IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Khoa học tự nhiên Giải VTH Khoa học tự nhiên 6 Chủ đề 4: Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực - thực phẩm thông dụng. Tính chất và ứng dụng của chúng - Bộ Chân trời sáng tạo

Giải VTH Khoa học tự nhiên 6 Chủ đề 4: Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực - thực phẩm thông dụng. Tính chất và ứng dụng của chúng - Bộ Chân trời sáng tạo

Bài 11: Một số vật liệu thông dụng

  • 210 lượt thi

  • 8 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 4:

Hãy hoàn thành bảng thông tin dưới đây theo mẫu sau:

STT

Vật liệu

Tính chất

Ứng dụng

1

Gốm

Bền, cứng, cách điện, chịu nhiệt tốt, dễ tạo hình

Vật liệu xây dựng, đồ dùng nhà bếp, đồ trang trí …

2

………

………

………

3

………

………

………

4

………

………

………

5

………

………

………

6

………

………

………

Xem đáp án

STT

Vật liệu

Tính chất

Ứng dụng

1

Gốm

Bền, cứng, cách điện, chịu nhiệt tốt, dễ tạo hình

Vật liệu xây dựng, đồ dùng nhà bếp, đồ trang trí …

2

Nhựa

Không dẫn điện, không dẫn nhiệt, ít ăn mòn, không bị gỉ

Chế tạo các vật dụng trong cuộc sống …

3

Kim loại

Dẫn điện tốt, dẫn nhiệt tốt, dễ bị ăn mòn, bị gỉ

Chế tạo các đồ dùng, thiết bị, phương tiện giao thông …

4

Cao su

Không dẫn điện, không dẫn nhiệt, có tính đàn hồi, không tan trong nước, ít bị ăn mòn

Chế tạo lốp xe, găng tay …

5

Thủy tinh

Bền với điều kiện môi trường, không thấm nước, không tác dụng với nhiều hóa chất, dễ vỡ

Chế tạo đồ gia dụng, dụng cụ trong phòng thí nghiệm …

6

Gỗ

Bền, chắc, dễ tạo hình nhưng dễ bị ẩm mốc hay mối mọt

Sản xuất nội thất, làm vật liệu xây dựng …


Câu 5:

Hãy lựa chọn các vật liệu phù hợp để tạo ra mỗi vật dụng trong bảng dưới đây và nêu những lưu ý khi sử dụng.

STT

Vật dụng

Các vật liệu phù hợp

Lưu ý khi sử dụng

1

Dây dẫn điện

Kim loại, nhựa

Thường xuyên kiểm tra vỏ cách điện của dây dẫn

2

Bát đĩa

……………

……………

3

Bàn ghế

……………

……………

4

Dao, kéo

……………

……………

5

Áo mưa

……………

……………

6

Xe đạp

……………

……………

7

Bể cá

……………

……………

8

Găng tay y tế

……………

……………

Xem đáp án

STT

Vật dụng

Các vật liệu phù hợp

Lưu ý khi sử dụng

1

Dây dẫn điện

Kim loại, nhựa

Thường xuyên kiểm tra vỏ cách điện của dây dẫn

2

Bát đĩa

 Gốm

 Tránh làm rơi hay để các vật quá nặng đè lên

3

Bàn ghế

 Gỗ

 Tránh để nơi ẩm thấp, thường xuyên kiểm tra mối mọt

4

Dao, kéo

 Kim loại

 Dùng xong rửa sạch, lau khô, để nơi khô ráo tránh bị gỉ

5

Áo mưa

 Cao su

Không để nơi nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, tránh vật sắc nhọn

6

Xe đạp

Kim loại

Thường xuyên lau chùi, bảo dưỡng, tra dầu mỡ ở một số bộ phận như xích xe …

7

Bể cá

Thủy tinh

 Tránh bị va đập, thường xuyên lau chùi bằng vải mềm …

8

Găng tay y tế

 Cao su

Không để nơi nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, tránh vật sắc nhọn


Câu 7:

Nhựa được dùng làm vật liệu chế tạo nhiều vật dụng khác nhau, thời gian phân hủy của từng loại vật liệu nhựa rất dài.

Tác hại của vật liệu nhựa với môi trường và sức khỏe con người như thế nào?
Xem đáp án

Tác hại của vật liệu nhựa với môi trường và sức khỏe con người:

- Rác thải nhựa không được xử lý đúng cách sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến không khí và môi trường nước, ví dụ: Khi đốt, rác thải nhựa sẽ sinh ra các chất độc gây ô nhiễm không khí, gây ngộ độc, ảnh hưởng đến tuyến nội tiết, làm giảm khả năng miễn dịch, gây ung thư,… 

- Rác thải nhựa gây ra tình trạng “ô nhiễm trắng” tại các điểm du lịch, ảnh hưởng đến không gian nghỉ ngơi và thư giãn của con người,…


Câu 8:

Em hãy nêu ý nghĩa của việc sử dụng đồ tái chế? Lấy ví dụ một vài sản phẩm tái chế mà em biết?

Xem đáp án

- Ý nghĩa của việc sử dụng đồ tái chế: Khi ta tái chế một sản phẩm có nghĩa là ta đã sử dụng nó được nhiều lần, đầu tiên là sẽ tiết kiệm được tiền phải bỏ ra mua một sản phẩm mới, rộng hơn là tiết kiệm được nguyên liệu, vật liệu và năng lượng cho một dây chuyền sản xuất ra một sản phẩm mới, rộng hơn nữa là giảm được khí thải, rác thải vào môi trường…

- Một vài sản phẩm tái chế:

+ Hộp bút tái chế từ vỏ lon coca cola.

+ Balo tái chế từ quần jean.

+ Chậu cây tái chế từ lốp xe ô tô.


Bắt đầu thi ngay