IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Sinh học Giải SBT Sinh 10 CTST Bài 13: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào có đáp án

Giải SBT Sinh 10 CTST Bài 13: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào có đáp án

Giải SBT Sinh 10 CTST Bài 13: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào có đáp án

  • 147 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Hãy ghép các dạng năng lượng tương ứng với đặc điểm của chúng.

Hãy ghép các dạng năng lượng tương ứng với đặc điểm của chúng. (ảnh 1)
Xem đáp án

1 – b: Điện năng được tạo ra khi có sự chênh lệch nồng độ các ion trái dấu ở hai phía của màng tế bào.

2 – d: Hóa năng là dạng năng lượng tiềm ẩn trong các liên kết hóa học.

3 – a: Nhiệt năng được sinh ra trong quá trình trao đổi chất.

4 – c: Cơ năng được sinh ra trong quá trình vận chuyển các chất.


Câu 3:

Enzyme nuclease chỉ có tác dụng phân giải nucleic acid thành các đơn phân nucleotide mà không tác dụng lên bất kì phân tử sinh học nào khác. Ví dụ trên muốn nói đến đặc tính nào của enzyme?

A. Tính đa dạng.

B. Tính đặc hiệu.

C. Tính kị nước.

D. Tính chọn lọc.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Ví dụ trên muốn nói đến tính đặc hiệu của enzyme: Mỗi enzyme thường có một trung tâm hoạt động, là một vùng cấu trúc không gian đặc biệt có khả năng liên kết đặc hiệu với cơ chất để xúc tác phản ứng diễn ra.


Câu 4:

Phần lớn các hoạt động sống trong tế bào đều được cung cấp năng lượng từ

A. ATP.

B. carbohydrate.

C. lipid.

D. protein.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Phần lớn các hoạt động sống trong tế bào đều được cung cấp năng lượng từ ATP. ATP là hợp chất mang năng lượng do có các nhóm phosphate chứa liên kết cao năng.


Câu 5:

Sơ đồ nào sau đây là đúng với cơ chế xúc tác của enzyme?

A. S + E → ES → EP → E + P.

B. P + E → PE → ES → E + S.

C. S + E → EP → E + P.

D. P + E → ES → E + S.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Sơ đồ cơ chế xúc tác của enzyme: S + E → ES → EP → E + P.

Enzyme (E) kết hợp với cơ chất (S) tại trung tâm hoạt động tạo thành phức hợp enzyme – cơ chất (ES). Sau đó, enzyme xúc tác cho phản ứng biến đổi cơ chất thành sản phẩm (P). Cuối cùng, sản phẩm (P) được giải phóng khỏi enzyme (E).


Câu 6:

Khi nói về ATP, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

(1) Liên kết P ~ P trong phân tử ATP là liên kết cao năng, rất dễ bị tách ra để giải phóng năng lượng.

(2) Một phân tử ATP chỉ chứa một liên kết cao năng.

(3) Phân tử ATP có cấu tạo gồm: adenine, đường ribose và ba nhóm phosphate.

(4) Năng lượng tích trữ trong các phân tử ATP là dạng nhiệt năng.

A. 1.

B. 4.

C. 3.

D. 2.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

(1) Đúng. Liên kết P ~ P trong phân tử ATP là liên kết cao năng, rất dễ bị tách ra để giải phóng năng lượng.

(2) Sai. Một phân tử ATP có 3 gốc phosphate, chứa 2 liên kết cao năng.

(3) Đúng. Phân tử ATP có cấu tạo gồm: adenine, đường ribose và ba nhóm phosphate.

(4) Sai. Năng lượng tích trữ trong các phân tử ATP là dạng hóa năng dễ sử dụng.


Câu 7:

Quan sát hình sau và cho biết có bao nhiêu phát biểu đúng.

Quan sát hình sau và cho biết có bao nhiêu phát biểu đúng.  (1) Năng lượng hoạt hóa là năng lượng (ảnh 1)

(1) Năng lượng hoạt hóa là năng lượng được cung cấp cho các phân tử tham gia phản ứng trước khi phản ứng có thể xảy ra.

(2) Khi có sự tham gia của enzyme, năng lượng hoạt hóa sẽ được tăng cao làm phản ứng xảy ra dễ dàng hơn.

(3) Khi có enzyme, phản ứng có thể xảy ra ở điều kiện nhiệt độ thấp của tế bào.

(4) Về mặt nhiệt động học, phản ứng ở hình trên là phản ứng thu nhiệt.

(5) Ở đồ thị, chất phản ứng ở trong trạng thái không ổn định gọi là trạng thái chuyển tiếp.

(6) Năng lượng hoạt hóa là năng lượng cần để đẩy chất phản ứng lên tới ngưỡng của hàng rào năng lượng.

A. 1.

B. 4.

C. 3.

D. 2.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

(1) Đúng. Năng lượng hoạt hóa là năng lượng được cung cấp cho các phân tử tham gia phản ứng trước khi phản ứng có thể xảy ra.

(2) Sai. Khi có sự tham gia của enzyme, năng lượng hoạt hóa sẽ giảm làm phản ứng xảy ra dễ dàng hơn.

(3) Đúng. Khi có enzyme, phản ứng có thể xảy ra ở điều kiện nhiệt độ thấp của tế bào.

(4) Sai. Về mặt nhiệt động học, phản ứng ở hình trên là phản ứng tỏa nhiệt do có ΔG< 0.

(5) Đúng. Ở đồ thị, chất phản ứng ở trong trạng thái không ổn định gọi là trạng thái chuyển tiếp.

(6) Sai. Năng lượng hoạt hóa là năng lượng tối thiểu của các phân tử và nguyên tử cần phải có để có thể tham gia vào phản ứng hóa học.


Câu 8:

Vẽ sơ đồ cấu tạo phân tử ATP. Phân tích cấu tạo của ATP để giải thích tại sao liên kết giữa nhóm phosphate thứ hai và thứ ba của ATP là liên kết cao năng.

Xem đáp án

- Sơ đồ cấu tạo ATP:

Vẽ sơ đồ cấu tạo phân tử ATP. Phân tích cấu tạo của ATP để giải thích tại sao liên kết (ảnh 1)

- Liên kết giữa nhóm phosphate thứ hai với thứ ba của phân tử ATP là liên kết cao năng vì ba nhóm phosphate đều tích điện âm, khi ba nhóm này đứng liền nhau sẽ có xu hướng đẩy nhau, do đó, cấu trúc vùng chứa ba nhóm phosphate của phân tử ATP không ổn định, giống như chiếc lò xo đang bị nén chặt lại và có thể bung ra bất cứ lúc nào, vì vậy năng lượng cần để duy trì cấu trúc của ATP phải khá lớn.


Câu 13:

Bằng cơ chế nào mà tế bào có thể ngừng việc tổng hợp một chất nhất định khi nồng độ chất đó tăng lên quá cao?

Xem đáp án

Tế bào có thể điều khiển tổng hợp các chất bằng cơ chế ức chế ngược. Sản phẩm khi được tổng hợp ra quá nhiều sẽ trở thành chất ức chế quay lại ức chế enzyme xúc tác cho phản ứng đầu tiên của quá trình chuyển hóa.


Câu 14:

 Khi quảng cáo về bột giặt, một số nhà sản xuất khẳng định bột giặt của họ có khả năng giặt sạch những vết bẩn gây ra do dầu mỡ, thức ăn. Theo em, cơ sở nào để nhà sản xuất đưa ra khẳng định trên?
Xem đáp án

Do trong bột giặt có thành phần là các enzyme như lipase, protease, amylase, cellulase,… để phân giải các chất như lipid, protein, tinh bột, cellulose nên có thể tẩy sạch các vết bẩn gây ra cho dầu mỡ, thức ăn.


Bắt đầu thi ngay