Giải SGK Ngữ văn 6 KNTT Các loài chung sống với nhau như thế nào? có đáp án
-
850 lượt thi
-
13 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
- Thế giới động vật trên VTV2
- Thế giới hoang dã VTV 2
- Khám phá thế giới VTV2
- Mười vạn câu hỏi vì sao VTV 3
Câu 2:
Học sinh trả lời theo ý thích, suy nghĩ của bản thân.
Gợi ý: Trong các chương trình đã xem, em thích nhất là tập Thế giới động vật - Tìm hiểu về đại bàng. Vì tập phim đã rất đầu tư, gắn máy quay vào chân đại bàng, giúp em quan sát được cuộc sống của chúng và biết thêm nhiều thông tin thú vị về loài động vật này.
Câu 3:
Theo ước tính của các nhà khoa học:
- Trái Đất có Khoảng trên 10.000.000 loài sinh vật
- Con người đã nhận biết khoảng trên 1.400.000 loài, trong đó có hơn 300.000 loài thực vật và hơn 1.000.000 loài thực vật
Câu 4:
Những nhân tố gây ảnh hưởng đến sự đa dạng ở từng quần xã là:
- Sự cạnh tranh giữa các loài
- Mối quan hệ con mồi - vật ăn thịt
- Mức độ thay đổi của các yếu tố vật lí - hóa học của môi trường
Câu 5:
Trật tự trong cuộc sống của muôn loài được thể hiện như sau:
- Dựa vào tính chất của loài trong quần xã:
- Loài ưu thế (như cậy thông trong quần xã rừng thông) đóng vai trò quan trọng trong quần xã do số lượng nhiều và có khả năng hoạt động mạnh
- Loài chủ chốt (như sư tử ở các đồng cỏ hay cá sấu ở đầm nước châu Phi) đóng vai trò kiểm soát, khống chế hoạt động của các loài khác và duy trì sự phát triển ổn định của quần xã
- Dựa vào sự phân bố các loài trong không gian sống chung, hoặc theo chiều thẳng đứng (như sự phân tầng của thực vật trong rừng mưa nhiệt đới), hoặc theo chiều ngang (trải ra theo bề rộng của địa hình), để giảm bớt sự cạnh tranh giữa các loài và giúp từng loài có thể sử dụng nguồn sống của môi trường một cách hiệu quả nhất.
Câu 6:
Những bước tiến vượt bậc của nhận loại có ảnh hưởng đến cuộc sống muôn loài:
- Sự cân bằng trong đời sống của muôn loài bị xáo trộn, phá vỡ
- Những yếu tố vô sinh của môi trường cũng phải chịu những tác động xấu
Câu 7:
Những con số, dữ liệu trong đoạn (2) (Theo ước tính... lẫn nhau của muôn loài) thể hiện sự phong phú của các loài trên Trái Đất:
- Trái Đất có Khoảng trên 10.000.000 loài sinh vật
- Con người đã nhận biết khoảng trên 1.400.000 loài, trong đó có hơn 300.000 loài thực vật và hơn 1.000.000 loài thực vật
Câu 8:
Sự đa dạng của các quần xã sinh vật được nói ở đoạn (3):
"Mỗi quần xã có thể được xem như một thế giới riêng, trong đó có sự chung sống của một số loài nhất định với số lượng cá thể hết sức khác nhau ở riêng từng loài"
Câu 9:
- Những căn cứ giúp ta hiểu được tính trật tự trong đời sống của muôn loài:
- Trật tự trong cuộc sống của muôn loài: loài ưu thế, loài thứ yếu, loài ngẫu nhiên, loài chủ chốt, loài đặc trưng,…
- Loài ưu thế (như cậy thông trong quần xã rừng thông) đóng vai trò quan trọng trong quần xã do số lượng nhiều và có khả năng hoạt động mạnh.
- Loài chủ chốt (như sư tử ở các đồng cỏ hay cá sấu ở đầm nước châu Phi) đóng vai trò kiểm soát, khống chế hoạt động của các loài khác và duy trì sự phát triển ổn định của quần xã.
- Trật tự được thể hiện ở sự phân bố các loài trong không gian sống chung, hoặc theo chiều thẳng đứng (như sự phân tầng của thực vật trong rừng mưa nhiệt đới), hoặc theo chiều ngang (trải ra theo bề rộng của địa hình), để giảm bớt sự cạnh tranh giữa các loài và giúp từng loài có thể sử dụng nguồn sống của môi trường một cách hiệu quả nhất.
- Theo em, việc suy trì trật tự ấy giúp cho các loài có cuộc sống ổn định về số lượng và chất lượng, không loài nào phải chịu đói khát hay đối mặt với nạn tuyệt chủng, bởi chúng sinh tồn theo một trật tự nhất định
Câu 10:
Câu 11:
Đoạn văn thể hiện rõ cách trình bày văn bản thông tin theo quan hệ nhân quả là:
"Trên Trái Đất, con người cũng chỉ là một loài sinh vật ... với tất cả những gì làm nên thế giới đẹp đẽ này".
Câu 12:
Văn bản mở đầu và kết thúc bằng các lời thoại của một nhân vật hoạt hình là vua sư tử Mu-pha-sa (Vua sư tử)
→ Tạo nên sự thú vị và biểu cảm cho văn bản, giảm bớt sự khô khan của một văn bản thông tin
Câu 13:
Để bảo vệ sự phát triển phong phú của thế giới sinh vật, con người có thể thực hiện các hành động thiết thực như:
- Khai thác các tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lí
- Khai thác rừng, những địa hình tự nhiên có kế hoạch để đảm bảo môi trường sống của các loài động vật
- Không săn bắn, nuôi nhốt trái phép những loài động vật hoang dã, đặc biệt là các loài trên bờ vực tuyệt chủng
- Tuyên truyền, giáo dục về việc cần phải bảo vệ và yêu thương các loài động vật, sinh vật sống