IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Văn Giải VTH Ngữ Văn 6 KNTT Bài 4: Quê hương yêu dấu có đáp án

Giải VTH Ngữ Văn 6 KNTT Bài 4: Quê hương yêu dấu có đáp án

Giải VTH Ngữ Văn 6 KNTT Thực hành đọc trang 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54

  • 405 lượt thi

  • 35 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Điền thông tin phù hợp vào bảng sau:

Đặc điểm

Bài ca dao số 1

Bài ca dao số 2

Số dòng trong mỗi bài

 

 

Số tiếng mỗi dòng

 

 

Các tiếng vần với nhau

 

 

Xem đáp án

Trả lời:

Đặc điểm

Bài ca dao số 1

Bài ca dao số 2

Số dòng trong mỗi bài

4 dòng.

4 dòng.

Số tiếng mỗi dòng

dòng trên có 6 tiếng, dòng dưới có 8 tiếng. 

dòng trên có 6 tiếng, dòng dưới có 8 tiếng. 

Các tiếng vần với nhau

đà – gà, xương – sương – gương. 

xa – ba, đồng – trông – sông.


Câu 3:

Bài ca dao số 3 được gọi là lục bát biến thể vì:

- Số tiếng trong mỗi dòng:

- Cách gieo vần:

- Cách phối hợp thanh điệu:

Xem đáp án

Trả lời:

- Số tiếng trong mỗi dòng: Câu 1, 2 và 4 là 8 tiếng, câu 3 là 6 tiếng

- Cách gieo vần: tiếng "Ba" vần với tiếng "Đá"; tiếng "Dạ" vần với tiếng "ba".

- Cách phối hợp thanh điệu: Tiếng thứ sáu và tiếng thứ tám: "qua", "Sình", "chênh". "tình" là thanh bằng; tiếng "Dạ", "ngả", "vọng" là thanh trắc, tuy nhiên tiếng "Ba" lại là thanh ngang. 


Câu 4:

Vẻ đẹp của phong cảnh Hồ Tây được thể hiện trong hai dòng thơ “Mịt mờ khói toả ngàn sương/ Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.”
Xem đáp án

Trả lời:

- Nội dung: Vẻ đẹp của mảnh đất Thăng Long thuở xưa

- Những nét đẹp tiêu biểu: tiếng chuông Trấn Võ, canh gà Thọ Xương, nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.


Câu 5:

Những tình cảm ẩn chứa trong lời nhắn gửi “Ai ơi, đứng lại mà trông”:
Xem đáp án

Trả lời:

- Tình cảm tác giả dân gian gửi gắm trong lời nhắn gửi: “Ai ơi, đứng lại mà trông”: Đó là tình cảm yêu mến thiết tha, tự hào về vẻ đẹp của xứ Lạng.


Câu 6:

- Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả thiên nhiên xứ Huế trong bài ca dao số 3:

- Hình dung của em về cảnh sông nước nơi đây qua những từ ngữ, hình ảnh miêu tả thiên nhiên nói trên:

Xem đáp án

Trả lời:

- Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả thiên nhiên xứ Huế trong bài ca dao số 3: Đông Ba, Đập Đá, Vĩ Dạ, ngã ba Sình, bóng trăng, tiếng hò.

- Hình dung của em về cảnh sông nước nơi đây qua những từ ngữ, hình ảnh miêu tả thiên nhiên nói trên: Cảm nhận được vẻ đẹp nên thơ nhưng trầm buồn của xứ Huế, Huế đẹp với sông nước mênh mang, với những điệu hò mái nhì, mái đẩy thiết tha, lay động lòng người. 


Câu 7:

Tình cảm của con người đối với quê hương đất nước được thể hiện qua chùm ca dao:
Xem đáp án

Trả lời:

Với chùm ca dao về quê hương, đất nước, tác giả dân gian đã thể hiện được sâu sắc tình yêu quê hương, đất nước, lòng yêu mến, tự hào về vẻ đẹp của các vùng miền khác nhau.


