Soạn bài Thương nhớ bầy ong - Chân trời sáng tạo
-
706 lượt thi
-
13 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Tóm tắt tác phẩm Thương nhớ bầy ong - Mẫu 1
“Thương nhớ bầy ong” là hồi ức của nhân vật tôi về những đõ ong mà nhân vật tôi đã từng được nhìn thấy, cảm nhận, mê đắm ngày nhỏ. Kèm theo những hồi ức tươi đẹp ấy là nỗi buồn không dứt, buồn đến phát khóc khi chúng rời xa. Từ đó nêu lên triết lí, những vật nhỏ bé, vô tri vô giác đều gây vương vấn, ám ảnh vào tâm hồn, ảnh hưởng đến thơ ca, nghệ thuật của mỗi người.
Tóm tắt tác phẩm Thương nhớ bầy ong - Mẫu 2
Từ ngày ông chết, cha và chú nhân vật tôi chỉ nuôi một ít đõ ong. Nhân vật tôi mê lắm, xem đến khi bị đốt nhưng vẫn không thôi. Buồn nhất là khi mấy lần ong trại, rời tổ. Lúc ấy có chú nhân vật tôi ở nhà thì còn hô cả xóm ném đất vụn để ong mệt quay trở về. Một hôm, khi ấy chú ra đồng, một mình nhân vật tôi không thể làm gì đành nhìn lũ ong bay đi. Nỗi buồn ấy khiến cậu cảm thấy một phần linh hồn ra đi.
Tóm tắt tác phẩm Thương nhớ bầy ong - Mẫu 3
Nhà nhân vật tôi có truyền thống nuôi ong. Tuổi thơ của nhân vật tôi gắn liền với những đõ ong đó, mặc dù bị ong đốt nhiều lần những vẫn rất say mê xem đàn ong bay ra họp đàn trước đõ. Nhân vật tôi rất buồn khi chứng kiến đàn “trại” đi rời bỏ tổ mang theo một con ong chúa bay đi. Nhiều lần khi thấy ong “trại” người chú phải hô lên cho cả xóm ném đất vụn lên để đàn ong mệt lử không thể bay tiếp. Trong một lần ở nhà khi chứng kiến đàn ong “trại” nhân vật tôi đã cố gắng ném vụn đất lên nhưng chẳng có ích gì. Nhân vật tôi buồn không nói nên lời, hình ảnh bầy ong bay đi như một mảnh linh hồn của nhân vật tôi đã bị san sẻ đi nơi khác.
Tóm tắt tác phẩm Thương nhớ bầy ong - Mẫu 4
Sau nhà tôi có hai đõ ong sai lắm. Tôi rất mê xem ong họp đàn, đến nỗi nhiều khi còn bị ong đốt. Có mấy lần ong “trại” khiến tôi rất buồn. Nếu ong “trại” vào buổi trưa thì cả xóm biết và ném đất vụn lên để bầy ong mệt lử phải trở về đõ nhưng nếu ong “trại” vào buổi chiều thì đành chịu vì chú tôi bận ra đồng cày ải rồi. Có lần, tôi ở nhà một mình và thấy ong “trại”. Tôi cũng ném đất vụn lên nhưng không ăn thua, ong vù vù bay lên và mất hút trong chốc lát. Nhìn ong “trại” đi mà tôi buồn, tưởng như một mảnh hồn đã san đi nơi khác. Những vật vô tri vô giác đều có linh hồn, nó vương vấn với hồn ta, khiến cho ta phải yêu mến và nhớ thương.
Câu 2:
Có thể chia văn bản thành 2 phần:
- Phần 1 (Từ đầu đến ...ra đồng cày tra): Gia đình nhân vật tôi nuôi ong
- Phần 2 (Còn lại): Nhân vật tôi chứng kiến đàn ong bay đi
Câu 3:
Câu 4:
- Em đã từng chia tay chú chó nhỏ của mình vì chú bị bệnh và đã chết.
- Tâm trạng của em lúc đó rất buồn, hụt hẫng như mất đi một người thân yêu của mình.
Câu 5:
Tìm hiểu về công việc nuôi ong và tình cảm của người nuôi ong với bầy ong của mình.
* Kỹ thuật tạo chúa và chia đàn ong
- Tạo chúa:
+ Khi đàn ong xung mãn, Khi nguồn phấn, mật dồi dào hoặc ong chúa đã già thì đàn ong có khuynh hướng tạo những nụ để nuôi chúa mới để thay thế hoặc chia bay. Đây là đặc điểm sinh học nhằm bảo vệ nòi giống, luôn có ong chúa dự trữ trong đàn.
+ Phương pháp đàn có chúa: Chọn đàn ong có 8 hoặc 9 cầu quân thật đông (có thể quân bu cả trên nắp). Dùng một ván ngắn đặt vào giữa 4 cầu nhộng, như vậy 2 cầu nhộng và cầu mật sẽ ở bên ngoài và ở đây không có ong chúa, bên kia ong chúa vẫn đẻ bình thường. Đưa khung tạo chúa vào giữa hai cầu nhộng và làm công việc như ở phương pháp đàn không chúa.
- Chia đàn: Những đàn từ 7 cầu đông quân trở lên đều có thể chia đàn.
* Kỹ thuật khai thác phấn hoa
- Khai Thác Phấn Hoa: Vào mùa bông chè, cà phê, mắc cỡ ..vv.., nếu nguồn phấn dồi dào ta có thể tổ chức khai thác phấn hoa:
Dùng một tấm lưới có các lỗ có đường kính 5,7mm chận trước cửa tổ, bên dưới dùng một máng để hứng phấn. Ong đi làm về mang hai hạt phấn ở hai chân sau khi chui vào lỗ của lưới thoái phấn sẽ đễ lại hai hạt phấn ở bên ngoài. Hai hạt phấn này sẽ rơi xuống màng hứng phấn. Trưa hoặc chiều người nuôi ong sẽ gom số phấn này lại.
* Để bảo quản phấn hoa người ta có 3 cách:
+ Phơi nắng: trải mỏng phấn hoa trên tấm bạt hay tấm tôn, phơi 3 nắng để đạt độ khô 10%. Phương pháp này phấn hoa sẽ mất đi một số thành phần và không được vệ sinh. Do đó phấn hoa thành phẩm chỉ để cho ong ăn vào mùa khan phấn hoặc mùa khai thác mật cao su.
+ Sấy bằng tủ sấy: Để phấn hoa có thể trở thành thực phẩm cho người sử dụng được. Ta cần sấy phấn hoa trong tủ sấy ở 450 C đựng vào bao bì sạch và đậy kín có chống ẩm.
+ Bảo quản bằng cách ủ với đường: Phấn hoa phơi một nắng cho ráo nước, sau đó cho vào những bình miệng rộng cứ 1 lớp phấn khoảng 3cm thì 1 lớp đường 2cm và trên cùng là lớp đường. Sau một thời gian đường chảy ra và hoà vào phấn. Cách bảo quản này hầu như giữ được gần hết các thành phần phấn hoa rất tốt để làm hàng hoá và cho ong ăn.
- Khai thác mật ong: Vào những mùa hoa nở rộ như: Cà phê, cao su, chôm chôm, nhãn .v.v.
+ Người ta đem những đàn ong mạnh (tức những đàn đã đạt đến 10 cầu quân thật đông) đến những vùng có hoa nở rộ để khai thác mật ong.
+ Lấy các khung cầu ra (có thể để lại 1 => 2 cầu hoặc lấy hết) giũ hết ong vào thùng, dùng chổi ong quét hết ong xuống thùng.
+ Dùng dao thật sắt để cắt lớp mặt sáp trám trên các ô lắng chứa mật.
