IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 7 Giáo dục công dân Giải VTH GDCD 7 CTST Chủ đề 7: Phòng, chống bạo lực học đường có đáp án

Giải VTH GDCD 7 CTST Chủ đề 7: Phòng, chống bạo lực học đường có đáp án

Giải VTH GDCD 7 CTST Chủ đề 7: Phòng, chống bạo lực học đường có đáp án

  • 102 lượt thi

  • 13 câu hỏi

  • 40 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Dựa vào các gợi ý, em hãy điền từ phù hợp vào chỗ trống để hoàn thành nội dung sau:

Gợi ý: cơ thể, tâm lí, tính bạo lực, hành hạ, kĩ năng sống, gây tổn hại

- Bạo lực học đường là hành vi ………. ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khoẻ; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác ……… về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục.

- Nguyên nhân khách quan của bạo lực học đường là: sự tác động của trò chơi điện tử có ........., giáo dục gia đình và sự quan tâm của bố mẹ đến con cái,...; nguyên nhân chủ quan là: sự phát triển tâm lí lứa tuổi, sự thiếu hụt ...........

- Bạo lực học đường gây ra những tổn thương về ………… sức khoẻ và đặc biệt là những tổn thương về mặt .......... (sợ hãi, tự ti, ám ảnh, trầm cảm,...) của nạn nhân; và ảnh hưởng đến xã hội, môi trường xung quanh.

Xem đáp án

Lời giải:

- Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khoẻ; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục.

- Nguyên nhân khách quan của bạo lực học đường là: sự tác động của trò chơi điện tử có tính bạo lực, giáo dục gia đình và sự quan tâm của bố mẹ đến con cái,...; nguyên nhân chủ quan là: sự phát triển tâm lí lứa tuổi, sự thiếu hụt kĩ năng sống…

- Bạo lực học đường gây ra những tổn thương về cơ thể, sức khoẻ và đặc biệt là những tổn thương về mặt tâm lí (sợ hãi, tự ti, ám ảnh, trầm cảm,...) của nạn nhân; và ảnh hưởng đến xã hội, môi trường xung quanh.


Câu 4:

Em hãy đọc các câu sau và đánh dấu X vào cột tương ứng.

Hành động

Biểu hiện

Bạo lực học đường

Không bạo lực học đường

a. K bị đau chân nên P cõng bạn đến phòng y tế.

 

 

b. Giờ ra chơi, V nhận được một bức thư đe doạ.

 

 

c. Khi xếp hàng, H bị các bạn giật tóc rất đau.

 

 

d. Q bị bạn bè chế giễu vì ngoại hình hơi béo của mình.

 

 

Xem đáp án

Lời giải:

Hành động

Biểu hiện

Bạo lực học đường

Không bạo lực học đường

a. K bị đau chân nên P cõng bạn đến phòng y tế.

 

x

b. Giờ ra chơi, V nhận được một bức thư đe doạ.

x

 

c. Khi xếp hàng, H bị các bạn giật tóc rất đau.

x

 

d. Q bị bạn bè chế giễu vì ngoại hình hơi béo của mình.

x

 


Câu 5:

Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

Trường hợp 1: Trên đường đi học về, T bị một nhóm học sinh lớp trên trấn lột tiền. T không dám nói với người lớn vì bị doạ đánh.

Nếu là T, em sẽ xử lí như thế nào?

Xem đáp án

Lời giải:

- Trả lời câu hỏi tình huống 1: Nếu là T, em sẽ:

+ Giữ thái độ bình tĩnh, tránh hoảng loạn, kích động

+ Nhanh chóng báo cáo sự việc với bố mẹ, thầy cô giáo hoặc người lớn tin cậy để nhờ sự trợ giúp của mọi người.


Câu 6:

Trường hợp 2: Trong buổi dã ngoại của lớp, vì không tìm được nhà vệ sinh nên M đi vệ sinh tại một gốc cây cạnh bên trại. N doạ rằng sẽ kể chuyện này cho bạn bè, thầy cô nếu M không mua thức ăn cho N vào mỗi giờ ra chơi.

Nếu là M, em sẽ làm gì?

Xem đáp án

- Trả lời câu hỏi tình huống 2: Nếu là M, em sẽ:

+ Giải thích để N hiểu do tình thế cấp (xung quanh không có nhà vệ sinh), nên buộc lòng M phải thực hiện hành vi không đẹp đó.