Câu 8:

Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) nêu cảm nghĩ về một danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước.
Xem đáp án

Trả lời:

Hồ Hoàn Kiếm hay còn gọi là Hồ Gươm là một thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội. Quanh hồ trồng nhiều loại hoa và cây cảnh. Đó là những hàng liễu rủ thướt tha, những nhành lộc vừng nghiêng nghiêng đổ hoa soi bóng dưới lòng hồ. Giữa hồ có tháp Rùa, cạnh hồ có đền Ngọc Sơn có “Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn”... Hình ảnh Hồ Gươm lung linh giống như một tấm gương xinh đẹp giữa lòng thành phố đã đi vào lòng bất cứ ai đặt chân đến đây. Người dân Hà Nội sống ở khu vực quanh hồ có thói quen ra đây tập thể dục vào sáng sớm, đặc biệt là vào mùa hè. Họ gọi các khu phố nằm quanh hồ là Bờ Hồ. Không phải là hồ nước lớn nhất trong Thủ đô, song với nguồn gốc đặc biệt, hồ Hoàn Kiếm đã gắn liền với cuộc sống và tâm tư của nhiều người. Hồ nằm ở trung tâm một quận với những khu phố cổ chật hẹp, đã mở ra một khoảng không gian đủ rộng cho những sinh hoạt văn hóa bản địa. Hồ có nhiều cảnh đẹp. Và hơn thế, nó còn gắn với huyền sử, là biểu tượng khát khao hòa bình của dân tộc. Do vậy, nhiều nhà văn, nhà thơ đã lấy hình ảnh Hồ Gươm làm nền tảng cho các tác phẩm của mình. Hồ Gươm sẽ mãi sống trong tiềm thức mỗi người dân Thủ đô nói riêng và người dân cả nước nói chung như một biểu tượng thiêng liêng về lịch sử và truyền thống văn hóa dân tộc.


Câu 9:

Từ đường trong “Đường lên xứ Lạng bao xa?” và “Những cây mía óng ả này chính là nguyên liệu để làm đường.” có phải là những từ đồng âm không?

Chọn: Có              Không

Vì:

Xem đáp án

Trả lời:

Chọn: Có

Vì: 

“Đường lên xứ Lạng bao xa?” chỉ khoảng không gian phải vượt qua để đi từ một địa điểm này đến một địa điểm khác. 

“Những cây mía óng ả này chính là nguyên liệu để làm đường”, từ “đường” lại chỉ chất kết tinh có vị ngọt, dùng trong thực phẩm. 


Câu 10:

Nghĩa của từ trái trong “Cách một trái núi với ba quãng đồng.” và “Bố vừa mua cho em một trái bóng.” có liên quan với nhau không?

Xem đáp án

Trả lời:

Chọn: Có

Vì: Trong cả 3 câu trên nghĩa của từ “trái” đều có liên quan đến nhau vì chúng đều biểu thị sự vật có dạng hình cầu. 


Câu 11:

Đánh dấu (X) vào cột phù hợp trong bảng sau:

Câu

Có từ đồng âm

Có từ đa nghĩa

- Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát. 

- Tôi mua bút này với gia hai mươi nghìn đồng

 

 

- Con cò có cái cổ cao.

- Con quạ tìm cách uống nước trong một chiếc bình cao cổ.

 

 

Xem đáp án

Trả lời:

Câu

Có từ đồng âm

Có từ đa nghĩa

- Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát. 

- Tôi mua bút này với gia hai mươi nghìn đồng

x

 

- Con cò có cái cổ cao.

- Con quạ tìm cách uống nước trong một chiếc bình cao cổ.

 

x


Câu 12:

Tìm thêm một số ví dụ về từ đồng âm và từ đa nghĩa:

a. Ví dụ về từ đồng âm:

b. Ví dụ về từ đa nghĩa:

Xem đáp án

Trả lời:

a. Ví dụ về từ đồng âm:

Một nghề cho chín còn hơn chín nghề. 

b. Ví dụ về từ đa nghĩa:

(1) Tôi ăn cơm.

(2) Xe này ăn xăng nhiều.


Câu 13:

Bài thơ Chuyện cổ nước mình được viết theo thể thơ:

Những dấu hiệu giúp em nhận ra thể thơ đó:

Xem đáp án

Trả lời:

- Bài thơ được viết theo thể lục bát. 

- Dấu hiệu nhận biết: 

+ Số tiếng, số dòng: gồm nhiều cặp lục bát nối tiếp nhau; dòng trên 6 tiếng, dòng dưới 8 tiếng. 

+ Về vần: tiếng cuối của dòng sáu tiếng ở trên vần với tiếng thứ sáu của dòng tám tiếng ở dưới, tiếng cuối của dòng tám tiếng lại vần với tiếng cuối của dòng sáu tiếng tiếp theo. 

+ Về nhịp: ngắt theo nhịp chẵn: 2/2/2, 2/4, 4/4. 

+ Về thanh điệu: tiếng thứ sáu của dòng sáu là thanh bằng. Tiếng thứ sáu và thứ tám của dòng tám cũng phải là thanh bằng nhưng nếu tiếng thứ sáu là thanh huyền thì tiếng thứ tám là thanh ngang và ngược lại. Tiếng thứ tư của dòng sáu và dòng tám đều phải là thanh trắc. 


Câu 14:

Bài thơ gợi cho em nhớ đến những câu chuyện cổ sau của Việt Nam:
Xem đáp án

Trả lời:

+ Tấm Cám (Thị thơm thì giấu người thơm / Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà) 

+ Đẽo cày giữa đường (Đẽo cày theo ý người ta / Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì) 

+ Sự tích trầu cau (Đậm đà cái tích trầu cau / Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người)


Câu 15:

Vẻ đẹp tình người mà những câu chuyện cổ đã kể với nhà thơ:
Xem đáp án

Trả lời:

- Chuyện cổ đã kể với nhà thơ những điều về vẻ đẹp tình người là: nhân hậu, sâu xa, thương người, yêu nhau, độ lượng, đa tình, đa mang, nặng sâu,….

→ Bài thơ thể hiện giá trị nhân văn của những câu chuyện cổ. Dòng thơ nào cũng hướng đến việc ca ngợi ý nghĩa của những câu chuyện cổ trong việc phản ánh những nét đẹp tình người như lòng nhân hậu, sự vị tha, độ lượng, bao dung,… Điều đó cắt nghĩa tình yêu mà nhà thơ dành cho những câu chuyện cổ được bộc lộ trực tiếp ngay trong dòng thơ đầu tiên: “Tôi yêu chuyện cổ nước tôi” .


Câu 16:

Đọc đoạn thơ ở cột bên trái và điền thông tin phù hợp vào cột bên phải trong bảng sau:

Đoạn thơ

Các tiếng cùng vần với nhau

 

 

Xem đáp án

Trả lời:

Đoạn thơ

Các tiếng cùng vần với nhau

Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì được phật tiên độ trì

Mang theo truyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa.

Hiền – tiên – trì – đi – thì


Câu 18:

Nhà thơ có thể “nhận mặt ông cha” qua các câu chuyện cổ vì:
Xem đáp án

Trả lời:

Nhận ra được, thấu hiểu được thế giới tinh thần của cha ông vẫn còn ghi dấu trong những câu chuyện từ ngàn xưa. 

→ Cảm nhận được tình cảm sâu nặng, thiết tha của nhà thơ với thế giới chuyện cổ, cũng là những giá trị tinh thần, giá trị văn hóa được ghi dấu trong những câu chuyện đó. Chính những câu chuyện từ xa xưa, được lưu truyền qua nhiều thế hệ đã giúp người đọc thời nay nhận biết được “gương mặt” của cha ông thời xưa, hiểu được đời sống vật chất và tinh thần, tâm hồn và tính cách, phong tục tập quán và các quan niệm đạo đức, triết lí nhân sinh, … của cha ông. 


