IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Khoa học tự nhiên Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 Chủ đề 8: Đa dạng thế giới sống - Bộ Chân trời sáng tạo

Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 Chủ đề 8: Đa dạng thế giới sống - Bộ Chân trời sáng tạo

Bài 27: Nguyên sinh vật

  • 923 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Bài 27.2 trang 90 sách bài tập KHTN 6: Thành phần nào trong tế bào tảo lục ở hình bên giúp chúng có khả năng quang hợp?

Bài 27: Nguyên sinh vật

Xem đáp án

Lời giải:

Đáp án: D

Thành phần (4) trong hình là lục lạp và nó có khả năng giúp cho tế bào tảo lục quang hợp.


Câu 3:

Bài 27.3 trang 90 sách bài tập KHTN 6: Nguyên sinh vật là nhóm sinh vật:

Xem đáp án

Lời giải:

Đáp án: A

Nguyên sinh vật là các sinh vật đơn bào, nhân thực, đa số có kích thước hiển vi.


Câu 4:

Bài 27.4 trang 90 sách bài tập KHTN 6: Nấm nhầy thuộc giới?

Xem đáp án

Lời giải:

Đáp án: C

Nấm nhầy nhìn giống như nấm nhưng có khả năng hoạt động như động vật nên được xếp vào nhóm nguyên sinh vật.


Câu 5:

Bài 27.5 trang 90 sách bài tập KHTN 6: Bệnh kiết lị do tác nhân nào gây nên?

Xem đáp án

Lời giải:

Đáp án: A


Câu 7:

Bài 27.7 trang 91 sách bài tập KHTN 6: Hãy kể tên một số kí sinh trùng thuộc nhóm nguyên sinh vật kí sinh ở người.

Xem đáp án

Lời giải:

Tên một số kí sinh trùng thuộc nhóm nguyên sinh vật kí sinh ở người là: trùng sốt rét, trùng kết lị, amip ăn não,…


Câu 8:

Bài 27.8 trang 91 sách bài tập KHTN 6: Em hãy nêu một số bệnh lây nhiễm thường gặp trong đời sống và cho biết tác nhân gây bệnh là gì bằng cách hoàn thành bảng sau:

Bài 27: Nguyên sinh vật

Xem đáp án

Lời giải:

STT

Tên bệnh

Nguyên nhân

1

Bệnh dại

Virus dại

2

Bệnh than

Vi khuẩn than

3

Bệnh cúm

Virus cúm

4

Bệnh đậu mùa

Virus variola

5

Bệnh sốt rét

Trùng sốt rét


Câu 9:

Bài 27.9 trang 91 sách bài tập KHTN 6: Điều gì sẽ xảy ra với các sinh vật trong chuỗi thức ăn ở hình bên nếu số lượng tảo trong chuối thức ăn bị giảm đột ngột?

Bài 27: Nguyên sinh vật

Xem đáp án

Lời giải:

Tảo là sinh vật khởi đầu chuỗi thức ăn ở hình bên. Nếu số lượng tảo giảm đột ngột sẽ dẫn tới số lượng các sinh vật phía sau cũng giảm đi. Sinh vật bị ảnh hưởng nhiều nhất là giáp xác chân chèo vì tảo là thức ăn trực tiếp của chúng. Các loài khác cũng bị ảnh hưởng nhưng ảnh hưởng sẽ giảm dần từ bậc thấp đến bậc cao.


Câu 10:

Bài 27.10 trang 91 sách bài tập KHTN 6: Hai bạn học sinh đang tranh cãi về môi trường sống của nguyên sinh vật. Bạn thứ nhất nói: “Nguyên sinh vật có thể sống tự do ngoài môi trường tự nhiên”; bạn thứ hai lại nói: “Nguyên sinh vật chỉ có thể sống kí sinh trong cơ thể vật chủ.” Em hãy đưa ra giải thích đúng nhất cho hai bạn.

Xem đáp án

Lời giải:

- Một số nguyên sinh vật có thể sống tự do trong môi trường tự nhiên vì nó có lục lạp để tiến hành quang hợp.

- Một số nguyên sinh vật khác không chứa lục lạp thì không thể tự tổng hợp được chất hữu cơ nên phải sống kí sinh.

→ Hai bạn đều nói đúng nhưng chưa đủ.


Bắt đầu thi ngay