IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Khoa học tự nhiên Giải VTH Khoa học tự nhiên 6 Chủ đề 1: Các phép đo - Bộ Chân trời sáng tạo

Giải VTH Khoa học tự nhiên 6 Chủ đề 1: Các phép đo - Bộ Chân trời sáng tạo

Bài 5. Đo khối lượng

  • 193 lượt thi

  • 9 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 3:

Một cái cân có ĐCNN là 0,1 g. Kết quả nào sau đây chỉ đúng khi sử dụng chiếc cân đó để thực hành đo khối lượng của một vật?

A. 12,41 g.

B. 12,04 g.

C. 12 g.

D. 12,2 g.

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Cân có ĐCNN là 0,1 g nên có độ chính xác tới 0,1g. Vậy cân có thể đo được những vật có khối lượng là bội của 0,1.

A – 12,41 g không là bội của 0,1( 12,41 không chia hết cho 0,1)

B – 12,04 g không là bội của 0,1( 121,45 không chia hết cho 0,1)

C – 12 g cách ghi chưa đúng theo ĐCNN  phải ghi 12,0 g.

D – 12,2 g là bội của 0,1( 12,2 chia hết cho 0,1)


Câu 4:

Đổi các đơn vị sau đây ra gam: 0,02 kg; 2,3 tạ; 4,5 yến; 3 560 mg; 0,001 tấn.

Xem đáp án

0,02 kg = 0,02 . 1000 = 20 g.

2,3 tạ = 2,3 . 100 000 = 230 000 g.

4,5 yến = 4,5 . 10 000 = 45 000 g.

3 560 mg = 3 560 . 0,001 = 3,56 g.

0,001 tấn = 0,001 . 1000 000 = 1000 g.


Câu 6:

Chỉ ra các thao tác sai khi dùng cân đồng hồ bằng cách đánh dấu x vào cột 3 của bảng. Nêu cách khắc phục để thu được kết quả đo chính xác (ghi vào cột 4 của bảng).

STT

Thao tác

Sai

Cách khắc phục

1

Hiệu chỉnh cân lệch khỏi vạch số 0 trước khi đo.

 

 

2

Đặt cân trên bề mặt gồ ghề.

 

 

3

Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với mặt đồng hồ.

 

 

4

Đọc kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kim của cân.

 

 

5

Đặt vật cồng kềnh trên đĩa cân

 

 

Xem đáp án

STT

Thao tác

Sai

Cách khắc phục

1

Hiệu chỉnh cân lệch khỏi vạch số 0 trước khi đo.

X

Hiệu chỉnh kim cân trùng với vạch số 0 trước khi đo.

2

Đặt cân trên bề mặt gồ ghề.

X

Đặt cân trên bề mặt bằng phẳng.

3

Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với mặt đồng hồ.

 

 

4

Đọc kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kim của cân.

 

 

5

Đặt vật cồng kềnh trên đĩa cân

X

Để các vật có kích thước phù hợp với đĩa cân. Đối với các vật cồng kềnh nên chọn cân có đĩa cân lớn hơn.

 


Câu 7:

Có cách nào đơn giản để kiểm tra xem một cái cân có chính xác hay không?

Xem đáp án

Em thử cân một số quả cân hoặc một số vật có khối lượng đã biết như túi đường, hộp sữa ông thọ. Đặt vật lên đĩa cân, đọc số chỉ và so sánh với khối lượng đã biết của nó. Từ đó rút ra kết luận cân có chính xác hay không.


Câu 8:

Một đĩa cân thăng bằng khi:

a. Ở đĩa cân bên trái có 2 gói kẹo, ở đĩa cân bên phải có các quả cân 100 g, 50 g, 20 g, 20 g và 10 g.

Xem đáp án

a. Theo đề bài cho: khối lượng của 2 gói kẹo là:

100 g + 50 g + 20 g + 20 g + 10 g = 200 g

Mà khối lượng của các gói kẹo bằng nhau nên 1 gói kẹo có khối lượng là 100 g.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan