IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 8 Sinh học Giải SGK Sinh học 8 Chương 6: Trao đổi chất và năng lượng

Giải SGK Sinh học 8 Chương 6: Trao đổi chất và năng lượng

Bài 32: Chuyển hóa

  • 2013 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Lập bảng so sánh đồng hóa và dị hóa. Nêu mối quan hệ giữa đồng hóa và dị hóa.

Xem đáp án

Trả lời:

- So sánh đồng hóa và dị hóa

  Đồng hóa Dị hóa
Nguyên liệu Các chất đơn giản Các chất phức tạp tổng hợp từ quá trình đồng hóa
Cách thức Tổng hợp Phân giải
Kết quả

- Tổng hợp được các chất có cấu trúc phức tạp

- Tích lũy năng lượng

-Tạo được các chất đơn giản, bẻ gãy các liên kết hóa học

- Giải phóng năng lượng

- Mối quan hệ giữa đồng hóa và dị hóa:

   + Đồng hóa tạo nguyên liệu cho dị hóa

   + Dị hóa cung cấp năng lượng cho đồng hóa

→ Hai quá trình tuy trái ngược nhau nhưng lại thống nhất với nhau.

- Tỉ lệ giữa đồng hóa và dị hóa trong co thể ở những độ tuổi và trạng thái khác nhau thì sẽ khác nhau:

   + Lứa tuổi: ở người trẻ thì đồng hóa lớn hơn dị hóa ; ở người già thì dị hóa lớn hơn đồng hóa

   + Trạng thái: khi hoạt động dị hóa lớn hơn đồng hóa ; khi nghỉ ngơi đồng hóa lớn hơn dị hóa


Câu 2:

Hãy giải thích vì sao nói thực chất quá trình trao đổi chất là sự chuyển hóa vật chất và năng lượng.

Xem đáp án

Lời giải:

   - Mọi hoạt động sống của cơ thể đều gắn chặt với hoạt động sống của tế bào và đều cần năng lượng. Thực chất quá trình trao đổi chất là sự chuyển hóa vật chất và năng lượng vì:

   - Trong tế bào, quá trình đồng hóa gồm tổng hợp các chất (các chất đơn giản thành các chất đặc trưng) và tích lũy năng lượng, đồng thời xảy ra quá trình dị hóa gồm phân giải các chất (các chất phức tạp thành các chất đơn giản) và giải phóng năng lượng.


Câu 3:

Vì sao nói chuyển hóa vật chất và năng lượng là đặc trưng cơ bản của sự sống ?

Xem đáp án

Lời giải:

   Mọi hoạt động sống của cơ thể đều cần năng lượng, năng lượng được giải phóng từ quá trình chuyển hóa. Nếu không có chuyển hóa thì không có hoạt động sống.


Câu 4:

Hãy nêu sự khác biệt giữa đồng hóa và tiêu hóa, giữa dị hóa với bài tiết.

Xem đáp án

Lời giải:

Đồng hóa :

- Tổng hợp các chất đặc trưng

- Tích lũy năng lượng và các liên kết hóa học

Tiêu hóa :

Biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng và hấp thụ vào máu…

Dị hóa :

- Phân giải các chất phức tạp thành các chất đơn giản.

- Bẻ gẫy liên kết hóa học giải phóng năng lượng.

Bài tiết :

Thải các sản phẩm phân hủy, sản phẩm thừa và độc hại ra môi trường ngoài như phân, nước tiểu, mồ hôi, CO2.

Xảy ra ở tế bào Xảy ra ở các cơ quan

Câu 5:

Giải thích mối quan hệ qua lại giữa đồng hóa và dị hóa.

Xem đáp án

Lời giải:

Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng ở tế bào, bao gồm hai quá trình mâu thuẫn, đối nghịch nhau là đồng hóa và dị hóa.

Đồng hóa là quá trình biến đổi chất dinh dưỡng do môi trường trong cung cấp thành sản phẩm đặc trưng của tế bào. Đó chính là sự tổng hợp các chất của tế bào. Trong quá trình đó, năng lượng được tích lũy dưới dạng các liên kết hóa học của vật chất trong tế bào.

