Giải SGK Lịch sử 11 CTST Bài 13: Việt Nam và biển Đông có đáp án
-
91 lượt thi
-
11 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Theo em, biển có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của Việt Nam? Và Việt Nam sẽ làm gì để bảo vệ chủ quyền ở các vùng biển đảo trên Biển Đông?
- Biển Đông đóng vai trò quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong lịch sử, hiện tại và tương lai:
+ Về quốc phòng - an ninh: Biển Đông là tuyến phòng thủ phía đông của đất nước.
+ Về kinh tế: vị trí địa lí và tài nguyên của Biển Đông tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam có thể phát triển đa dạng các ngành kinh tế biển, với các ngành mũi nhọn, như: đánh bắt và nuôi trồng thủy sản; khai thác khoáng sản, vận tải và du lịch biển,…
- Nhà nước Việt Nam thực hiện các biện pháp toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế và quân sự nhằm bảo vệ quyền, chủ quyền và các lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
Câu 2:
Biển Đông có ảnh hưởng đến Việt Nam về mặt quốc phòng, an ninh như thế nào?
- Biển Đông có vai trò quan trọng về an ninh quốc phòng đôú với Việt Nam:
+ Biển Đông là tuyến phòng thủ phía đông của đất nước.
+ Hệ thống các đảo, quần đảo của Việt Nam trên Biển Đông gồm nhiều tầng, nhiều lớp, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, giúp Việt Nam kiểm soát các tuyến đường biển qua lại trên Biển Đông, đồng thời hình thành thế phòng thủ liên hoàn biển - đảo - bờ để bảo vệ các vùng biển và lãnh thổ trên đất liền của Tổ quốc.
Câu 3:
Lập bảng quá trình xác lập, thực thi chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông theo các mục: thời gian, chính quyền, hoạt động chủ yếu.
Quá trình xác lập, thực thi chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa |
||
Thời gian |
Chính quyền |
Hoạt động chủ yếu |
Thế kỉ XVII - XVIII |
Chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong của Đại Việt |
- Đặt quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong hệ thống tổ chức hành chính nhà nước (thuộc phủ Quảng Nghĩa – tỉnh Quảng Ngãi ngày nay). - Lập các hải Đội Hoàng Sa và Bắc Hải để thực hiện các nhiệm vụ: khai thác sản vật quý; thu lượm hàng hóa của những con tàu bị đắm; và bảo vệ bảo vệ chủ quyền |
Cuối thế kỉ XVIII |
Chính quyền Tây Sơn |
- Tiếp tục duy trì hoạt động của hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải. |
1802 - 1884 |
Nhà Nguyễn |
- Đặt quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong hệ thống tổ chức hành chính nhà nước (thuộc tỉnh Quảng Ngãi). - Tái lập lại hải đội Hoàng sa và Bắc Hải. - Cử đội Hoàng sa, Bắc Hải kết hợp với thủy quân triều đình ra 2 quần đảo để làm các nhiệm vụ như: đo đạc thủy trình, dựng miếu, trồng cây,… |
1884 - 1954 |
Chính quyền thuộc địa Pháp (lúc này là đại diện ngoại giao của nhà Nguyễn) |
- Tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, thông qua nhiều hoạt động, như: + Xây dựng hải đăng, đặt bia chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa. + Sáp nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa, quần đảo Hoàng Sa vào tỉnh Thừa Thiên. |
1954 - 1975 |
Chính quyền Việt Nam Cộng hòa |
- Phản đối các hành động lấn chiếm một phần quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Trung Quốc. - Đặt quần đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Phước Tuy và sáp nhập quần đảo Hoàng Sa vào tỉnh Quảng Nam; - Cho dựng bia chủ quyền và tiến hành các hoạt động quản lí, khai thác trên các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. - Công bố Sách trắng về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. |
1975 - nay |
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam |
- Tiếp tục quản lí và thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa |
Câu 4:
Việt Nam giải quyết các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông theo xu hướng nào?
- Đối với các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, Việt Nam chủ trương giải quyết thông qua các biện pháp hòa bình với tinh thần hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tuân thủ luật pháp quốc tế.
Câu 5:
Quá trình thực thi và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông diễn ra như thế nào?
- Là quốc gia có chủ quyền đầy đủ đối với các vùng biển trên Biển Đông, Việt Nam luôn thực thi và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
- Một số hoạt động tiêu biểu của Việt Nam trong quá trình thực thi và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông là:
+ Thứ nhất, đàm phán và kí với các nước láng giềng một số văn kiện ngoại giao quốc tế về biển, tiêu biểu như: Hiệp định về vùng nước lịch sử với Campuchia (1982); Hiệp định về phân định ranh giới trên biển trong vịnh Thái Lan (1997); Kí Hiệp định về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thêm lục địa trong vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc vào (2000); Hiệp định về phân định ranh giới thềm lục địa với Inđônêxia (2003);
+ Thứ hai, xây dựng và đệ trình lên Uỷ ban Ranh giới Thềm lục địa của Liên hợp quốc (CLCS) các báo cáo xác định ranh giới ngoài thềm lục địa.
+ Thứ ba, kiên trì yêu cầu tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc (UNCLOS), coi đây là cơ sở cho việc giải quyết bất đồng giữa các bên.
+ Thứ tư, kiên trì, kiên quyết nêu các quan điểm trên, đấu tranh bằng các biện pháp hoà bình phù hợp luật pháp quốc tế.
+ Thứ năm, các lực lượng chức năng của Việt Nam thực thi và bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam phù hợp luật pháp quốc tế và pháp luật Việt Nam.
+ Thứ sáu, phối hợp hành động với các nước vì mục đích phát triển bền vững; duy trì các cơ chế về hợp tác cùng phát triển với các nước ven Biển Đông.
+ Ngoài ra, Việt Nam cũng đã và đang thực thi các quyền và lợi ích hợp pháp khác trên Biển Đông.
Câu 6:
Kể tên những văn bản pháp lí về chủ quyền biển của Việt Nam.
- Một số văn bản pháp lí về chủ quyền biển của Việt Nam là:
+ Tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa (1977).
+ Tuyên bố xác định đường cơ sở thẳng ven bờ lục địa Việt Nam gồm 10 đoạn nối 11 điểm (năm 1982).
+ Luật Biên giới quốc gia khẳng định chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa (năm 2003).
+ Luật Biển Việt Nam (năm 2012, có hiệu lực từ ngày 1/1/2013).
+ Luật Cảnh sát biển Việt Nam (năm 2018).
+ Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 (năm 2018).
Câu 7:
Nêu nội dung chính của Công ước Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc.
- Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc (gọi tắt là UNCLOS 1982), kí ngày 10/12/1982, có hiệu lực từ ngày 16/11/1994, là một văn kiện pháp lí đa phương đồ sộ, bao gồm 320 Điều khoản và 9 Phụ lục, với hơn 1000 quy phạm pháp luật.
- Nội dung chính của Công ước Luật Biển năm 1982:
+ Bao quát toàn diện tất cả những vấn đề quan trọng nhất về chế độ pháp lí của biển và đại dương thế giới.
+ Xác định rõ quyền và nghĩa vụ của mỗi quốc gia (về nhiều mặt như: an ninh, bảo vệ, nuôi trồng, khai thác tài nguyên, giao thông liên lạc, nghiên cứu khoa học – công nghệ,…) đối với các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia, cũng như đối với các vùng biển nằm ngoài phạm vi thuộc quyền tài phán quốc gia.
- Công ước Luật Biển năm 1982 được coi là một trong những thành tựu có ý nghĩa nhất trong lĩnh vực luật pháp quốc tế của thế kỉ XX và Công ước đã tạo ra một trật tự pháp lí mới trên biển, tương đối công bằng và được thừa nhận rộng rãi.
Câu 8:
Ý nghĩa của việc ra đời Luật Biển Việt Nam.
- Luật Biển Việt Nam được xây dựng bắt đầu từ năm 1998. Ngày 21/6/2012, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII thông qua Luật Biển Việt Nam, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2013. Luật Biển Việt Nam gồm 7 chương, 55 điều.
- Ý nghĩa: Ban hành Luật Biển Việt Nam là hoạt động lập pháp nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lí của Việt Nam về biển, đảo; lần đầu tiên Việt Nam có văn bản luật quy định đầy đủ chế độ pháp lí của các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam theo đúng UNCLOS; Tạo cơ sở pháp lí quan trọng để Việt Nam thực hiện quản lí, bảo vệ và phát triển kinh tế biển, đảo của mình.
Câu 9:
Sự tham gia DOC của Việt Nam diễn ra thế nào?
- Việt Nam tích cực tham gia soạn thảo và thương lượng nội dung các quy định trong DOC, tuân thủ các cam kết trong DOC, đồng thời yêu cầu các nước liên quan thực hiện đúng các cam kết trong văn kiện.
Câu 10:
Từ năm 1976 đến nay, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam dựa trên cơ sở lịch sử nào để tiếp tục quản lí trên toàn lãnh thổ Việt Nam, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?
- Những cơ sở lịch sử để Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp tục quản lí trên toàn lãnh thổ Việt Nam, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa:
+ Các nguồn sử liệu tin cậy, có giá trị pháp lí cao của Việt Nam và nước ngoài (văn bản hành chính, tư liệu lịch sử, bản đồ,…).
+ Những hoạt động xác lập, quản lí, thực thi và bảo vệ chủ quyền một cách liên tục của các chính quyền, nhà nước ở Việt Nam qua các thời kì lịch sử.
Câu 11:
Công cuộc thực thi và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông có ý nghĩa như thế nào đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam hiện nay?
(*) Tham khảo: Ý nghĩa của công cuộc thực thi và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông:
+ Đảm bảo sự ổn định về an ninh quốc phòng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
+ Góp phần vào việc xây dựng môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển giữa các nước ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
+ …