+ Gữ thái độ bình tĩnh, tránh hoảng loạn, kích động

+ Nhanh chóng báo cáo sự việc với bố mẹ, thầy cô giáo hoặc người lớn tin cậy để nhờ sự trợ giúp của mọi người.


Câu 7:

Trường hợp 3: Mỗi khi đến lớp, S đều nhận được một lá thư đe doạ trong hộc bàn với nội dung “Coi chừng gặp tai nạn. Suốt một tuần đi học, S luôn lo âu, sợ hãi.

Nếu là S, em sẽ làm gì?

Xem đáp án

- Trả lời câu hỏi tình huống 3: : Nếu là S, em sẽ:

+ Giữ thái độ bình tĩnh, tránh hoảng loạn, kích động

+ Nhanh chóng báo cáo sự việc với bố mẹ, thầy cô giáo hoặc người lớn tin cậy để nhờ sự trợ giúp của mọi người.


Câu 9:

- Hãy nêu 3 điều em cần rèn luyện sau khi đọc thông tin trên.

Xem đáp án

- Yêu cầu số 2: 3 điều em cần rèn luyện sau khi đọc thông tin trên:

+ Trong mọi trường hợp cần kiềm chế cảm xúc, tránh kích động, mất bình tĩnh

+ Kết bạn với những người bạn tốt

+ Xây dựng mối quan hệ chân thành với các bạn


Câu 10:

Em hãy đọc các tình huống sau và đề xuất cách phòng chống bạo lực học đường.

Tình huống

Cách phòng chống bạo lực học đường

a. Q bị khuyết tật ở tay. Khi đến lớp, các bạn thường xuyên trêu chọc Q.

 

b. Sau giờ ra chơi, H bị mất con quay yêu thích. Do nghi ngờ bạn C bên cạnh lấy nên H đã lớn tiếng với bạn.

 

c. V là thành viên mới chuyển đến lớp 7D1. Mặc dù là con trai nhưng V khá nữ tính nên thường xuyên bị các bạn trong lớp trêu chọc.

 

Xem đáp án

Lời giải:

Tình huống

Cách phòng chống bạo lực học đường

a. Q bị khuyết tật ở tay. Khi đến lớp, các bạn thường xuyên trêu chọc Q.

- Bình tĩnh, tránh kích động

- Báo cáo sự việc với thầy cô giáo để nhờ sự giúp đỡ

b. Sau giờ ra chơi, H bị mất con quay yêu thích. Do nghi ngờ bạn C bên cạnh lấy nên H đã lớn tiếng với bạn.

- Bình tĩnh, tránh kích động

- Báo cáo sự việc với thầy cô giáo để nhờ sự giúp đỡ

c. V là thành viên mới chuyển đến lớp 7D1. Mặc dù là con trai nhưng V khá nữ tính nên thường xuyên bị các bạn trong lớp trêu chọc.

- Bình tĩnh, tránh kích động

- Giải thích cho các bạn hiểu: mỗi cá nhân đều có những nét tính cách riêng, các bạn nên tôn trọng sự khác biệt

- Báo cáo sự việc với thầy cô giáo để nhờ sự giúp đỡ


Câu 11:

Em hãy chọn một thông điệp dưới đây, viết bài và thuyết trình trước lớp về phòng chống bạo lực học đường.

- Có hai cách để giải quyết xung đột, nhờ bạo lực hoặc nhờ thương thuyết. Bạo lực là dành cho thú hoang, thương thuyết là dành cho con người. (Marcus Tullius Cicero)

- Lòng căm hận nhân lên lòng căm hận, bạo lực nhân lên bạo lực, sự cứng rắn tăng lên sự cứng rắn trong chuỗi thang cuốn đi xuống sự huỷ diệt. (Martin Luther King Jr)

Xem đáp án

Lời giải:

(*) Lựa chọn thông điệp: Có hai cách để giải quyết xung đột, nhờ bạo lực hoặc nhờ thương thuyết. Bạo lực là dành cho thú hoang, thương thuyết là dành cho con người.

(*) Bài viết tham khảo:

Trong những năm gần đây bạo lực học đường là một vấn nạn lớn, làm đau đầu các nhà quản lí giáo dục và các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Gây bức xúc và gây tâm lý hoang mang cho phụ huynh, thầy cô và học sinh. Vậy làm thế nào để giải quyết được tình trạng này.

