Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 Chủ đề 3: Các thể của chất - Bộ Cánh diều
Bài 6: Tính chất và sự chuyển thể của chất - SBT KHTN 6
-
174 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Những tính chất nào sau đây là tính chất vật lí của chất?
Đáp án C.
Khả năng tan trong nước, nhiệt độ sôi, màu sắc là tính chất vật lí của chất.
Câu 2:
Tính chất nào dưới đây là tính chất hóa học của đường?
Đáp án C.
Tính chất hóa học của chất: khả năng cháy, khả năng phân hủy, khả năng tác dụng được với chất khác.
Vậy khả năng cháy trong oxygen tạo thành khí carbon dioxide và nước là tính chất hóa học của đường.
Câu 3:
Chọn từ thích hợp điền vào chỗ...trong các câu sau:
a) Tính tan trong nước là ...(1)... của muối ăn.
b) Khả năng cháy trong oxygen là ...(2)... của than.
Đáp án C. (1) tính chất vật lí, (2) tính chất hóa học.
a) Tính tan trong nước là tính chất vật lí của muối ăn.
b) Khả năng cháy trong oxygen là tính chất hóa học của than.
Câu 4:
Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng được gọi là
Đáp án A.
Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng được gọi là sự ngưng tụ
Câu 5:
Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào liên quan đến sự bay hơi?
Đáp án B.
Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi được gọi là sự bay hơi. Cốc nước bị cạn dần khi để ngoài trời nắng do nước trong cốc đã bị bay hơi.
Câu 6:
Cho ba chất: muối ăn, đường ăn, than bột. Hãy so sánh một số tính chất của các chất trên (màu sắc, tính tan, ...)
Một số tính chất của:
- Muối ăn: chất rắn, màu trắng, không mùi, không tan trong nước, không cháy được.
- Đường ăn: chất rắn, màu trắng, không mùi, tan trong nước, cháy được.
- Than bột: chất rắn, màu đen, không mùi, không tan trong nước, cháy được.
Câu 7:
Mỗi trường hợp sau diễn ra quá trình chuyển thể nào?
a) Đun chảy một mẩu nến.
b) Sương đọng trên lá cây
a) Mẩu nến chuyển từ thể rắn sang thể lỏng -> Quá trình nóng chảy.
b) Hơi nước ngưng tụ thành sương đọng trên lá cây -> Quá trình ngưng tụ.
Câu 8:
Quan sát hình minh họa 6.1, hãy dự đoán sau ba ngày lượng nước ở vật dụng nào còn nhiều nhất, ở vật dụng nào còn ít nhất. Biết ba vật dụng chứa cùng một lượng nước, đặt ở cùng một vị trí, trong cùng điều kiện môi trường.
Cùng một lượng nước, đặt ở cùng một vị trí, trong cùng điều kiện môi trường. Sự bay hơi của nước diễn ra càng nhanh khi diện tích mặt thoáng mặt thoáng của nước càng lớn.
Nước còn nhiều nhất: hình a. Vì diện tích mặt thoáng nhỏ nhất, nước bay hơi chậm hơn.
Nước còn ít nhất: hình b. Vì diện tích mặt thoáng lớn nhất, nước bay hơi nhanh hơn.
Câu 9:
Sự bay hơi của nước diễn ra nhanh hơn khi nào?
Sự bay hơi của nước diễn ra nhanh hơn khi nhiệt độ càng cao, gió càng mạnh và diện tích mặt thoáng của nước càng lớn.
Câu 10:
Hình 6.2 minh họa chu trình của nước trong tự nhiên. Theo em, có những quá trình chuyển thể nào của nước diễn ra trong chu trình này?
Các quá trình chuyển thể trong chu trình của nước:
- Nước ở ao, hồ, sông, suối,... bay hơi.
- Hơi nước ngưng tụ thành mây.
- Nước đóng băng (đông đặc) thành băng tuyết.
- Băng tuyết tan chảy (nóng chảy) thành nước.