Câu 19:

Bài học cuộc sống mà bài thơ gợi lên:
Xem đáp án

Trả lời:

Giúp người đọc cảm nhận được những bài học cuộc sống được gợi ra từ những câu chuyện cổ. Đó là bài học về đạo lí làm người: sống phải chân thành, nhân ái; phải cần cù, siêng năng; phải có trí tuệ, có chính kiến riêng của bản thân, không nghe theo lời người khác một cách thụ động, ...


Câu 20:

Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ từ Đời cha ông với đời tôi đến Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.
Xem đáp án

Trả lời:

Đoạn thơ đã để lại trong em vô vàn suy nghĩ. “Đời cha ông với đời tôi” là hai thế hệ đã xa. Hình ảnh so sánh “con sông với chân trời” không chỉ khiến lời thơ hàm súc mà dường như còn gửi gắm trong đó một nỗi niềm tiếc nuối cho thứ ta gọi là thế hệ. Khoảng cách thế hệ ấy có thể làm con người khác đi, đổi thay nhưng ở đó, ta vẫn thấy “Chỉ còn chuyện cổ thiết tha”. Đó là những tình cảm sâu nặng, tha thiết mà cha ông ta gửi gắm qua những câu chuyện cổ đồng thời cũng chính là những tình cảm của nhà thơ với chuyện cổ nước mình. Dòng thơ cuối: “Cho tôi nhận mặt ông cha của mình”  tức là nhận ra được, thấu hiểu được thế giới tinh thần của cha ông vẫn còn ghi dấu trong những câu chuyện từ ngàn xưa. Chính những câu chuyện từ xa xưa, được lưu truyền qua nhiều thế hệ đã giúp người đọc thời nay nhận biết được “gương mặt” của cha ông thời xưa, hiểu thấu được đời sống vật chất và tinh thần, tâm hồn và tính cách, phong tục tập quán và các quan niệm đạo đức, triết lí nhân sinh, … của cha ông. Và chúng ta của hôm nay nhất định sẽ trau dồi mình, sẽ nỗ lực và cố gắng để quê hương, để bài học trong chuyện cổ ấy mãi sáng ngời!


Câu 21:

Nêu khái quát nội dung từng phần của văn bản Cây tre Việt Nam bằng cách điền vào bảng sau những thông tin phù hợp:

Từ Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam đến chí khí như người

Từ Nhà thơ đã có lần ca ngợi đến tiếng hát giữa trời cao của trúc, của tre…

Từ Điệu múa sạp tre có từ ngày chiến thắng Điện Biên đến hết.

 

 

 

Xem đáp án

Trả lời:

Từ Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam đến chí khí như người

Từ Nhà thơ đã có lần ca ngợi đến tiếng hát giữa trời cao của trúc, của tre…

Từ Điệu múa sạp tre có từ ngày chiến thắng Điện Biên đến hết.

Giới thiệu chung về cây tre Việt Nam.

Sự gắn bó của tre trong sản xuất, chiến đấu và đời sống con người Việt Nam.

Cây tre là tượng trưng cho tâm hồn và khí chất con người Việt Nam.


Câu 22:

Những chi tiết, hình ảnh tác giả dùng để miêu tả vẻ đẹp của cây tre Việt Nam:
Xem đáp án

Trả lời:

+ Tre có thể mọc xanh tốt ở mọi nơi;

+ Dáng tre vươn mộc mạc và thanh cao;

+ Mầm măng non mọc thẳng;

+ Màu xanh của tre tươi nhũn nhặn. 

+ Tre cứng cáp mà lại dẻo dai, vững chắc; 

+ Tre luôn gắn bó, làm bạn với con người trong nhiều hoàn cảnh; 

+ Tre thẳng thắn, bất khuất cùng con người chiến đấu giữ làng, giữ nước; 

+ Tre còn giúp con người biểu lộ tâm hồn, tình cảm qua âm thanh của các nhạc cụ bằng tre. 


Câu 23:

Những từ ngữ trong văn bản biểu đạt rõ nhất đặc điểm của cây tre:
Xem đáp án

Trả lời:

xanh tốt, thẳng, tươi, vững chắc, cứng cáp, dẻo dai,… → đặc điểm hình dáng, đặc tính của cây tre như một loài cây quen thuộc. 

giản dị, thanh cao, nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm, bất khuất,… → miêu tả cây tre nhưng lại gợi đến vẻ đẹp, tính cách, phẩm chất của con người Việt Nam. 


