Đề thi KHTN 6 Giữa học kì 1 có đáp án (Đề 3)
-
908 lượt thi
-
31 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Dự báo thời tiết thuộc lĩnh vực nào của khoa học tự nhiên?
Đáp án D
Dự báo thời tiết thuộc lĩnh vực khoa học trái đất.
Lĩnh vực khoa học trái đất nghiên cứu về Trái đất và bầu khí quyển của nó.
Câu 2:
Đáp án C
A. Là việc làm an toàn
B. Là việc làm an toàn
C. Là việc làm không an toàn, cần phải rửa tay bằng xà phòng khi kết thúc buổi thực hành để loại bỏ sạch các hóa chất dính lên tay.
D. Là việc làm an toàn
Câu 3:
Dụng cụ nào trong các dụng cụ sau không được sử dụng để đo chiều dài?
Đáp án D
Thước dây, thước mét, thước kẹp đều là các loại thước đo chiều dài.
Compa là dụng cụ để vẽ đường tròn. Không sử dụng để đo chiều dài.
Câu 4:
“1 ngày = … giây”, chọn phương án đổi đúng?
Đáp án C
Ta có: 1 ngày = 24 giờ = 1440 phút = 86 400 giây
Câu 5:
Để đo nhiệt độ của cơ thể ta nên dùng nhiệt kế loại nào?
Đáp án C
Để đo nhiệt độ của cơ thể ta nên dùng nhiệt kế y tế vì nó có giới hạn đo phù hợp với nhiệt độ cơ thể người từ 35oC đến 42oC.
Câu 6:
Khi một can xăng bất cẩn bốc cháy, chọn giải pháp chữa cháy nào dưới đây phù hợp nhất ?
Đáp án B
Muốn dập tắt sự cháy cần thực hiện một hoặc đồng thời cả hai biện pháp sau:
(1) Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy.
(2) Cách li chất cháy với khí oxygen.
A. Sai vì xăng, dầu nhẹ hơn nước và không tan trong nước. Xăng, dầu sẽ nổi trên mặt nước và lan rộng làm cho đám cháy lớn hơn.
B. Đúng. Dùng cát đổ trùm lên mục đích cách li chất cháy với khí oxygen.
C. Bình chữa cháy gia đình thì quá nhỏ để có thể dập tắt đám cháy của can xăng.
D. Do đám cháy lớn từ can xăng nên không dùng chăn vì chăn có thể bị cháy.
Câu 7:
Một số chất khí có mùi thơm toả ra từ bông hoa hồng làm ta có thể ngửi thấy mùi hoa thơm. Điều này thể hiện tính chất nào của thể khí?
Đáp án C
Đặc điểm của chất khí là có khối lượng xác định, không có hình dạng và thể tích xác định, có thể lan tỏa theo mọi hướng và chiếm toàn bộ thể tích vật chứa nó.
Câu 8:
Nguyên nhân nào sau đây không gây ô nhiễm không khí?
Đáp án D
Quá trình quang hợp của cây xanh hấp thụ khí carbon dioxide và thải ra khí oxygen làm trong sạch bầu không khí → Không gây ô nhiễm môi trường.
Câu 9:
Nhiên liệu lỏng gồm các chất?
Đáp án D
A. Sai vì nến là nhiên liệu ở thể rắn.
B. Sai vì than đá và củi là nhiên liệu dạng rắn.
C. Sai vì biogas là nhiên liệu dạng khí, củi là nhiên liệu dạng rắn.
D. Đúng. Cồn, xăng, dầu đều là những nhiên liệu ở dạng lỏng.
Câu 10:
Hỗn hợp nào sau đây không được xem là dung dịch?
Đáp án C
Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.
A. Là dung dịch.
B. Là dung dịch.
C. Là huyền phù gồm các hạt bột mì (rắn) lơ lửng trong nước (lỏng).
D. Là dung dịch
Câu 11:
Đáp án: C
Roi và lông mao chỉ có ở tế bào nhân sơ để giúp tế bào di chuyển.
Câu 12:
Tế bào sẽ ngừng lớn lên khi nào?
Đáp án: B
Khi các tế bào đạt tới kích thước nhất định chúng sẽ không tiếp tục lớn lên mà sẽ chuyển sang giai đoạn sinh sản.
Câu 13:
Cơ thể nào dưới đây không phải là cơ thể đơn bào?
Đáp án: B
Con dơi là cơ thể đa bào.
Câu 14:
Hệ cơ quan nào dưới đây không có ở động vật?
Đáp án: A
Hệ chồi là hệ cơ quan ở thực vật.
