Giải SGK Khoa học tự nhiên 6 Chủ đề 9: Lực - Bộ Chân trời sáng tạo
Bài 39: Biến dạng của lò xo. Phép đo lực
-
768 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
40 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?
A. Lực kế là dụng cụ để đo khối lượng.
B. Lực kế là dụng cụ đo trọng lượng.
C. Lực kế là dụng cụ để đo cả trọng lượng và khối lượng
D. Lực kể là dụng cụ để đo lực.
Lực kế là dụng cụ để đo lực.
Chọn đáp án D.
Câu 2:
Khi ta tác dụng một lực thì chiều dài lò xo lúc sau lớn hơn chiều dài ban đầu.
Do đó lò xo đã bị dãn và dãn một đoạn bằng: 27 – 25 = 2 cm.
Câu 3:
Hãy thiết kế phương án cân một vật nhỏ chỉ với một lò xo nhẹ và một bộ quả cân.
Phương án cân một vật nhỏ chỉ với một lò xo nhẹ và một bộ quả cân như sau:
- Bước 1: Móc cố định một đầu của lò xo.
- Bước 2: Treo vật vào đầu kia của lò xo. Đánh dấu vị trí chiều dài lúc sau của lò xo.
- Bước 3: Bỏ vật ra, treo các quả cân phù hợp sao cho lò xo dãn đến vị trí đã đánh dấu trước đó.
=> Khối lượng của vật cần cân bằng khối lượng các quả cân đã treo khi đó.
Câu 4:
Treo vật nặng vào sợi dây cao su, dưới tác dụng của lực hút Trái Đất vật bị kéo xuống một đoạn rồi dừng lại ở vị trí cân bằng và vật không rơi xuống vì: vật chịu tác dụng lực kéo của dây cao su, có phương thẳng đứng, chiều ngược với chiều lực hút Trái Đất và có độ lớn bằng với độ lớn của trọng lực tại vị trí cân bằng.
Câu 5:
Hai lò xo có chiều dài ban đầu như nhau. Treo hai vật có cùng khối lượng vào hai lò xo đó. Hỏi độ dãn của hai lò xo đó có như nhau không?
Độ dãn của lò xo còn phụ thuộc vào tính chất đàn hồi (độ cứng) của mỗi lò xo:
- Nếu độ cứng của chúng giống nhau thì chúng có độ dãn như nhau.
- Nếu độ cứng của chúng khác nhau thì chúng có độ dãn khác nhau.
Câu 6:
Chiều dài tự nhiên của lò xo là 20 cm. Biết rằng độ dãn của lò xo phụ thuộc vào lực tác dụng được biểu diễn bằng đồ thị dưới đây. Hãy tính độ dài của lò xo khi chịu tác dụng của các lực:
a) 2 N
b) 4 N.
c) 6 N
a) Khi lực tác dụng là 2 N thì độ dãn của lò xo là 2 cm.
Vậy độ dài của lò xo khi chịu tác dụng của lực 2 N là: 20 + 2 = 22 cm.
b) Khi lực tác dụng là 4 N thì độ dãn của lò xo là 4 cm.
Vậy độ dài của lò xo khi chịu tác dụng của lực 4 N là: 20 + 4 = 24 cm.
c) Khi lực tác dụng là 6 N thì độ dãn của lò xo là 6 cm.
Vậy độ dài của lò xo khi chịu tác dụng của lực 6 N là: 20 + 6 = 26 cm.
Câu 7:
Em có một lực kế và một lò xo. Hãy tìm cách biến lò xo thành “cân bỏ túi"?
Các bước để biến lò xo thành “cân bỏ túi" là:
- Bước 1: Móc lần lượt một số vật vào lực kế để xác định trọng lượng của các vật. Từ đó suy ra được khối lượng của các vật đó.
- Bước 2: Tiếp tục treo lần lượt các vật vào lò xo, đánh dấu vạch chia theo khối lượng trên bảng chia độ. Ta được bảng chia độ khối lượng của vật.
Như vậy, ta có thể sử dụng lò xo đó để cân khối lượng của một số vật.
Câu 8:
Khi treo vật nặng có trọng lượng 1 N, lò xo dãn ra 0,5 cm. Hỏi khi treo vật nặng có trọng lượng 3 N thì lò xo ấy dãn ra bao nhiêu?. Hỏi khi treo vật nặng có trọng lượng 3 N thì lò xo ấy dãn ra bao nhiêu?
Khi treo vật nặng có trọng lượng 1 N thì lò xo dãn ra 0,5 cm.
Khi treo vật nặng có trọng lượng 3 N thì lò xo dãn ra? cm.
Vậy độ dãn của lò xo khi treo vật nặng có trọng lượng 3 N là: 0,5 x 3 = 1,5 cm.
Câu 9:
Khi treo vật nặng có trọng lượng 20 N thì lò xo dãn ra 10 cm.
Khi treo vật nặng có trọng lượng (20 + 15 = 35 N) thì lò xo dãn ra ? cm.
Độ dãn của lò xo khi treo vật nặng có trọng lượng 35 N là:
Chiều dài của lò xo khi đó là: 20 + 17,5 = 37,5 cm.
Câu 10:
Vật có khối lượng 1 kg thì có trọng lượng là 10 N.
Tức là: Khi treo vật nặng có trọng lượng 10 N thì lò xo dãn ra 10 cm.
Khi treo vật nặng có trọng lượng ? N thì lò xo dãn ra 1 cm.
Để lò xo dãn ra 1 cm thì cần treo vật có trọng lượng là:
Vậy, nếu dùng lò xo này làm lực kế, trên thang chia độ, hai vạch cách nhau 1 cm chỉ thị 1 N.