Giải VTH Khoa học tự nhiên 6 Chủ đề 9: Lực - Bộ Chân trời sáng tạo
Bài 40. Lực ma sát
-
475 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Hãy cho biết:
- Lực ma sát là: ……….
- Ví dụ về lực ma sát trượt: ……………..
- Ví dụ về lực ma sát nghỉ: …………..
- Lực ma sát là: lực xuất hiện giữa bề mặt tiếp xúc của hai vật và cản trở chuyển động của vật này trên bề mặt vật kia.
- Ví dụ về lực ma sát trượt: Em bé trượt cầu trượt có lực ma sát trượt xuất hiện giữa bề mặt tiếp xúc cơ thể của em bé và mặt cầu trượt.
- Ví dụ về lực ma sát nghỉ: Quyển sách nằm yên trên mặt bàn bị nghiêng có lực ma sát nghỉ xuất hiện giữa bề mặt tiếp xúc của quyển sách và mặt bàn.
Câu 2:
Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát trượt?
A. Viên bi lăn trên cát.
B. Bánh xe đạp chạy trên đường.
C. Trục ổ bi ở xe máy đang hoạt động.
D. Khi viết phấn trên bảng.
Đáp án đúng là: D
A, B, C – xuất hiện lực ma sát lăn.
Câu 3:
Trường hợp nào sau đây không xuất hiện lực ma sát nghỉ?
A. Quyển sách đứng yên trên mặt bàn dốc.
B. Bao xi măng đang đứng trên dây chuyền chuyển động.
C. Kéo vật bằng một lực nhưng vật vẫn không chuyển động.
D. Hòn đá đặt trên mặt đất phẳng.
Đáp án đúng là: D
A, B, C – xuất hiện lực ma sát nghỉ
Câu 4:
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Lực ma sát cùng hướng với hướng chuyển động.
B. Khi vật chuyển động nhanh dần, lực ma sát lớn hơn lực đẩy.
C. Khi vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy.
D. Lực ma sát trượt cản trở chuyển động trượt của vật này lên vật khác.
Đáp án đúng là: D
A – sai vì lực ma sát ngược hướng với hướng chuyển động.
B – sai vì khi vật chuyển động nhanh dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy.
C – sai vì khi vật chuyển động chậm dần, lực ma sát lớn hơn lực đẩy.
Câu 5:
Trong các cách làm sau, cách nào làm tăng được ma sát?
A. Tăng diện tích mặt tiếp xúc.
B. Tăng độ nhẵn mặt tiếp xúc.
C. Tra dầu mỡ bôi trơn.
D. Tăng độ nhám mặt tiếp xúc.
Đáp án đúng là: D
A – không liên quan tới độ lớn của lực ma sát.
B, C làm giảm lực ma sát
Câu 6:
Trong các cách làm sau, cách nào làm giảm ma sát?
A. Trước khi cử tạ, vận động viên xoa tay và dụng cụ vào phấn thơm.
B. Dùng sức nắm chặt bình dầu, bình dầu mới không tuột.
C. Khi trượt tuyết, tăng thêm diện tích của ván trượt.
D. Chó kéo xe rất tốn sức cần phải bỏ bớt hàng hóa trên xe trượt.
Đáp án đúng là: D
A, B – làm tăng ma sát.
C – không làm tăng giảm ma sát.
Câu 7:
Hãy giải thích hiện tượng sau và cho biết trong các hiện tượng này, ma sát có lợi hay có hại.
Giày dép đi mãi đế bị mòn.
Khi đi lại, bề mặt đế giày dép tiếp xúc với mặt đường làm xuất hiện lực ma sát gây mòn đế giày dép. Trong hiện tượng này, lực ma sát có hại.
Câu 8:
Hãy giải thích hiện tượng sau và cho biết trong các hiện tượng này, ma sát có lợi hay có hại.
Xích xe đạp thường xuyên phải được tra dầu nhớt.
Tra dầu mỡ vào xích xe đạp để giúp xe chuyển động được dễ dàng hơn giảm lực ma sát. Trong hiện tượng này, lực ma sát có hại.
Câu 9:
Hãy giải thích hiện tượng sau và cho biết trong các hiện tượng này, ma sát có lợi hay có hại.
Bề mặt vợt bóng bàn, găng tay thủ môn, thảm trải bậc lên xuống thường dán lớp cao su có nổi gai thô ráp.
Bề mặt vợt bóng bàn, găng tay thủ môn, thảm trải bậc lên xuống thường dán lớp cao su có nổi gai thô ráp để giúp tăng lực ma sát trong các hoạt động giúp vợt bóng tác dụng được vào bóng bàn, giúp thủ môn bắt được bóng chắc, giúp cho việc đi lại không bị trơn trượt. Trong hiện tượng này, lực ma sát có lợi.
Câu 10:
Một đầu tàu hỏa khi khởi hành cần lực kéo 10 000 N, nhưng khi đã chuyển động thẳng đều trên đường sắt thì chỉ cần lực kéo 6000 N. Tìm độ lớn của lực ma sát khi tàu chuyển động đều trên đường sắt. Biết đầu tàu có khối lượng 10 tấn. Hỏi lực ma sát này có độ lớn bằng bao nhiêu phần trọng lượng của đầu tàu?
Đổi 10 tấn = 10 000 kg
Khi tàu chuyển động đều, các lực tác dụng lên tàu cân bằng.
Do đó, xét theo phương ngang, ta có lực ma sát cân bằng với lực kéo 6 000 N.
Vậy lực ma sát có độ lớn là 6 000 N.
Trọng lượng của đầu tàu là P = 10 . 10 000 = 100 000 N.
Lực ma sát có độ lớn bằng lần trọng lượng của đầu tàu.