Dị hóa là quá trình phân giải các chất được tích lũy trong tế bào để giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào. Sự dị hóa tạo ra các sản phẩm phân hủy và khí CO2.

Đồng hóa và dị hóa tuy trái ngược nhau nhưng gắn bó chặt chẽ với nhau.


Câu 6:

Điều nào sau đây phản ánh chính xác nhất về quá trình đồng hóa?

Xem đáp án

Chọn đáp án: D

Giải thích: Đồng hoá là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ và tích luỹ năng lượng trong các sản phẩm tổng hợp.


Câu 7:

Điều nào sau đây phản ánh chính xác nhất về quá trình dị hóa?

Xem đáp án

Chọn đáp án: D

Giải thích: Dị hoá là quá trình phân giải các chất hữu cơ và giải phóng năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động sống, kể cả năng lượng cho đồng hoá.


Câu 8:

Điều nào sau đây đúng khi nói về tỉ lệ giữa đồng hóa và dị hóa ở cơ thể

Xem đáp án

Chọn đáp án: D

Giải thích:

- Lứa tuổi: ở trẻ em, cơ thể đang lớn, quá trình đồng hoá lớn hơn dị hoá, ngược lại ở người già, quá trình dị hoá lại lớn hơn đồng hoá.

- Vào thời điểm lao động, dị hoá lớn hơn đồng hoá, ngược lại lúc nghi ngơi đổng hoá mạnh hơn dị hoá.


Câu 9:

Đâu là ví dụ về quá trình đồng hóa ở người?

Xem đáp án

Chọn đáp án: D

Giải thích: Đồng hoá là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ và tích luỹ năng lượng trong các sản phẩm tổng hợp.


Câu 10:

Các quá trình nào dưới đây là quá trình chuyển hóa năng lượng

Xem đáp án

Chọn đáp án: D

Giải thích: Hô hấp tế bào, hô hấp hiếu khí, lên men đều là những quá trình trao đổi chất và năng lượng ở cơ thể con người.


Câu 11:

Điều nào sau đây là đúng khi nói về quá trình quang hợp?

Xem đáp án

Chọn đáp án: D

Giải thích: quang hợp là quá trình thu nhận và chuyển hóa năng lượng ánh sáng Mặt trời của thực vật, tảo và một số vi khuẩn để tạo ra hợp chất hữu cơ phục vụ bản thân cũng như làm nguồn thức ăn cho hầu hết các sinh vật trên Trái Đất.


Câu 12:

Quang hợp tạo ra loại chất hữu cơ nào?

Xem đáp án

Chọn đáp án: C

Giải thích: Quang hợp tạo ra năng lượng hóa học được lưu trữ trong các phân tử carbohydrate như đường, và được tổng hợp từ carbon dioxit và nước.


Câu 13:

Điều nào sau đây là đúng khi nói về quá trình hô hấp tế bào?

Xem đáp án

Chọn đáp án: D

Giải thích: Hô hấp tế bào là một tập hợp các phản ứng và quá trình trao đổi chất diễn ra trong các tế bào của sinh vật để chuyển đổi năng lượng hóa học có trong chất dinh dưỡng thành adenosine triphosphate (ATP), và sau đó giải phóng các chất thải.


Câu 14:

Hô hấp tế bào là quá trình chuyển hóa năng lượng tích lũy trong chất dinh dưỡng thành….

Xem đáp án

Chọn đáp án: A

Giải thích: Hô hấp tế bào là một tập hợp các phản ứng và quá trình trao đổi chất diễn ra trong các tế bào của sinh vật để chuyển đổi năng lượng hóa học có trong chất dinh dưỡng thành adenosine triphosphate (ATP), và sau đó giải phóng các chất thải.


Câu 15:

Điều nào sau đây là đúng khi nói về trao đổi vật chất và năng lượng?

Xem đáp án

Chọn đáp án: A

Giải thích: Mọi hoạt động sống của cơ thể đều bất đầu từ sự chuyển hoá vật chất và năng lượng của tế bào.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan