Giải VTH Khoa học tự nhiên 6 Chủ đề 1: Các phép đo - Bộ Chân trời sáng tạo
Bài 4. Đo chiều dài
-
195 lượt thi
-
8 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Người ta không sử dụng đơn vị nào khi đo chiều dài?
A. mét (m).
B. ki – lô – mét (km).
C. mét khối (m3).
D. đề - xi – mét (dm).
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
C - là đơn vị đo thể tích
Câu 2:
Dụng cụ nào trong các dụng cụ sau không được sử dụng để đo chiều dài?
A. Thước dây.
B. Thước mét.
C. Thước kẹp.
D. Compa.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
A, B, C là các dụng cụ dùng để đo chiều dài.
Câu 3:
Để đo chiều dài của một vật (ước lượng khoảng hơn 30 cm), nên chọn thước nào trong các thước đã cho sau đây?
A. Thước có giới hạn đo (GHĐ) là 20 cm và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) là 1 mm.
B. Thước có GHĐ là 20 cm và ĐCNN là 1 cm.
C. Thước có GHĐ là 40 cm và ĐCNN là 1 mm.
D. Thước có GHĐ là 1 m và ĐCNN là 5 cm.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Thước phù hợp với vật cần đo là có GHĐ lớn hơn chiều dài của vật và có ĐCNN càng nhỏ thì càng có độ chính xác cao.
Câu 4:
Khi đo chiều dài của một tờ giấy, ba bạn cùng sử dụng một cây thước nhưng lại thu được các kết quả khác nhau như sau: 25 cm; 25,5 cm; 25,1 cm. Thước đo có ĐCNN là
A. 0,1 cm.
B. 5 cm.
C. 1 cm.
D. 0,5 cm.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Thước đo có ĐCNN là 0,1 cm.Câu 5:
Xác định GHĐ và ĐCNN của các thước đo trong hình dưới đây bằng cách hoàn thành thông tin trong bảng
STT |
Thước |
GHĐ |
ĐCNN |
1 |
Thước a) |
|
|
2 |
Thước b) |
|
|
3 |
Thước c) |
|
|
STT |
Thước |
GHĐ |
ĐCNN |
1 |
Thước a) |
100 cm |
0,1 cm |
2 |
Thước b) |
10 cm |
0,1 cm |
3 |
Thước c) |
10 cm |
0,1 cm |
Câu 6:
Có ba loại thước: thước nhựa thẳng có GHĐ 1 m, thước cuộn thợ may có GHĐ 2 m, thước dây dùng trong xây dựng có GHĐ 10 m. Sử dụng lần lượt ba thước này để đo chiều dài của phòng học, thước nào cho kết quả đúng nhất? Vì sao?
Sử dụng lần lượt ba thước trên để đo chiều dài của phòng học, ta thấy thước dây dùng trong xây dựng có GHĐ 10 m cho kết quả đúng nhất. Vì chiều dài của phòng học thường khá lớn nên dùng thước dây có GHĐ 10 m sẽ đo số lần ít nhất trong các thước và có sai số nhỏ nhất.
Câu 7:
Một tờ giấy hình chữ nhật có chiều dài trong khoảng từ 26 cm đến 28 cm, chiều rộng là 20 cm. Nếu chỉ có một đoạn thước có thể đo tối đa 10 cm, em sẽ làm như thế nào để tính được diện tích tờ giấy bằng một phép đo?
Để tính được diện tích tờ giấy bằng một phép đo ta cần gập tờ giấy lại sao cho thu được chiều dài và chiều rộng phù hợp với GHĐ của thước.
Giả sử tờ giấy hình như nhật như hình vẽ:
Bước 1: Gập đôi chiều chiều dài của tờ giấy lại, ta thu được 2 hình chữ nhật có kích thước bằng nhau.
(hình ảnh tờ giấy khi mở ra)
Bước 2: Gập đôi chiều chiều rộng của tờ giấy lại, ta thu được 4 hình chữ nhật có kích thước bằng nhau.
(hình ảnh tờ giấy khi mở ra)
Bước 3: Gập tiếp theo chiều chiều dài của hình chữ nhật, ta thu được 8 hình chữ nhật có kích thước bằng nhau.
(hình ảnh tờ giấy khi mở ra)
Khi đó, kích thước chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật nhỏ sẽ phù hợp với GHĐ của thước 10 cm đã cho.
Để tính được diện tích tờ giấy:
+ Đo chiều dài của 1 trong 8 hình chữ nhật nhỏ vừa thu được bằng thước GHĐ 10 cm.
+ Chiều rộng của hình chữ nhật nhỏ = Chiều rộng hình chữ nhật ban đầu : 2 = 10 cm.
+ Diện tích của 1 trong 8 hình chữ nhật nhỏ = chiều dài x chiều rộng.
Diện tích hình chữ nhật ban đầu = diện tích hình chữ nhật nhỏ x 8.
Câu 8:
Cho một quả bóng bàn, 2 vỏ bao diêm, 1 băng giấy cỡ 3 cm x 15 cm, 1 thước nhựa dài khoảng 200 mm, ĐCNN 1 mm. Em hãy nêu cách dùng những dụng cụ trên để đo đường kính và chu vi quả bóng bàn.
- Đo đường kính quả bóng bàn: Đặt 2 vỏ bao diêm tiếp xúc với hai bên quả bóng bàn và song song với nhau. Dùng thước nhựa đo khoảng cách giữa hai bao diêm. Đó chính là đường kính quả bóng bàn.
– Đo chu vi quả bóng bàn: Dùng băng giấy quấn 1 vòng theo đường hàn giữa hai nửa quả bóng bàn (nhớ đánh dấu độ dài 1 vòng này trên băng giấy). Dùng thước nhựa đo độ dài đã đánh dấu trên băng giấy. Đó chính là chu vi quả bóng bàn.
Hoặc cách đo chu vi gián tiếp là sử dụng công thức tính chu vi khi đã đo được đường kính của quả bóng bàn.