+ Đưa các khung cầu này vào thùng quay ly tâm để lấy mật ra.
+ Sau khi đã lấy hết mật lại bỏ các khung cầu này vào thùng ong trở lại. Thường thì mùa hoa có thể có từ 10 => 15 ngày có thể lấy mật một lần. Mỗi lần 1 đàn 10 cầu có thể lấy được từ từ 4 => 12 kg mật ong.
Câu 6:
Câu 7:
- Tác giả đã sử dụng 3 lần từ “linh hồn”.
- Từ linh hồn được hiểu là phần tinh thần sâu kín thiêng liêng nhất mang lại sức sống cho con người, sự vật.
- Thế nhưng với cách dùng từ “linh hồn” của tác giả trong đoạn văn có nét khác biệt: những vật vô tri, vô giác, nhỏ nhẹ, vụn vặt như giá đặt đõ ong, chậu nước con ở chân giá… đều có linh hồn khiến cho con người phải nhớ nhung, yêu mến.
Câu 8:
* Văn bản thuộc thể loại hồi kí vì nó mang những đặc điểm đặc trưng của thể loại:
- Kể lại những sự việc mà người viết trực tiếp tham dự trong quá khứ. Trong văn bản, tác giả đã kể lại sự việc trong quá khứ khi gia đình nuôi ong và chứng kiến cảnh “ong trại” với tâm trạng buồn bã.
- Người kể chuyện: ngôi thứ nhất, xưng “tôi”.
- Hình thức ghi chép: tác giả ghi chép lại những sự việc có thật khi tác giả chứng kiến “ong trại” và truyện được kể hấp dẫn, sâu sắc, thể hiện những tâm sự, chiêm nghiệm của tác giả.
Câu 9:
- Theo em, không thể bỏ bớt cụm từ “sau này” hoặc “ngày thơ bé”
- Vì câu văn thể hiện những cảm xúc, suy tư trong quá khứ đã ảnh hưởng đến ý thơ, những cảm xúc trong thơ của tác giả sau này.
- Tác dụng của việc sử dụng các cụm từ chỉ thời gian trong hồi kí:
+ Đó là mối liên hệ giữa quá khứ với hiện tại và tương lai. Nên nếu bỏ bớt cụm từ, người đọc sẽ không thể hiểu được ý nghĩa của câu văn.
+ Các sự việc trong hồi kí thường được kể theo trình tự thời gian. Vì vậy cần có các cụm từ chỉ thời gian để xác định được thời điểm xảy ra sự việc.
Câu 10:
- Một số từ ngữ, câu văn diễn tả nỗi buồn của nhân vật “tôi” khi chứng kiến bày ong bỏ tổ bay đi:
+ Tôi cũng ném đất vụn lên nhưng không ăn thua gì
+ Tôi nhìn theo, buồn không nói được.
+ Nhìn ong trại đi, tưởng như một mảnh hồn của tôi đã san đi nơi khác.
- Nhận xét gì về tình cảm mà cậu bé dành cho bày ong:
Qua những câu văn đó cho thấy cậu bé có tình cảm yêu mến đặc biệt với bầy ong, khi chúng rời xa, cậu cảm thấy buồn bã, như mất đi một phần vốn rất thân quen với mình.
Câu 11:
- Theo em, “Thương nhớ bầy ong” thuộc kiểu hồi kí vừa kể lại sự việc vừa kể lại cảm xúc, suy tư của mình trước sự việc ấy.
- Có thể khẳng định được điều ấy vì nhân vật tôi đã kể về những lần ong trại và từ đó thể hiện những suy nghĩ, chiêm nghiệm của mình: những vật vô tri vô giác, nhỏ nhẻ, vụn vặt cũng mang một linh hồn vương vấn với hồn ta và khiến ta yêu mến. Những cảm xúc ngày thơ bé đó cũng đã ảnh hưởng, ám ảnh đến tác giả về sau.
Câu 12:
Câu 13: