Thứ bảy, 23/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Khoa học tự nhiên Giải VTH Khoa học tự nhiên 6 Chủ đề 9: Lực - Bộ Chân trời sáng tạo

Giải VTH Khoa học tự nhiên 6 Chủ đề 9: Lực - Bộ Chân trời sáng tạo

Bài 39. Biến dạng của lò xo - Phép đo lực

  • 478 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Nêu ví dụ 5 vật biến dạng giống lò xo trong cuộc sống: …………………

Xem đáp án

Ví dụ 5 vật biến dạng giống lò xo trong cuộc sống: cục tẩy, thước kẻ nhựa dẻo, thước thép mỏng, cây tre, nệm cao su non.


Câu 2:

Khi treo các vật có khối lượng m khác nhau vào lò xo thì chiều dài l của lò xo được ghi lại trong bảng sau. Hãy điền chiều dài của lò xo vào các ô còn trống.

m (g)

10

20

30

40

50

60

l (cm)

25,5

………..

26,5

27,0

……….

……….

Xem đáp án

Ta thấy: vật treo m = 30g thì chiều dài lò xo là 26,5 cm; vật treo m = 40g thì chiều dài lò xo là 27 cm.

Suy ra: Khối lượng vật treo là 40 – 30 = 10 g thì lò xo dãn 27 – 26,5 = 0,5 cm.

Vậy so với chiều dài lò xo có được khi chiều vật m = 10 g thì ta có được chiều dài tự nhiên của lò xo là 25,5 – 0,5 = 25 cm. Dựa vào độ dãn của lò xo tăng tỉ lệ theo khối lượng của vật.

Do đó:

Khi vật treo 20 g thì chiều dài lò xo là 25 + 2. 0,5 = 26 cm.

Khi vật treo 50 g thì chiều dài lò xo là 25 + 5. 0,5 = 27,5 cm.

Khi vật treo 60 g thì chiều dài lò xo là 25 + 6 . 0,5 = 28 cm.

Ta có bảng:

m (g)

10

20

30

40

50

60

l (cm)

25,5

26

26,5

27,0

27,5

28


Câu 3:

Vì sao ván nhảy giúp vận động viên nhảy lên cao dễ dàng hơn?

Xem đáp án

Vì ván nhảy là vật có tính đàn hồi nên xuất hiện lực đàn hồi tác dụng vào người nhảy giúp người nhảy nhảy lên cao dễ dàng hơn.


Câu 4:

"Khi ván nhảy càng cong thì vận động viên có thể bật lên càng cao". Theo em nhận định này đúng hay sai? Vì sao?

Xem đáp án

"Khi ván nhảy càng cong thì vận động viên có thể bật lên càng cao". Theo em nhận định này đúng. Vì khi ván nhảy càng cong tức là lực đàn hồi càng lớn hay thế năng đàn hồi càng lớn giúp vận động viên có thể bật lên càng cao.


Câu 5:

Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 15 cm. Treo thẳng đứng lò xo, treo vào đầu dưới của lò xo một quả cân có khối lượng 100 g thì khi quả cân nằm cân bằng, lò xo có chiều dài 17 cm. Hỏi khi treo vào đầu dưới của lò xo quả cân có khối lượng 200 g thì chiều dài của lò xo là bao nhiêu? Biết độ dãn của lò xo tỉ lệ thuận với khối lượng vật treo.

Xem đáp án

Khi treo quả cân m = 100 g thì chiều dài lò xo là 17 cm.

Suy ra, độ dãn của lò xo là

Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 15 cm. Treo thẳng đứng lò xo, treo vào đầu dưới (ảnh 1)

Áp dụng độ dãn của lò xo tỉ lệ thuận với khối lượng vật treo.

Ta có: M = 200 g = 2 . 100 = 2 . m.

Do đó, độ dãn của lò xo lúc treo quả cân 200 g cũng tăng 2 lần, cụ thể là

Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 15 cm. Treo thẳng đứng lò xo, treo vào đầu dưới (ảnh 2)

Vậy chiều dài của lò xo khi treo quả cân có khối lượng 200 g là

Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 15 cm. Treo thẳng đứng lò xo, treo vào đầu dưới (ảnh 3)

Câu 6:

Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 12 cm được treo thẳng đứng trên giá đỡ. Khi treo một vật có trọng lượng 8 N vào đầu dưới lò xo thì chiều dài của nó là 16 cm. Nếu chiều dài của lò xo là 20 cm thì trọng lượng và khối lượng vật treo vào là bao nhiêu?

Xem đáp án

Khi trọng lượng của vật treo là P = 8 N => m = 0,8kg = 800g

Khi treo vật có P1 = 8 N thì độ dãn của lò xo là

Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 12 cm được treo thẳng đứng trên giá đỡ. Khi treo (ảnh 1)

Nếu chiều dài của lò xo là 20 cm thì độ dãn của lò xo khi đó là

Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 12 cm được treo thẳng đứng trên giá đỡ. Khi treo (ảnh 2)

Áp dụng độ dãn của lò xo tỉ lệ thuận với khối lượng vật treo.

Do đó, ta thấy Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 12 cm được treo thẳng đứng trên giá đỡ. Khi treo (ảnh 3) nên

Khối lượng của vật treo lúc này là M = 2 m = 1600 g = 1,6 kg

Trọng lượng của vật treo lúc này là P = 1,6 . 10 = 16 N


Bắt đầu thi ngay