Chỉ cần lên Google đánh cụm từ "bạo lực học đường" thì chỉ cần (0,34 giây) thì kết quả google tìm kiếm là 15.700.000 cụm từ liên quan đến việc học sinh dùng bạo lực để giải quyết những khúc mắc. Đây là một con số thật khủng khiếp và đáng báo động. Hoặc chỉ cần vào Youtube bạn sẽ thấy những hình ảnh, những thước phim bạo lực do học sinh quay lại và tung lên mạng. Những thước phim quay cảnh đấm đá vô nhân tính của các cô cậu mang đồng phục học trò đang đấm đá, xé áo, lột quần, túm tóc gây ám ảnh cho người xem và nỗi đau về một thế hệ tuổi trẻ với những nhân cách đang bị băng hoại nghiêm trọng.

Nguyên nhân của những vụ việc trên có thể do học sinh bị: tác động từ những trò chơi điện tử mang tính bạo lực; thiếu sự quan tâm, giáo dục từ phía gia đình vhoawcj nơi lỏng sự quản lí từ đơn vị giáo dục….. Bên cạnh những nguyên nhân khách quan đó, cũng có những nguyên nhân đến từ chính bản thân các em – đó là: sự thiếu hụt kĩ năng sống, sự bồng bột, nông nổi, thích thể hiện bản thân của lứa tuổi học trò.

Bạo lực học đường để lại những hậu quả nghiêm trọng, khó lường: Gây tổn thương và gây dư chấn về tinh thần và thể xác: học sinh bị bạn bè đánh đập rồi bị quay phim tung lên mạng sẽ dễ bị chấn thương tâm lí, sốc về tinh thần, cảm thấy quê với bạn bè, xấu hổ với mọi người xung quanh. Đau lòng hơn nữa khi mà những học sinh bị đánh, thầy cô giáo bị hành hung không phải xây xát nhẹ mà phải nằm viện với di chứng về tổn thương thể xác. Bị gãy tay chân, bị chấn thương sọ não. Thậm chí bị hoảng loạn, bị thần kinh, bỏ học, bỏ dạy.

Giải pháp nào để phòng chống bạo lực học đường? Có Bốn giải pháp cấp thiết xóa bạo lực học đường: Thứ nhất, toàn xã hội cần phải củng cố, nâng cao chất lượng môi trường xã hội, văn minh tiến bộ. Cần có biện pháp quản lý, ngăn chặn và chế tài hiệu quả những hoạt động có tác hại đến môi trường văn hóa xã hội. Nghiêm cấm các game bạo lực. Thứ hai, quan tâm nâng cao văn hóa gia đình. Trong từng gia đình, người lớn phải làm gương, giao tiếp ứng xử đúng mực, mạnh dạn lên án và loại bỏ bạo lực ra khỏi đời sống gia đình. Thứ ba, xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục: gia đình – nhà trường – xã hội. Các cơ quan báo chí phải quan tâm thỏa đáng đối với lĩnh vực văn hóa, đạo đức và chấp hành luật pháp của mọi người dân. Thứ tư, xã hội và ngành giáo dục cần xác định rõ lại vai trò, vị trí của người thầy, quyền hạn và trách nhiệm trong nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh. Người thầy và nhà trường phải được bảo vệ danh dự và có đủ cơ chế để răn đe học sinh.Nhà trường cần phát huy trách nhiệm đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong việc kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của từng cá nhân học sinh.Tình thương, trách nhiệm là phương thuốc hiệu nghiệm nhất ngăn chặn bạo lực học đường.

Bên cạnh những giải pháp trên, theo bản thân tôi: Học sinh cần nghiêm túc kiểm điểm lại bản thân, biết kiềm chế được, biết nhận lỗi khi mình làm sai và biết vị tha khi bạn nhận ra lỗi lầm. Dùng lời nói và thái độ chân thành để giải quyết xung đột là một trong những cách thức giải quyết văn minh nhất, bởi lẽ: “có hai cách để giải quyết xung đột, nhờ bạo lực hoặc nhờ thương thuyết. Bạo lực là dành cho thú hoang, thương thuyết là dành cho con người”


Câu 12:

Hãy nêu ngắn gọn những lần em đã thực hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực học đường và rút ra kinh nghiệm cần thực hiện (Điều nên làm/ Điều không nên làm).

Xem đáp án

Lời giải:

- Sự việc em từng chứng kiến:

+ Bạn K trêu chọc, kêu gọi các bạn trong lớp cô lập, tẩy chay bạn N.

