Giải VTH Khoa học tự nhiên 6 Chủ đề 3: Oxygen và không khí - Bộ Chân trời sáng tạo
Bài 9: Oxygen
-
98 lượt thi
-
12 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Oxygen có trong những môi trường nào sau đây?
(Có thể lựa chọn nhiều đáp án)
A. Đất.
B. Nước.
C. Không khí.
Đáp án đúng là: A, B và C
Oxygen có cả ở trong đất, nước và không khí.
Câu 2:
Ở điều kiện thường, oxygen không có tính chất nào sau đây?
(Có thể lựa chọn nhiều đáp án)
A. Thể khí.
B. Màu xanh nhạt.
C. Không mùi.
D. Tan tốt trong nước.
E. Nặng hơn không khí.
Đáp án đúng là: B và D
Phát biểu B sai vì oxygen không có màu;
Phát biểu D sai vì oxygen ít tan trong nước.
Câu 3:
Những trường hợp nào sau đây cần sử dụng các biện pháp hỗ trợ nhằm cung cấp nguồn oxygen cho hoạt động hô hấp?
(Có thể lựa chọn nhiều đáp án)
A. Người bệnh suy giảm hoặc mất khả năng hô hấp.
B. Người tham gia giao thông ở khu vực có chất lượng không khí xấu.
C. Thợ lặn làm việc dưới biển sâu trong một thời gian dài.
D. Vận động viên bơi lội đang thi đấu.
E. Các nhà du hành vũ trụ.
F. Nhân viên lái tàu đi qua hầm đường bộ.
G. Lính cứu hỏa đang chữa cháy.
Đáp án đúng là: A; C; E và G
Những trường hợp cần sử dụng các biện pháp hỗ trợ nhằm cung cấp nguồn oxygen cho hoạt động hô hấp:
A. Người bệnh suy giảm hoặc mất khả năng hô hấp.
C. Thợ lặn làm việc dưới biển sâu trong một thời gian dài.
E. Các nhà du hành vũ trụ.
G. Lính cứu hỏa đang chữa cháy.
Câu 4:
Để phân biệt 2 chất khí là oxygen và carbon dioxide, em nên lựa chọn cách nào dưới đây?
A. Quan sát màu sắc của 2 khí, khí nào không màu là oxygen, khí nào màu nâu là carbon dioxide.
B. Ngửi mùi của 2 khí, khí nào không mùi là oxygen, khí nào mùi xốc là carbon dioxide.
C. Oxygen nhẹ hơn không khí, carbon dioxide nặng hơn không khí.
D. Dẫn từng khí vào cây nến đang cháy, khí nào làm cây nến cháy tiếp thì đó là oxygen, khí nào làm tắt nến là carbon dioxide.
Đáp án đúng là: D
Oxygen duy trì sự cháy còn carbon dioxide có thể dập tắt sự cháy.
Để phân biệt oxygen và carbon dioxide: Dẫn từng khí vào cây nến đang cháy, khí nào làm cây nến cháy tiếp thì đó là oxygen, khí nào làm tắt nến là carbon dioxide.
Câu 5:
Sự cháy và sự oxi hóa chậm có điểm chung là đều
A. tỏa nhiệt và phát sáng.
B. tỏa nhiệt và không phát sáng.
C. xảy ra sự oxi hóa và có tỏa nhiệt.
D. xảy ra sự oxi hóa và không phát sáng.
Đáp án đúng là: C
Sự cháy và sự oxi hóa chậm có điểm chung là đều xảy ra sự oxi hóa và có tỏa nhiệt.
Câu 6:
Dựa vào ý nghĩa của “Tam giác lửa” ở hình bên, em hãy nêu các cách dập tắt một đám cháy.
Muốn dập tắt một đám cháy cần thực hiện một hoặc đồng thời cả hai biện pháp sau:
+ Hạ nhiệt độ của chất cháy (nhiên liệu …) xuống dưới nhiệt độ cháy.
+ Cách li chất cháy (nhiên liệu …) với khí oxygen.
Câu 7:
Vì sao không được dùng nước để dập tắt đám cháy xăng dầu hoặc cháy do chập điện?
- Không được dùng nước để dập đám cháy gây ra do xăng dầu. Bởi vì xăng dầu nhẹ hơn nước, nếu ta dập đám cháy gây ra bởi xăng dầu bằng nước thì nước lan tỏa đến đâu xăng dầu lan tỏa đến đó khiến đám cháy còn lan rộng lớn và khó dập tắt hơn.
- Không được dùng nước để dập đám cháy do chập điện. Vì nước có thể dẫn điện nên nếu dùng nước để dập đám cháy gây ra do điện sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng con người.
Câu 8:
Một phòng học có chiều dài 12 m, chiều rộng 7 m và chiều cao 4 m.
Học sinh trong lớp học
Tính thể tích không khí và thể tích oxygen có trong phòng học. Giả thiết oxygen chiếm 1/5 thể tích không khí trong phòng học đó.
Thể tích của phòng học: 12.7.4 = 336 m3
Thể tích oxygen có trong phòng học: 336 : 5 = 67,2 m3
Câu 9:
Một phòng học có chiều dài 12 m, chiều rộng 7 m và chiều cao 4 m.
Lượng oxygen trong phòng có đủ cho 50 em học sinh trong lớp học hô hấp trong mỗi tiết học 45 phút không? Biết rằng bình quân mỗi phút học sinh hít vào, thở ra 16 lần và mỗi lần hít vào sẽ lấy từ môi trường 100 mL khí oxygen.
Thể tích oxygen một học sinh dùng trong 45 phút: 16.0,1.45 = 72 lít.
Thể tích oxygen 50 học sinh dùng trong 45 phút: 72.50 = 3600 lít = 3,6 m3.
Kết luận: Lượng oxygen trong phòng đủ để học sinh hô hấp trong 45 phút.
Câu 10:
Một phòng học có chiều dài 12 m, chiều rộng 7 m và chiều cao 4 m.
Tại sao phòng học không nên đóng cửa liên tục?
Phòng học nên mở cửa để không khí trong phòng lưu thông với không khí bên ngoài nhằm cân bằng thành phần khí, đảm bảo chất lượng không khí trong phòng được tốt hơn.
Câu 11:
Một phòng học có chiều dài 12 m, chiều rộng 7 m và chiều cao 4 m.
Em nên làm gì sau mỗi tiết học 45 phút?
Sau mỗi tiết học nên ra ngoài lớp học vận động nhẹ, tăng khả năng hô hấp và được hít thở không khí có nhiều oxygen hơn so với không khí trong phòng học.
Câu 12:
Ở đầm nuôi tôm người ta thường lắp hệ thống “quạt nước” như hình bên. Hãy giải thích ý nghĩa của việc làm này.
Quạt nước ở đầm nuôi tôm
Hệ thống “quạt nước” giúp cung cấp nguồn oxygen cho tôm, giải phóng các khí độc hại, cụ thể: Trong đầm nuôi tôm, mật độ con giống lớn nên nhu cầu oxygen cung cấp cho đầm rất lớn. Bên cạnh đó lượng chất thải sinh ra cũng rất lớn nên nhu cầu oxygen để phân hủy các chất thải cũng tăng lên.