Giải VTH Ngữ Văn 6 KNTT Thực hành viết trang 55
-
366 lượt thi
-
2 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Dựa trên những hiểu biết về cách gieo vần của thể thơ lục bát, điền các tiếng phù hợp vào các chỗ trống trong đoạn thơ sau:
“Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết ….. mặn nồng
Mình về mình có nhớ …..
Nhìn cây nhớ núi, nhìn ….. nhớ nguồn.”
(Theo Tố Hữu)
Trả lời:
“Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn.”
Câu 2:
Tìm ý cho đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát bằng cách hoàn thành phiếu tìm ý sau:
Phiếu tìm ý Đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát |
|
Bài thơ lục bát đó nhan đề là gì? Tác giả là ai? |
|
Cảm xúc chung của em khi đọc bài thơ có gì đặc sắc? |
|
Nội dung của bài thơ có gì đặc sắc? |
|
Bài thơ có những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ,… nào nổi bật? |
|
Theo em, bài thơ có ý nghĩa như thế nào? |
|
Trả lời:
Phiếu tìm ý Đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát |
|
Bài thơ lục bát đó nhan đề là gì? Tác giả là ai? |
“Chuyện cổ nước mình” của Lâm Thị Vỹ Dạ. |
Cảm xúc chung của em khi đọc bài thơ có gì đặc sắc? |
yêu quý, thiết tha, … |
Nội dung của bài thơ có gì đặc sắc? |
Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào của nhà thơ về những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc được thể hiện qua tình yêu đối với những câu chuyện cổ. |
Bài thơ có những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ,… nào nổi bật? |
Thể thơ lục bát mang âm hưởng ca dao, dân ca kết hợp với việc sử dụng từ láy, biện pháp tu từ so sánh, điệp từ, điệp cấu trúc... |
Theo em, bài thơ có ý nghĩa như thế nào? |
Bài thơ “Chuyện cổ nước mình” ca ngợi kho tàng chuyện cổ của nước ta. Đó là những câu chuyện vừa nhân hậu vừa thông minh, chứa đựng những kinh nghiệm sống vô cùng quý báu của cha ông. |