IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Văn Giải SGK Ngữ văn 6 KNTT Bài 9: Trái Đất - ngôi nhà chung có đáp án

Giải SGK Ngữ văn 6 KNTT Bài 9: Trái Đất - ngôi nhà chung có đáp án

Giải SGK Ngữ văn 6 KNTT Trái Đất có đáp án

  • 911 lượt thi

  • 7 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Bốn dòng đầu của bài thơ tập trung nói về điều gì?
Xem đáp án
Bốn dòng thơ đầu tập trung nói về cách mà những con người ngoài kia đang đối xử với Trái Đất: xem Trái Đất là quả dưa, quả bóng - là công cụ để tranh dành, đoạt lấy nhằm thỏa mãn lợi ích của bản thân 

Câu 2:

Bốn dòng thơ sau cho biết thái độ của nhà thơ đối với Trái Đất như thế nào?
Xem đáp án
Bốn dòng thơ sau cho thấy sự yêu thương, nâng niu, trân trọng của nhà thơ dành cho Trái Đất, đồng thời cho thấy sự xót xa,, thương tiếc của ông khi Trái Đất bị những kẻ khác dày xéo 

Câu 3:

Nhắc đến nước mắt và máu, nhà thơ muốn nói lên tình trạng gì của Trái Đất?
Xem đáp án

Nhắc đến nước mắt và máu, nhà thơ muốn nói đến:

  • Tình trạng ô nhiễm nặng nề của Trái Đất (ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất... do các hoạt động của con người)
  • Tình trạng nóng lên của Trái Đất, tầng ô-dôn bị xuyên thủng
  • Tài nguyên ngày càng bị khai thác đến kiệt quệ do lòng tham

→ Chính những điều đó khiến cho Trái Đất phải đổ máu và lệ, cầu xin con người hãy dừng lại


Câu 4:

Chỉ ra sự khác nhau giữa các cách hình dung về Trái Đất và thái độ cư xử với Trái Đất được thể hiện trong bài thơ.

Xem đáp án
1 nhóm người khác Tác giả
Hình dung về Trái Đất quả dưa, quả bóng → như 1 món đồ chơi,1 công cụ vô tri vô giác để bóc lột, để khai thác người - khuôn mặt thân thương → như 1 người thân yêu, thương mến có cảm xúc, có tình cảm
Thái độ cư xử với Trái Đất bổ, cắn, giành giật, đá → thái độ lạnh lùng, tàn bạo lau nước mắt, rửa sạch máu, hát dịu dàng → thái độ nâng niu, quý trọng, yêu thương

Câu 5:

Hãy tìm ra điểm chung về mặt nội dung giữa bài thơ của Ra-xun Gam-da-tốp với hai văn bản Trái Đất - cái nôi của sự sống và Các loài chung sống với nhau như thế nào?
Xem đáp án

Điểm chung về mặt nội dung giữa ba tác phẩm Trái Đất, Trái Đất - cái nôi của sự sống, Các loài chung sống với như thế nào? là:

  • Trái Đất: trái đất được khắc họa như một con người, đồ vật với số phận bất hạnh, tội nghiệp - cần phải yêu thương, bảo vệ
  • Trái Đất - cái nôi của sự sống: trái đất là nơi tồn tại của muôn loài, tất cả sự sống kể cả con người nhưng lại đang đối mặt với những nguy hiểm, tàn phá - cần được bảo vệ, gìn giữ để mãi là hành tinh xanh
  • Các loài chung sống với như thế nào: trái đất là nơi tồn tại của cộng đồng tất cả các loài sinh vật, con người là một trong số đó - cần phải đối xử yêu thương, khôn ngoan với các loài sinh vật sống khác cũng như trái đất

→ Cả ba văn bản đều kêu gọi hãy yêu thương, gin giữ và bảo vệ môi trường sống, muôn loài và trái đất của chúng ta


Câu 6:

Theo em, để cùng "lau nước mắt" và "rửa sạch máu" cho Trái Đất, mỗi người chúng ta cần làm gì?
Xem đáp án

Mỗi người chúng ta cần phải:

  • Hạn chế sử dụng các đồ nhựa dùng một lần
  • Trồng và chăm sóc cây xanh
  • Tiết kiệm điện, nước, giấy...
  • Không sử dụng các sản phẩm từ động vật hoang dã săn bắn trái phép
  • Vứt và xử lí rác đúng quy trình, không vứt, chôn bừa bãi...

Câu 7:

Cùng đưa ra một thông điệp giống nhiều văn bản khác, nhưng bài thơ Trái Đất của Ra-xun Gam-da-tốp vẫn có được sự độc đáo, sức hấp dẫn riêng. Theo em, những gì đã tạo nên sự độc đáo, sức hấp dẫn riêng ấy?
Xem đáp án

Những điều tạo nên sự độc đáo và sức hấp dẫn riêng của bài thơ Trái Đất:

  • Sử dụng hình ảnh so sánh sinh động, dễ liên tưởng, tưởng tượng đến số phận tội nghiệp của trái đất (là quả dưa, như quả bóng, là khuôn mặt thân thương)
  • Nhân hóa trái đất như một người bạn, một người thân để bày tỏ tình cảm, sự yêu thương và quan tâm, chia sẻ
  • Sử dụng các động từ mạnh như bổ, cắn, giành giật, lao vào, đá
  • Sử dụng các hành động giàu tính biểu cảm như rửa sạch máu...

Bắt đầu thi ngay