Câu 15:
Đơn vị cấu tạo và chức năng cơ bản của mọi cơ thể sống là?
Đáp án: B
Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sống.
Câu 16:
Trong cơ thể đa bào, tập hợp các tế bào giống nhau cùng thực hiện một chức năng nhất định được gọi là gì?
Đáp án: D
Mô là tập hợp các tế bào giống nhau cùng thực hiện một chức năng nhất định.
Câu 17:
Quan sát tế bào bên và cho biết mũi tên đang chỉ vào thành phần nào của tế bào.
Đáp án: D
Ở sinh vật nhân sơ, nhân chưa có màng bao bọc nên gọi là vùng nhân.
Câu 18:
Quan sát hình ảnh trùng roi và trả lời câu hỏi sau:
Thành phần cấu trúc x (có màu xanh) trong hình bên là gì?
Đáp án: A
Lục lạp là bào quan có màu xanh nằm trong cơ thể trùng roi.
Câu 19:
Lực trong hình vẽ dưới đây có độ lớn bao nhiêu?
Ta có: 1 đoạn ứng với 15N, lực được biểu diễn bởi 3 đoạn ứng với 45N.
Đáp án C
Câu 20:
Hệ cơ quan ở thực vật bao gồm?
Đáp án: C
Hệ cơ quan ở thực vật gồm:
- Hệ rễ: bao gồm rễ cây
- Hệ chồi: bao gồm thân, lá, hóa, quả
Câu 21:
Nối các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào ở cột bên trái với các ví dụ tương ứng ở cột bên phải.
Đáp án: A
1 – B
2 – A
3 – C
4 – E
5 – D
- Mô: mô cơ trơn
- Cơ thể: ngựa vằn
- Tế bào: tế bào cơ
- Hệ cơ quan: hệ tiêu hóa
- Cơ quan: dạ dày
Câu 22:
Khi người thợ bắt đầu kéo thùng hàng từ dưới lên trên, người thợ đó đã tác dụng vào thùng hàng một:
Khi người thợ bắt đầu kéo thùng hàng từ dưới lên trên, người thợ đó đã tác dụng vào thùng hàng một lực kéo.
Đáp án C
Câu 23:
Khi chịu tác dụng của lực, vật vừa bị biến dạng, vừa đổi hướng chuyển động. Trường hợp nào sau đây thể hiện điều đó?
A – thay đổi tốc độ
B – thay đổi tốc độ và hướng chuyển động
C – thay đổi tốc độ
D – thay đổi tốc độ
Đáp án B
Câu 24:
1N là trọng lượng của quả cân bao nhiêu gam?
1N là trọng lượng của quả cân 100g.
Đáp án A
Câu 25:
Một cốc nước tinh khiết và một cốc trà sữa có cùng thể tích 150ml để gần nhau. Nhận xét nào sau đây là đúng?
- Hai cốc nước khác loại nên sẽ có khối lượng khác nhau => trọng lượng cũng sẽ khác nhau.
- Mọi vật có khối lượng đều hút nhau một lực => có lực hấp dẫn giữa hai vật.
Đáp án C
Câu 26:
Chọn câu trả lời sai. Một vật nếu có lực tác dụng đủ mạnh thì có thể làm cho vật:
A – đúng
B – sai, vì lực có thể làm cho vật vừa biến dạng vừa thay đổi chuyển động
C – đúng
D – đúng
Đáp án B
Câu 27:
Lực mà Trái Đất tác dụng lên vật là:
Lực mà Trái Đất tác dụng lên vật là trọng lực. Trọng lượng là độ lớn của trọng lực. Lực mà Trái Đất tác dụng lên vật là lực hút.
Đáp án B
Câu 28:
Trọng lượng của một thùng hàng có khối lượng 50 kg là:
Vì Trọng lượng của một vật 1 kg là 10 N.
=> Trọng lượng của một thùng hàng có khối lượng 50 kg là .
Đáp án C
Câu 29:
Khi một lực sĩ bắt đầu ném một quả tạ, lực sĩ đã tác dụng vào quả tạ một
Khi một lực sĩ bắt đầu ném một quả tạ, lực sĩ đã tác dụng vào quả tạ một lực đẩy.
Đáp án A
Câu 30:
Khi đo lực thì trường hợp nào phải đặt lực kế theo phương thẳng đứng?
Khi đo trọng lượng của vật cần phải đặt lực kế theo phương thẳng đứng.
Đáp án A
Câu 31:
Khi đo lực thì trường hợp nào phải đặt lực kế theo phương thẳng đứng?
Khi đo trọng lượng của vật cần phải đặt lực kế theo phương thẳng đứng.
Đáp án A