Giải VTH Ngữ Văn 6 KNTT Thực hành củng cố, mở rộng trang 57
-
365 lượt thi
-
3 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Điền vào bảng dưới đây thông tin về các văn bản đã học trong bài:
|
Chùm ca dao về quê hương đất nước |
Chuyện cổ nước mình |
Cây tre Việt Nam |
Biện pháp tu từ nổi bật |
|
|
|
Tình cảm của tác giả |
|
|
|
Trả lời:
|
Chùm ca dao về quê hương đất nước |
Chuyện cổ nước mình |
Cây tre Việt Nam |
Biện pháp tu từ nổi bật |
Ẩn dụ, liệt kê, từ láy, … |
Biện pháp tu từ so sánh, từ láy, điệp từ, điệp cấu trúc... |
Nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, lời văn giàu cảm xúc và nhịp điệu. |
Tình cảm của tác giả |
Tình yêu quê hương, đất nước, lòng yêu mến, tự hào về vẻ đẹp của các vùng miền khác nhau. |
Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào của nhà thơ về những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc được thể hiện qua tình yêu đối với những câu chuyện cổ. |
Bài văn đã thể hiện tình yêu quê hương, đất nước và niềm tự hào của nhà văn qua hình ảnh cây tre - một biểu tượng của dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam. |
Câu 2:
Trả lời:
Cả 3 văn bản đều có điểm chung: Ca ngợi vẻ đẹp quê hương, đất nước, những nét đẹp văn hóa, thiên nhiên, con người. Qua đó gửi gắm bài học về tình yêu thương, tự hào và trân trọng quê hương, đất nước đến người học.
Câu 3:
Trả lời:
- Cây dừa (Trần Đăng Khoa):
“Cây dừa xanh toả nhiều tàu,
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng.
Thân dừa bạc phếch tháng năm,
Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao.
Đêm hè hoa nở cùng sao,
Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh.
Ai mang nước ngọt, nước lành,
Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa.
Tiếng dừa làm dịu nắng trưa,
Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo.
Trời trong đầy tiếng rì rào,
Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra.
Đứng canh trời đất bao la
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.”
- Bầm ơi (Tố Hữu):
“Ai về thăm mẹ quê ta
Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm…
Bầm ơi có rét không bầm?
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn
Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non
Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.
Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!
Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều
Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe!
Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.
…”