IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 11 Lịch sử Giải SGK Lịch sử 11 CTST Bài 4: Chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay có đáp án

Giải SGK Lịch sử 11 CTST Bài 4: Chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay có đáp án

Giải SGK Lịch sử 11 CTST Bài 4: Chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay có đáp án

  • 111 lượt thi

  • 7 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Nêu nét chính về chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay.

Xem đáp án

- Từ năm 1991 đến nay, dưới sự lãnh đạo của các đảng cộng sản, nhiều quốc gia vẫn tiếp tục phát triển đất nước theo con đường chủ nghĩa xã hội và đã đạt được những thành tựu tiêu biểu về kinh tế, xã hội, đối ngoại,...

- Các nước như Trung Quốc, Việt Nam, Cuba kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và một số nước khác tiến hành cải cách, mở cửa, đổi mới, từng bước xác định mô hình và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội phù hợp.

- Mặc dù chủ nghĩa xã hội đang đứng trước nhiều khó khăn, thử thách nhưng lí tưởng về một chế độ xã hội giàu mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh vẫn là đích hướng tới của tất cả các quốc gia trên thế giới.


Câu 2:

Nêu những thành tựu chính của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc.

Xem đáp án

- Từ cuối năm 1978, Trung Quốc thực hiện cải cách và mở cửa, xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. Trải qua các giai đoạn, công cuộc cải cách đã thu được nhiều thành tựu trên các mặt kinh tế, xã hội, văn hoá, khoa học - kĩ thuật.

♦ Về kinh tế: thực hiện nền kinh tế thị trường, cải cách thể chế kinh tế, chú trọng phát triển khoa học kĩ thuật, đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.

+ Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng từ gần 150 tỉ USD (năm 1978) lên hơn 17 nghìn tỉ USD (năm 2021 - năm đạt đỉnh tăng trưởng cao nhất tính từ năm 1960);

+ Bình quân tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2020 - 2021 là 5,1%, dẫn đầu các nền kinh tế trên thế giới.

♦ Về xã hội:

+ Xây dựng một xã hội hiện đại, có tính hài hòa, chú trọng công bằng và an sinh xã hội, hướng đến nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

+ Trung Quốc chiến thắng trong cuộc chiến chống nghèo đói (trong một thập kỉ qua có gần 100 triệu người nghèo và hơn 800 huyện thoát nghèo).

♦ Về văn hoá: xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa, đề cao văn hoá dân tộc, phát triển giáo dục và khoa học,...

♦ Về khoa học - kĩ thuật: Trung Quốc sau 20 năm cải cách mở cửa đã liên tiếp phóng 5 con tàu “Thần Châu” vào không gian Vũ trụ.


Câu 3:

Nêu ý nghĩa của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc.

Xem đáp án

- Công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc từ năm 1978 đã giúp Trung Quốc thoát khỏi cuộc khủng hoảng; làm cho nền kinh tế phát triển nhanh chóng, tình hình chính trị - xã hội ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện, vị thế quốc tế nâng cao trên trường quốc tế, tạo điều kiện cho sự hội nhập quốc tế trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, khoa học - kĩ thuật,...

- Với những thành tựu tiêu biểu đó cho thấy sự đúng đắn của con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc, góp phần làm phong phú thêm lí luận về mô hình phát triển chủ nghĩa xã hội trong thực tiễn.


Câu 4:

Kể tên những nước theo con đường xã hội chủ nghĩa hiện nay mà em biết.

Xem đáp án

- Hiện nay, một số nước trên thế giới vẫn kiên định đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, là: Việt Nam, Trung Quốc, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Cuba, Lào.


Câu 5:

Công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc có ý nghĩa như thế nào đối với việc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên thế giới hiện nay?

Xem đáp án

- Những thành tựu trong công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc đã góp phần làm phong phú thêm mô hình phát triển chủ nghĩa xã hội trong thực tiễn; chứng tỏ sức sống, triển vọng của chủ nghĩa xã hội; đồng thời, để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các nước xã hội chủ nghĩa khác, trong đó có Việt Nam.


Câu 6:

Tìm hiểu và trình bày thông tin về con đường “xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”.

Xem đáp án

(*) Tham khảo: Một số đặc trưng của mô hình “chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới”

♦ “Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới” được đặt nền móng từ lý luận về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc do nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình nêu lên, sau đó tiếp tục được bổ sung và hoàn thiện trong quá trình cải cách, mở cửa.

♦ Trong quan niệm của Đảng Cộng sản Trung Quốc, khái niệm chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới (Socialism with Chinese Characteristic for a New Era) được lý giải là: “Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc bước vào thời đại mới có nghĩa là dân tộc Trung Hoa trải qua muôn vàn khó khăn từ thời cận đại đến nay đã chào đón sự nhảy vọt vĩ đại: từ đứng lên, giàu lên đến mạnh lên, có triển vọng sáng lạn thực hiện sự phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa...”. Thời đại mới mà Trung Quốc nhắc đến ở đây chính là thế kỷ XXI (cụ thể là từ sau Đại hội XIX - 2017) - thế kỷ mà Trung Quốc đặt ra những mục tiêu lớn, như: hoàn thành xây dựng xã hội khá giả toàn diện (vào năm 2021), phấn đấu đưa Trung Quốc trở thành cường quốc xã hội chủ nghĩa hiện đại, giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hòa, tươi đẹp (giữa thế kỷ XXI); là thời kỳ Trung Quốc ngày càng tiến gần hơn tới trung tâm vũ đài thế giới.

- Kể từ Đại hội XIX của Đảng Cộng sản Trung Quốc (2017) đến nay, hệ thống lý luận về “Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới” đã được định hình với 5 trụ cột chính là: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và văn minh sinh thái. Cụ thể là:

- Về kinh tế:

+ Trung Quốc chuyển từ “tăng trưởng cao” về tốc độ sang giai đoạn phát triển "chất lượng cao".

+ Đẩy nhanh xây dựng đất nước theo mô hình sáng tạo.

+ Thực hiện chiến lược chấn hưng nông thôn.

+ Thực thi chiến lược phát triển nhịp nhàng giữa các khu vực.

+ Đẩy nhanh hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.

+ Thúc đẩy hình thành bố cục mở cửa toàn diện.

- Về chính trị: bản chất của chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc thời đại mới là: nền chuyên chính dân chủ nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo, lấy liên minh công nông làm nền tảng, mọi quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân.

- Về văn hóa:

+ Nắm vững quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với công tác ý thức hệ.

+ Bồi dưỡng và thực hiện “giá trị quan” cốt lõi xã hội chủ nghĩa.

+ Tăng cường xây dựng đạo đức tư tưởng.

+ Phát triển văn hóa nghệ thuật xã hội chủ nghĩa.

+ Thúc đẩy phát triển sự nghiệp văn hóa và ngành công nghiệp văn hóa.

- Về xã hội: Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo nhân dân xây dựng xã hội hài hòa, theo yêu cầu chung là: dân chủ pháp trị, công bằng chính nghĩa, thành tín hữu ái, tràn đầy sức sống, yên ổn trật tự, con người chung sống hài hòa với thiên nhiên.

- Về văn minh sinh thái:

+ Đảng Cộng sản Trung Quốc xác định: xây dựng văn minh sinh thái liên quan tới hạnh phúc của nhân dân, liên quan đến phương kế lâu dài trong tương lai của dân tộc.

+ Nguyên tắc chung trong xây dựng văn minh sinh thái là tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, kiên trì phương châm ưu tiên tiết kiệm, ưu tiên bảo hộ, phục hồi tự nhiên là chính, nỗ lực thúc đẩy phát triển xanh, phát triển tuần hoàn, phát triển các bon thấp, hình thành bố cục không gian, sản xuất, sinh hoạt tiết kiệm tài nguyên, thân thiện môi trường, tạo ra môi trường sống và sản xuất tốt cho nhân dân, đóng góp cho an ninh sinh thái toàn cầu.

(Nguồn: TS Phạm Thị Hoàng Hà, TS Nguyễn Văn Quyết, Mô hình chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới và những gợi mở cho Việt Nam, Tạp chí Chủ nghĩa xã hội - Lý luận và thực tiễn, số 3 (13) 2021, trang 60 - 63).


Câu 7:

Liên hệ những lĩnh vực cải cách mở cửa của Trung Quốc và cho biết những lĩnh vực này có gì tương đồng với Việt Nam trong công cuộc đổi mới.

Xem đáp án

(*) Tham khảo: Một số điểm tương đồng trong chính sách cải cách mở cửa ở Trung Quốc và đổi mới ở Việt Nam:

- Lĩnh vực kinh tế:

+ Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.

+ Chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp, sang xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.

+ Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh hội nhập, coi ngoại thương và thu hút đầu tư nước ngoài là những mũi nhọn đột phá.

- Lĩnh vực chính trị:

+ Kiên định đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.

+ Củng cố, nâng cao năng lực và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

+ Thực hiện đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ ngoại giao.

- Lĩnh vực văn hóa - giáo dục:

+ Thực hiện cải cách giáo dục;

+ Chú trọng đầu tư, phát triển khoa học - công nghệ.

Bắt đầu thi ngay