Soạn bài Một năm ở Tiểu học - Chân trời sáng tạo
-
707 lượt thi
-
4 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Tóm tắt tác phẩm Một năm ở Tiểu học - Mẫu 1
“Một năm ở tiểu học” thay vì kể về chuyện học hành thì nhân vật tôi hồi tưởng lại thuở vui chơi trong tuổi ấu thơ của mình. Mặc dù có thể điều đó khiến việc học đã bỏ phí nhiều nhưng với nhân vật tôi nó cũng có những lợi ích nhất định về thể chất và tính tình.
Tóm tắt tác phẩm Một năm ở Tiểu học - Mẫu 2
Mẹ nhân vật tôi là một người không biết chữ, đi cả ngày nên không kiểm soát được việc học. Nhân vật tôi là một người không siêng học, đi học đều nhưng đi sớm về trễ vì mải chơi với bạn. Chơi đến khi 9, 10 giờ tối mới về. Trong các ngày nghỉ thì họ chỉ có mặt lúc bữa cơm còn đâu lại chơi với trẻ trong xóm. Bà hiền từ không mắng mỏ nhưng mẹ thì lại nghiêm khắc hơn, quát tháo, bắt phải về liền, có khi quất nữa. Mùa đông thì nhân vật tôi ở nhà đọc sách cho mọi người cùng nghe.
Tóm tắt tác phẩm Một năm ở Tiểu học - Mẫu 3
Câu chuyện kể về quãng thời gian học tiểu học của nhân vật tôi. Năm đó cha mất, mẹ lại không biết chữ nên không ai kiểm soát, đốc thúc việc học hành của nhân vật tôi cả. Vì thế ngoài giờ đi học nhân vật tôi thường la cà đi chơi cùng với lũ trẻ trong xóm đến bữa cơm mới về. Có lần, bị mẹ bắt được mẹ quất rất đau. Mùa đông, khi không đi chơi được thì tôi ở trong nhà đọc truyện Tàu cho cả nhà trong nhà ngoài nghe. Bây giờ, nghĩ lại thấy năm học đó bỏ phí thật nhiều thứ nhưng cũng có chút ích lợi là chạy nhảy nhanh nhẹn, tự nhiên và hiểu biết trẻ bình dân nhiều hơn.
Tóm tắt tác phẩm Một năm ở Tiểu học - Mẫu 4
Mẹ tôi ngày nào cũng đi từ sáng sớm đến tối mịt mới về nhà, mẹ không biết chữ nên không kiểm soát được sự học của chúng tôi. Đầu năm học, người cho chúng tôi tiền mua bút mực, sách vở và cuối năm chỉ hỏi chúng tôi có được lên lớp không thôi. Khi cha mất, không còn người nhắc nhở nên tôi bỏ bê việc học một niên khóa. Tôi thường đi sớm nhưng về trễ, thơ thẩn cùng bạn bè rong chơi đến tối muộn mới về nhà. Ngày nghỉ, tôi đi chơi suốt, đến bữa cơm bà đi gọi chúng tôi mới về. Mẹ tôi khi nào về sớm, bắt gặp chúng tôi lê la ngoài ngõ là mẹ quát bắt về ngay. Mùa đông, không ra đường chơi được, tôi mới ở nhà đọc truyện. Nay nghĩ lại, một năm đó, tôi thấy đáng tiếc vì bỏ phí rất nhiều về việc học nhưng
Câu 2:
Có thể chia văn bản thành 2 phần:
- Phần 1 (Từ đầu đến ...cho cả bọn nghe): Kí ức chơi đùa với bọn trẻ trong xóm
- Phần 2 (Còn lại): Kí ức với gia đình.
Câu 3:
Câu 4:
Câu 2. Đó là những sự việc có thật diễn ra tại… gắn với quãng đời… của…
Câu 3. Nhân vật xưng “tôi”, người kể chuyện ngôi…., là… trong tác phẩm và là hình bóng của tác giả Nguyễn Hiến Lê ngoài đời.
Câu 4. Văn bản có sự kết hợp giữa kể chuyện với…. và…
Câu 1. Một năm ở Tiểu học kể lại chuỗi sự việc mà tác giả là người kể.
Câu 2. Đó là những sự việc có thật diễn ra tại quá khứ gắn với quãng đời học sinh của nhân vật “tôi”.
Câu 3. Nhân vật xưng “tôi”, người kể chuyện ngôi thứ nhất , là hình ảnh của tác giả trong tác phẩm và là hình bóng của tác giả Nguyễn Hiến Lê ngoài đời.
Câu 4. Văn bản có sự kết hợp giữa kể chuyện với miêu tả và biểu cảm.