Soạn bài Đánh thức trầu - Chân trời sáng tạo
-
710 lượt thi
-
7 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Tóm tắt tác phẩm Đánh thức trầu - Mẫu 1
Qua bài thơ “Đánh thức trầu”, Trần Đăng Khoa đã khắc họa cảnh em bé trò chuyện với trầu như một người bạn, mong được hái trầu cho bà và mẹ cũng như mong trầu sống mãi. Qua đó thể hiện tình yêu bà, yêu mẹ và yêu thiên nhiên, trân trọng thiên nhiên.
Tóm tắt tác phẩm Đánh thức trầu - Mẫu 2
Cho dù trầu là vật vô tri vô giác nhưng chúng ta cũng cần biết quý trọng, yêu mến. Thiên nhiên đem lại nhiều lợi ích cho con người, sống hoà hợp với thiên nhiên, con người như cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc hơn.
Tóm tắt tác phẩm Đánh thức trầu - Mẫu 3
Từ câu hát của người bà và của cậu bé, có thể thấy con người không hẳn là chúa tể muôn loài mà con người và loài vật là những người bạn. Muôn loài, dù là cỏ cây, hoa lá, động vật cũng đều có suy nghĩ, cảm xúc và tình cảm của riêng nó. Qua đó thể hiện tình yêu bà, yêu mẹ và yêu thiên nhiên, trân trọng thiên nhiên.
Tóm tắt tác phẩm Đánh thức trầu - Mẫu 4
Với thể thơ 5 chữ kết hợp với các biện pháp tu từ: nhân hóa (trầu), câu hỏi tu từ, điệp từ,... bài thơ Đánh thức trầu, Trần Đăng Khoa đã khắc họa cảnh em bé trò chuyện với trầu như một người bạn, mong được hái trầu cho bà và mẹ cũng như mong trầu sống mãi. Qua đó thể hiện tình yêu bà, yêu mẹ và yêu thiên nhiên, trân trọng thiên nhiên.
Tóm tắt tác phẩm Đánh thức trầu - Mẫu 5
Bài thơ cho thấy tình cảm mến yêu gắn bó của cậu bé với cây trầu, vừa hồn nhiên vừa chân thành. Đồng thời qua đó thể hiện tình cảm và cách ứng xử của những con người thôn quê đối với cây cối trong vườn, gần gũi như đối với những người bạn thâm tình.
Tóm tắt tác phẩm Đánh thức trầu - Mẫu 6
Với giọng thơ hồn nhiên, gần gũi với trẻ nhỏ. Hình ảnh mộc mạc, dễ hiểu, gợi hình gợi cảm. Cho dù trầu là vật vô tri vô giác nhưng chúng ta cũng cần biết quý trọng, yêu mến. Thiên nhiên đem lại nhiều lợi ích cho con người, sống hoà hợp với thiên nhiên, con người như cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc hơn.
Câu 2:
Có thể chia văn bản thành 2 phần:
- Phần 1 (Từ đầu đến ...thì tao hái đêm): Lời hát của bà
- Phần 2 (Còn lại): Lời gọi của em bé
Câu 3:
Câu 4:
Cậu bé còn muốn trầu nhìn thấy mình được thể hiện qua các câu thơ:
“Trầu ơi hãy tỉnh lại
Mở mắt xanh ra nào
Lá nào muốn cho tao
Thì mày chìa ra nhé.”
Câu 5:
Cách xưng hô gần gũi và lời đánh thức trầu nhẹ nhàng, ba lần gọi dậy vì sợ trầu đã ngủ say, thể hiện tình cảm thân thiết của cậu bé với trầu giống như những người bạn đang nói chuyện cùng nhau.
Câu 6:
- Mỗi khi muốn hái trầu vào ban đêm, cậu bé cùng bà và mẹ mình, phải gọi cho trầu tỉnh ngủ rồi mới xin “hái vài lá” vì hái trầu đêm dễ làm trầu lụi nên phải đánh thức trầu, nói rõ lí do, phải hái rất nhẹ nhàng và chỉ hái vài lá đủ dùng.
- Điều này đã cho thấy những người dân quê đối xử với cây cối bình đẳng như với con người, có cảm xúc, suy nghĩ, tâm hồn giống như con người.
Câu 7:
- Từ câu hát của người bà và của cậu bé, em nghĩ rằng con người không hẳn là “chúa tể muôn loài” mà con người và loài vật là những người bạn.
- Muôn loài, dù là cỏ cây, hoa lá, động vật cũng đều có suy nghĩ, cảm xúc và tình cảm của riêng nó. Con người nên đối xử tôn trọng, bình đẳng, thân thiết và hoà mình cùng với muôn loài.