Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 7 Công nghệ Giải SGK Công nghệ 7 Phần 3 - Chương 2: Quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi

Giải SGK Công nghệ 7 Phần 3 - Chương 2: Quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi

Bài 47: Vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi

  • 2109 lượt thi

  • 5 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Em hãy quan sát hình 73 về cách xử lí mầm bệnh để chế vắc xin và trả lời câu hỏi: Thể nào là vắc xin chết và vắc xin nhược độc?

Giải bài tập Công nghệ 7 | Giải Công nghệ 7

Xem đáp án

- Vắc xin nhược độc: vắc xin sử dụng chính mầm bệnh bị làm yếu đi kết hợp với phụ gia.

- Vắc xin chết: Vắc xin được tạo thành bằng cách giết chết mầm bệnh.


Câu 3:

Em cho biết văc xin là gì? Lấy 1 ví về loại vắc xin mà em biết?

Xem đáp án

Các chế phẩm sinh học dùng để phòng bệnh truyền nhiễm được gọi là vắc xin. Vắc xin được chế từ chính mầm bệnh (vi khuẩn hoặc virut) gây bệnh mà ta muốn phòng ngừa. Có 2 loại vắc xin là vắc xin nhược độc và vắc xin chết.

Ví dụ: Vắc xin dịch tả lợn được chế từ virut gây bệnh dịch tả lợn.


Câu 4:

Em cho biết tác dụng của vắc xin đối với cơ thể vật nuôi?

Xem đáp án

Vắc xin giúp cho cơ thể vật nuôi có khả năng miễn dịch. Khi đưa vắc-xin vào cơ thể vật nuôi khỏe mạnh, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách sản sinh ra kháng thể chống lại sự xâm nhiễm của mầm bệnh tương ứng. Khi bị mầm bệnh xâm nhập lại, cơ thể vật nuôi có khả năng tiêu diệt mầm bệnh.


Câu 5:

Khi sử dụng vắc xin cần chú ý những điều gì?

Xem đáp án

Khi sử dụng vắc xin cần chú ý:

       + Phải tuân theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc.

       + Vắc xin đã pha phải dùng ngay.

       + Sau khi dùng vắc-xin còn thừa phải xử lí theo đúng qui định.

       + Sau khi được tiêm vắc-xin từ 2 đến 3 tuần, vật nuôi sẽ tạo được miễn dịch.

       + Sau khi tiêm vắc-xin phải theo dõi sức khỏe vật nuôi 2 đến 3 giờ tiếp theo. Nếu thấy vật nuôi có dị ứng (phản ứng thuốc) phải dùng thuốc chống dị ứng hoặc báo cho cán bộ thú y để giải quyết kịp thời.


Bắt đầu thi ngay