IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 7 Công nghệ Giải VTH Công nghệ 7 Bài 12. Chăn nuôi gà thịt trong nông hộ có đáp án

Giải VTH Công nghệ 7 Bài 12. Chăn nuôi gà thịt trong nông hộ có đáp án

Giải VTH Công nghệ 7 Bài 12. Chăn nuôi gà thịt trong nông hộ có đáp án

  • 148 lượt thi

  • 13 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Nêu một số yêu cầu của chuồng nuôi gà

Xem đáp án

- Địa điểm làm chuồng và hướng chuồng: nơi cao ráo để tránh ngập nước vào mùa mưa, chọn hướng thích hợp để tránh gió lùa và ánh nắng trực tiếp.

- Nền chuồng: lát gạch hoặc lắng xi măng, trên nền lót thêm một lớp độn chuồng hoặc làm sàn thoáng cách nền khoảng 50 cm cho gà đậu.

- Tường bao: tường gạch xây cao từ 50 đến 60 cm, phía trên làm bằng lưới mắt cáo, bên ngoài có bạt kéo lên hạ xuống cho mưa, gió khi cần thiết.

- Một số yêu cầu khác: đảm bảo thông thoáng, ấm về mùa đông, mát về mùa hè.


Câu 2:

Thức ăn cho gà thịt cần những nhóm dinh dưỡng nào?

Xem đáp án

Thức ăn cho gà thịt cần những nhóm dinh dưỡng:

+ Nhóm chất đạm

+ Nhóm tinh bột

+ Nhóm chất béo

+ Nhóm vitamin và chất khoáng.


Câu 3:

Quan sát Hình 12.4 (SGK) và xếp các loại thức ăn trong hình vào nhóm dinh dưỡng phù hợp trong bảng sau:

Hình

Thuộc nhóm dinh dưỡng

12.4a

 

12.4b

 

12.4c

 

12.4d

 

12.4e

 

12.4g

 

12.4h

 

12.4i

 

12.4k

 

Xem đáp án

Hình

Thuộc nhóm dinh dưỡng

12.4a

Chất đạm

12.4b

Chất đạm

12.4c

Chất béo

12.4d

Vitamin và chất khoáng

12.4e

Tinh bột

12.4g

Chất đạm

12.4h

Vitamin và chất khoáng

12.4i

Vitamin và chất khoáng

12.4k

Vitamin và chất khoáng


Câu 4:

Khi phối trộn thức ăn cho gà cần lưu ý đến những vấn đề gì?

Xem đáp án

Khi phối trộn thức ăn cho gà cần lưu ý phối trộn đủ bốn nhóm dinh dưỡng theo tỉ lệ phù hợp để gà nhanh lớn, có sức đề kháng cao.


Câu 5:

Kể tên các loại thức ăn đang sử dụng cho gà ở gia đình, địa phương em. Chúng thuộc nhóm dinh dưỡng nào?

Xem đáp án

Các loại thức ăn đang sử dụng cho gà ở gia đình, địa phương em:

- Giun, đỗ: nhóm chất đạm.

- Ngô: nhóm tinh bột

- Bèo, rau muống: nhóm vitamin và chất khoáng

- Tép khô: nhóm chất béo


Câu 6:

Nên cho gà ăn như thế nào là phù hợp?

Xem đáp án

- Gà dưới một tháng tuổi: ăn thức ăn giàu đạm, ăn tự do, thức ăn luôn có trong máng để gà ăn liên tục.

- Gà từ một đến ba tháng tuổi: ăn từ 3 – 4 lần/ngày, mỗi lần cách nhau khoảng 3 – 4 giờ.

- Gà trên ba tháng tuổi: ăn tự do để gà lớn nhanh, chóng được xuất chuồng.


Câu 7:

Chăm sóc gà giai đoạn từ khi gà mới nở đến một tháng tuổi cần chú ý những vấn đề gì? Vì sao?

Xem đáp án

Chăm sóc gà giai đoạn từ khi gà mới nở đến một tháng tuổi cần chú ý:

- Chăm sóc cẩn thận để gà khỏe mạnh vì gà con còn rất yếu, sức đề kháng kém, dễ bị bệnh.

- Cần sưởi ấm hay còn gọi là “úm gà” vì giai đoạn này gà rất sợ lạnh.


Câu 8:

Quan sát Hình 12.6 (SGK) và hoàn thành nội dung trong bảng sau:

Xem đáp án

Hình

Nhiệt độ đối với gà

Giải pháp khắc phục

12.6a

Nhiệt độ thích hợp

Không

12.6b

Nhiệt độ bị lạnh

Tăng cường bóng đèn sưởi ấm

12.6c

Nhiệt độ bị nóng

Tắt bớt bóng đèn


Câu 9:

Chăm sóc gà giai đoạn trên một tháng tuổi cần chú ý những vấn đề gì? Vì sao?