+ Nhóm bạn M, P chặn đường và trấn lột tiền của bạn H

- Bài học kinh nghiệm:

+ Trước khi tình huống bạo lực xảy ra: cần cố gắng để giải quyết mâu thuẫn hoặc nhờ người lớn can thiệp

+ Khi tình huống bạo lực xảy ra: cần nhanh chóng rời khỏi bị trí nguy hiểm và kịp thời nhờ sự hỗ trợ của người khác

+ Sau khi tình huống bạo lực xảy ra: cần bình tĩnh, tránh hoảng loạn; nhờ sự trợ giúp từ phía gia đình, nhà trường về sức khỏe và tinh thần nếu thấy bất ổn.


Câu 13:

Em hãy viết một bức thư (khoảng 150 chữ) về một trong hai chủ đề sau:

- Chia sẻ những cảm xúc hối hận của người gây ra bạo lực học đường và lời hứa với bản thân.

- Chia sẻ những tâm sự của người bị bạo lực học đường và cách thức ứng xử tức thời và ứng xử lâu dài đã thực hiện.

Xem đáp án

Lời giải:

(*) Lựa chọn chủ đề:

(*) Bài viết tham khảo:

Hà Nội, ngày …. tháng ….. năm…..

Chào K, mình là H đây và đây là những gì mình muốn nói cậu!

K ơi, trong suốt thời gian qua, mình không biết mình đã làm gì khiến cậu tức giận và đối xử tàn nhẫn với mình như vậy. Mình nhớ ngày đầu tiên cậu đánh mình là ngày thứ 2 của tuần học đầu tiên sau khai giảng. Cậu ném cuốn sách giáo khoa Toán vào mặt mình mặc dù mình không rõ mình đã làm gì sai. Mặt cậu trông thật đáng sợ và như ác mộng suốt đời đối với mình. Và suốt từ đó cho đến nay, cứ mỗi khi cậu “có hứng” là cậu lại lôi mình ra để trêu chọc, giật tóc, véo tai, đánh vào lưng hay quăng hết sách vở, đồ dùng học tập của mình xuống đất. Tệ hơn, cậu còn lôi kéo nhóm bạn của cậu để cùng tẩy chay, cô lập mình. Mình luôn tự hỏi bản thân rằng: “mình luôn chăm chỉ và đối xử chân thành với các bạn trong lớp; không bao giờ nô đùa, không phá phách hay làm điều gì xấu xa; nhưng tại sao, mình lại luôn trở thành “cái gai” trong mắt cậu và luôn là đối tượng để cậu đánh, mắng, giễu cợt?”

Mình đã sống trong sợ hãi suốt thời gian qua! Khuôn mặt tàn nhẫn và những lời lẽ đay nghiến của cậu luôn vang vọng trong đầu mình. Mình thường mơ thấy bị cậu đánh. Đôi khi mình thức giấc lúc nửa đêm và không thể ngủ lại được. Mình cảm thấy đau đớn như bị kim đâm trong não. Mình vô cùng lo lắng khi nghĩ đến trường học  và nghĩ đến cậu. Sự căng thẳng ấy khiến mình trở nên sống khép kín hơn. Nếu như trước đây, mình là một cô bé hay cười, hay nói chuyện, hát ca và luôn vui vẻ, thì bây giờ, mình luôn nhút nhát, không dám bộc lộ bản thân. Không biết cậu có cảm nhận được không nhưng mình đã hiểu sâu sắc khái niệm sợ hãi kể từ khi trở thành bạn cùng lớp với cậu.

K à, mình không dám kể chuyện mình bị cậu bắt với bố mẹ hay thầy cô giáo. Đó thực sự là sai lầm của mình! Tại sao mình lại làm như vậy? Là vì mình sợ sẽ tiếp tục bị cậu bạo hành nhiều hơn khi biết mình “mách lẻo”; nhưng mình cũng thực sự muốn hóa giải mâu thuẫn giữa mình với cậu một cách hòa bình. K này, mình muốn một lời giải thích thuyết phục về tất cả những cú đánh và lời mắng nhiếc từ cậu!

Giờ đã là nửa đêm và mình tỉnh dậy để viết ra những đau đớn trong lòng mà không biết tỏ cùng ai. Con tim mình run rẩy, nước mắt chảy dài, đôi tay rung bần bật. Tại sao một đứa bé như mình phải chịu nhiều nỗi đau như vậy? Chúng ta liệu có thể xây dựng một tình bạn chân thành được không?

Kí tên

……….


 


Bắt đầu thi ngay