Giải VTH Công nghệ 7 Bài 5: Nhân giống vô tính cây trồng có đáp án
-
69 lượt thi
-
17 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Hãy chọn từ, cụm từ sau đây để điền vào chỗ (…) cho phù hợp: lúa, ngô, cây ăn quả, cây hoa, cây cảnh, sinh dưỡng, sinh sản, cây mẹ, cây con, cây bố.
Nhân giống vô tính cây trồng là hình thức tạo ra cây giống trực tiếp từ các bộ phận sinh dưỡng của cây mẹ. Các cây con được tạo ra bằng hình thức nhân giống vô tính mang các đặc điểm giống với cây mẹ. Hình thức nhân giống vô tính thường được áp dụng cho các loại cây ăn quả, cây hoa, cây cảnh.
Câu 2:
Kể tên các loại cây trồng đang được nhân giống bằng phương pháp vô tính ở gia đình, địa phương em.
Các loại cây trồng đang được nhân giống bằng phương pháp vô tính ở gia đình, địa phương em:
- Cây khoai lang
- Cây mía
- Cây mít
- Cây ổi
Câu 6:
Sắp xếp các bước theo đúng thứ tự của kĩ thuật giâm cành.
(1) Nhúng gốc cành giâm vào dung dịch kích thích ra rễ.
(2) Cắt đoạn cành giâm bánh tẻ có từ 2 đến 3 mắt ngủ.
(3) Tưới nước cho cành giâm
(4) Cắm xuống đất ẩm cho cành ra rễ và phát triển thành cây mới
Trình tự tiến hành đúng là: (2) → (1) → (4) → (3)
Câu 7:
Nêu ưu và nhược điểm của phương pháp giâm cành
+ Ưu điểm:
- nhân giống nhanh, hệ số nhân giống cao.
- cây mau cho hoa.
- cây vẫn giữ được các đặc tính của cây mẹ.
+ Khuyết điểm:
- cần lượng giống ( hay cành) lớn.
- khó thực hiện đối với một số giống khó ra rễ.
- cây mau già cỏi, bộ rễ yếu, tuổi thọ kém.
Câu 8:
Vì sao khi chọn cành giâm lại cần chọn cành bánh tẻ?
Khi chọn cành giâm lại cần chọn cành bánh tẻ đảm bảo cho cây sinh trưởng tốt.
Câu 9:
Trước khi giâm cành, cành giâm thường được cắt bớt lá nhằm mục đích gì?
Trước khi giâm cành, cành giâm thường được cắt bớt lá nhằm mục đích:
Cắt bớt một phần lá để: giảm bớt sự thoát hơi nước, đảm bảo cân bằng giữa nước hút vào và nước mất đi, nâng cao tỉ lệ sống của cây mới.
Câu 10:
Mô tả các bước nhân giống bằng phương pháp ghép. Nêu ưu và nhược điểm của phương pháp này.
* Mô tả các bước nhân giống bằng phương pháp ghép:
- Bước 1: Chọn và cắt cành ghép
- Bước 2: Chọn vị trí ghép và cắt gốc ghép
- Bước 3: Ghép đoạn cành
- Bước 4: Kiểm tra sau khi ghép
* Nêu ưu và nhược điểm của phương pháp ghép:
- Ưu điểm:
+ Nhân giống nhanh
+ Cây con giữ được đặc tính tốt của mẹ
+ Chọn được gốc ghép chống chịu được sâu bệnh tốt, mau cho quả.
- Nhược điểm: Thợ ghép cần được huấn luyện.
Câu 11:
Sắp xếp các bước theo đúng thứ tự của kĩ thuật chiết cành
(1) Lấy dao tách một đoạn vỏ ở vị trí cần chiết
(2) Bó hỗn hợp đất thích hợp vào đoạn cành vừa tách vỏ.
(3) Chọn cành khỏe mạnh trên cây mẹ
(4) Bôi chất kích thích ra rễ
(5) Bọc nylon ra ngoài và dùng dây buộc chặt hai đầu
(6) Cắt khỏi cây mẹ rồi đem trồng
Trình tự tiến hành đúng là: (3) → (1) → (4) → (2) → (5) → (6)
Câu 12:
Nêu ưu và nhược điểm của phương pháp chiết cành
+ ưu điểm:
-giữ được đặc tính của cây mẹ.
- dễ làm, tỉ lệ thành công cao
- cây con mau cho hoa.
+ khuyết điểm:
- hệ số nhân giống không cao.
- tuổi thọ ngắn so với cây ghép.
- dễ làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của cây mẹ trong quá trình chiết.
Câu 13:
Nêu ưu điểm của phương pháp nhân giống cây trồng bằng nuôi cấy mô tế bào.
Ưu điểm của phương pháp nhân giống cây trồng bằng nuôi cấy mô tế bào:
Nhanh chóng tạo ra một lượng lớn cây giống đồng đều, sạch bệnh phục vụ sản xuất.