan thuộc hệ bài tiết.
Câu 16:
Loại tế bào nào dưới đây không phải là tế bào thực vật?
Đáp án: D
Ở thực vật chưa có hệ thần kinh nên không có tế bào thần kinh.
Câu 17:
Đặc điểm nào dưới đây không có ở tế bào nhân sơ?
Đáp án: D
Ở thực vật chưa có hệ thần kinh nên không có tế bào thần kinh.
Câu 18:
Tế bào động vật khác tế bào thực vật ở điểm nào?
Đáp án: A
- Tế bào động vật đa số không có thành tế bào còn tế bào thực vật có thành tế bào được cấu tạo chủ yếu bới cellulose.
Câu 19:
Một tế bào tiến hành sinh sản 3 lần liên tiếp sẽ tạo ra bao nhiêu tế bào?
Đáp án: C
Ta có công thức tính số tế bào tạo ra sau n lần sinh sản là: N = a × 2n
Trong đó:
N: số tế bào được tạo ra
a: số tế bào tham gia sinh sản
n: số lần tham gia sinh sản
à Số tế bào tạo ra từ 1 tế bào sau 3 lần sinh sản là: N = 1 × 23 = 8 tế bào
Câu 20:
Sự lớn lên và sinh sản của tế bào không mang ý nghĩa nào sau đây?
Đáp án: B
Sự lớn lên và sinh sản của tế bào không mang ý nghĩa cho thấy cơ thể sinh vật đã đến tuổi sinh sản.
Câu 21:
Khi viên bi đứng yên trên mặt sàn nằm ngang, các lực tác dụng lên viên bi là:
Khi viên bi đứng yên trên mặt sàn nằm ngang, các lực tác dụng lên viên bi là:
+ Trọng lực của bi
+ lực nâng của mặt sàn.
Đáp án C
Câu 22:
Một quả nặng có trọng lượng 0,1N. Khối lượng của quả nặng là
Ta có P = 10. m => m = P : 10 = 0,1 : 10 = 0,01 kg = 10g
Đáp án C
Câu 23:
Trên một hộp mứt có ghi 500g có nghĩa là:
Trên một hộp mứt có ghi 500g có nghĩa là khối lượng của mứt chứa trong hộp mứt.
Đáp án C
Câu 24:
Một vật được treo bằng 1 sợi dây, đầu trên cố đinh, vật đứng yên. Vật chịu tác dụng của lực nào?
Một vật được treo bằng 1 sợi dây, đầu trên cố đinh, vật đứng yên. Vật chịu tác dụng của trọng lực và lực căng dây.
Đáp án D
Câu 25:
Lực tác dụng vào vật gây ra cho vật:
Lực tác dụng vào vật có thể làm:
- vật thay đổi tốc độ
- vật bị biến dạng
- vừa thay đổi tốc độ vừa bị biến dạng
Đáp án D
Câu 26:
Quả bóng ten – nít khi chạm vào mặt vợt sẽ như thế nào?
Quả bóng ten – nít khi chạm vào mặt vợt sẽ vừa bị méo vừa bị bay ngược trở lại
Đáp án C
Câu 27:
Điền vào chỗ trống “…” để được câu hoàn chỉnh:
Sự biến dạng là …
Sự biến dạng là sự thay đổi hình dạng của vật.
Đáp án C
Câu 28:
Điền vào chỗ trống “…” để được câu hoàn chỉnh:
…. là số đo lượng chất của một vật. Khi không tính bao bì thì khối lượng đó được gọi là khối lượng tịnh.
Khối lượng là số đo lượng chất của một vật. Khi không tính bao bì thì khối lượng đó được gọi là khối lượng tịnh.
Đáp án C
Câu 29:
Trong các chuyển động sau, chuyển động nào đã bị biến đổi?
A – bị biến đổi về độ lớn vận tốc
B – không thay đổi về hướng và độ lớn
C - không thay đổi về hướng và độ lớn
D - không thay đổi về hướng và độ lớn
Đáp án A
Câu 30:
Điền vào chỗ trống “…” để được câu hoàn chỉnh:
Gió tác dụng lực lên cánh buồm cùng chiều chuyển động của thuyền làm thuyền chuyển động …
Gió tác dụng lực lên cánh buồm cùng chiều chuyển động của thuyền làm thuyền chuyển động nhanh lên.
Đáp án A