Xem đáp án

Chăm sóc gà giai đoạn trên một tháng tuổi cần chú ý:

- Thả gà ra vườn hoặc đồi để gà vận động, ăn khỏe, nhanh lớn, thịt chắc và ngon hơn.

- Rửa sạch máng ăn, máng uống hàng ngày để phòng bệnh cho gà.


Câu 10:

Nêu các biện pháp phòng bệnh cho gà. Liên hệ với thực tiễn ở gia đình, địa phương em.

Xem đáp án

- Các biện pháp phòng bệnh cho gà:

+ Thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ.

+ Đảm bảo ba sạch: ăn sạch, ở sạch, uống sạch.

+ Đảm bảo mật độ chăn nuôi hợp lí

+ Tiêm vaccine đẩy đủ và kịp thời.

- Liên hệ với thực tiễn ở gia đình, địa phương em:

+ Thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ.

+ Đảm bảo ba sạch: ăn sạch, ở sạch, uống sạch.

+ Tiêm vaccine đẩy đủ và kịp thời.


Câu 11:

Nêu các nguyên tắc cần thực hiện khi dùng thuốc trị bệnh cho gà. Theo em, nếu không thực hiện tốt các nguyên tắc đó thì có thể dẫn đến những hậu quả gì?

Xem đáp án

- Các nguyên tắc cần thực hiện khi dùng thuốc trị bệnh cho gà:

+ Đúng thuốc

+ Đúng thời điểm

+ Đúng liều lượng

- Nếu không thực hiện tốt các nguyên tắc đó thì có thể dẫn đến những hậu quả:

+ Đúng thuốc: do mỗi loại thuốc chỉ phù hợp với một hoặc một vài loại bệnh. Do đó, nếu không sử dụng đúng thuốc thì việc điều trị bệnh sẽ không đạt được hiệu quả.

+ Đúng thời điểm: cho gà uống thuốc càng sớm thì hiệu quả điều trị bệnh càng cao.

+ Đúng liều lượng: nếu sử dụng thuốc không đúng liều lượng sẽ làm giảm hiệu quả điều trị bệnh và làm ảnh hưởng đến sức khỏe của gà.


Câu 12:

Kể tên một số loại bệnh thường gặp ở gà mà em biết. Chúng thường gây ra những hậu quả gì?

Xem đáp án

STT

Bệnh

Hậu quả

1

Bệnh tiêu chảy

Sụt cân, chậm lớn

2

Bệnh dịch tả

Hầu như không chữa được

3

Bệnh cúm gia cầm

Gà chết hàng loạt, có thể gây bệnh cho người


Câu 13:

Hoàn thành nội dung trong bảng sau với một số loại bệnh thường gặp ở gà.

Loại bệnh

Biểu hiện

Nguyên nhân gây bệnh

Cách phòng, trị

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xem đáp án

Loại bệnh

Biểu hiện

Nguyên nhân gây bệnh

Cách phòng, trị

Bệnh tiêu chảy

Ăn ít, ủ rũ, phân lỏng, có màu xanh hay trắng

Nhiễm khuẩn từ thức ăn, nước uống hay từ môi trường.

- Luôn cho ăn thức ăn sạch, thường xuyên vệ sinh chuồng nuôi, máng ăn, máng uống sạch sẽ.

- Khi gà có biểu hiện bệnh, cần điều trị kịp thời.

Bệnh dịch tả

Thường bỏ ăn, buồn rầu, sã cánh, ngẹo cổ, diều nhão, uống nhiều nước, chảy nước dãi, phân trắng, gầy nhanh.

Do vius gây ra và lây lan mạnh.

- Chủ yếu là phòng bệnh bằng vaccine.

- Khi đã bị bệnh thì hầu như không chữa được.

Bệnh cúm gia cầm

Sốt cao, uống nhiều nước, mào thâm tím, viêm sưng phù đầu mặt; khó thở, há mỏ để thở; tiêu chảy phân xanh, phân vàng đôi khi lẫn máu; xuất huyết da chân

Do virus cúm gia cầm gây ra, tốc độ lây lan rất nhanh làm chết hàng loạt gia cầm như: gà, vịt, ngan… đồng thời có thể gây bệnh cho người.

- Sử dụng vaccine là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh cúm gia cầm.

- Khi phát hiện bệnh, báo ngay cho cán bộ thú y, chính quyền địa phương để tiêu hủy và thực hiện các biện pháp phòng bệnh.


Bắt đầu thi ngay