Câu 24:

Những chi tiết trong văn bản thể hiện khung cảnh, cuộc sống, văn hóa của Việt Nam:
Xem đáp án

Trả lời:

+ Bóng tre trùm lên âu yếm làng bản xóm thôn.

+ Dưới bóng tre, toàn bộ đời sống của con người hiện ra: những mái đình, mái chùa cổ kính, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. 

+ Tre thành nôi êm ru giấc ngủ trưa hè, thành nguồn vui cho trẻ thơ từ chiếc thuyền lá tre đến que chuyền đánh chắt, tre bắc cầu cho tình duyên đôi lứa, … 


Câu 25:

Tác giả khẳng định “Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam” vì:

Xem đáp án

Trả lời:

- Cây tre mang những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam: sức sống mãnh liệt, giản dị, thanh cao, chung thủy, cần cù, ngay thẳng, chí khí, hiên ngang, kiên cường, bất khuất, anh hùng trong lao động, anh hùng trong chiến đấu, ….


Câu 26:

Những chi tiết, hình ảnh trong văn bản Cây tre Việt Nam cho thấy “Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam”:
Xem đáp án

Trả lời:

+ tre là cánh tay của người nông dân, 

+ tre là người nhà, 

+ là đồ chơi con trẻ, 

+ là nguồn vui tuổi già,

+ tre với người sống chết có nhau chung thủy, 

+ tre và người đồng cam cộng khổ trong lao động, trong chiến đấu,…


Câu 27:

Theo em, trong đời sống hôm nay, khi sắt thép đã nhiều hơn tre nứa, cây tre vẫn là một hình ảnh vô cùng thân thuộc với đất nước, con người Việt Nam là vì:
Xem đáp án

Trả lời:

- “Ngày mai” khi đất nước đi vào công nghiệp hóa, cây tre vẫn là một hình ảnh vô cùng thân thuộc với đất nước, con người Việt Nam: 

+ tre xanh vẫn là bóng mát,

+ tre vẫn mang khúc hát tâm tình, 

+ tre sẽ càng tươi những cổng chào thắng lợi, 

+ những chiếc đu tre vẫn dướn lên bay bổng, 

+ tiếng sáo diều tre cao vút mãi,… 

→ cho dù ngày nay cuộc sống có thay đổi thì cây tre vẫn phát huy giá trị của nó, tre vẫn là người bạn đồng hành của dân tộc ta trong hiện tại và tương lai: đũa tre, đồ thủ công mĩ nghệ, đồ nội thất bằng tre, … 


Câu 28:

Giải thích nghĩa của các từ in đậm được dùng với nghĩa hoán dụ trong những câu sau:

Câu có các từ ngữ được dùng với nghĩa hoán dụ

Nghĩa của từ ngữ được dùng với nghĩa hoán dụ

Suốt một đời người, từ thuở lọt lòng trong chiếc nôi tre, đến khi nhắm mắt xuôi tay, nằm trên chiếc giường tre, tre với mình sống có nhau, chết có nhau, chung thủy.

 

Tre giữ làng giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.

 

Thị thơm thì giấu người thơm

Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà.

 

Xem đáp án

Trả lời:

Câu có các từ ngữ được dùng với nghĩa hoán dụ

Nghĩa của từ ngữ được dùng với nghĩa hoán dụ

Suốt một đời người, từ thuở lọt lòng trong chiếc nôi tre, đến khi nhắm mắt xuôi tay, nằm trên chiếc giường tre, tre với mình sống có nhau, chết có nhau, chung thủy.

- Nhắm mắt xuôi tay: ý chỉ cái chết nhẹ nhàng, thanh thản.

Tre giữ làng giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.

- mái nhà tranh: gia đình của con người

- đồng lúa chín: ý chỉ thành quả lao động của người nông dân.

Thị thơm thì giấu người thơm

Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà.

- áo cơm cửa nhà: ý chỉ cuộc sống sung túc ấm no.


Câu 29:

Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu sau và nêu tác dụng của chúng:

Câu

Biện pháp tu từ

Tác dụng

a.     Đời cha ông với đời tôi

Nhưng con sông với chân trời đã xa.

 

 

b. Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác.

 

 

Xem đáp án

Trả lời:

Câu

Biện pháp tu từ

Tác dụng

a.     Đời cha ông với đời tôi

Nhưng con sông với chân trời đã xa.

So sánh

Cho thấy khoảng cách xa xôi của thế hệ cha ông với con cháu.

b. Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác.

Điệp ngữ: tre

Nhấn mạnh vai trò của tre trong công cuộc bảo vệ đất nước.


Câu 30:

Những dòng thơ “Đẽo cày theo ý người ta/Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì” gợi ý cho em liên tưởng đến thành ngữ:

Ý nghĩa của thành ngữ đó:

Xem đáp án

Trả lời:

Những dòng thơ “Đẽo cày theo ý người ta/Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì” gợi ý cho em liên tưởng đến thành ngữ: Đẽo cày giữa đường.

Ý nghĩa của thành ngữ đó: Không có chính kiến, làm việc theo ý của người khác nên thường bỏ dở giữa chừng, không có kết quả.


Câu 31:

Ý nghĩa của thành ngữ Tre già măng mọc:
Xem đáp án

Trả lời:

Ý nghĩa của thành ngữ Tre già măng mọc: Ví lớp người trước già đi thì có lớp người sau kế tục, thay thế (lớp này kế tiếp lớp khác, không bao giờ hết).


Câu 32:

Những đặc điểm của thơ lục bát được thể hiện qua 4 dòng đầu của bài thơ:

- Số tiếng trong mỗi dòng thơ:

- Vần:

- Nhịp:

- Thanh điệu:

Xem đáp án

Trả lời:

- Số tiếng trong mỗi dòng thơ: gồm nhiều cặp lục bát nối tiếp nhau; dòng trên 6 tiếng, dòng dưới 8 tiếng. 

- Vần: tiếng cuối của dòng sáu tiếng ở trên vần với tiếng thứ sáu của dòng tám tiếng ở dưới, tiếng cuối của dòng tám tiếng lại vần với tiếng cuối của dòng sáu tiếng tiếp theo. 

- Nhịp: ngắt theo nhịp chẵn: 2/2/2, 2/4, 4/4. 

- Thanh điệu: tiếng thứ sáu của dòng sáu là thanh bằng. Tiếng thứ sáu và thứ tám của dòng tám cũng phải là thanh bằng nhưng nếu tiếng thứ sáu là thanh huyền thì tiếng thứ tám là thanh ngang và ngược lại. Tiếng thứ tư của dòng sáu và dòng tám đều phải là thanh trắc. 


Câu 33:

Những chi tiết cho thấy bầy ong đã không quản gian khó để đem lại mật ngọt cho đời:

Xem đáp án

Trả lời:

+ Nơi thăm thẳm rừng sâu – Bập bùng hoa chuối, trắng trời hoa ban

+ Nơi bờ biển sóng trào – Hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa

+ Nơi quần đảo khơi xa – Có loài hoa nở như là không tên

→ Địa điểm khắp mọi miền đất nước, mở ra không gian vô tận.

→ Những loài hoa gắn với đặc trưng từng vùng miền. Những loài hoa có tên và không tên đều góp phần tạo mật ngọt cho đời.


Câu 34:

Những phẩm chất đáng quý của bầy ong mà em cảm nhận được khi đọc xong bài thơ:
Xem đáp án

Trả lời:

Phẩm chất của bầy ong là cần cù, chăm chỉ, bay khắp nơi tìm mật. Bất cứ nơi đâu mà bầy ong bay đến cũng tìm được mật hoa, đem lại hương vị ngọt ngào cho đời.


Câu 35:

Thông điệp nhà văn gửi đến người đọc hành trình của bầy ong:
Xem đáp án

Trả lời:

- Từ hành trình của bầy ong, nhà thơ muốn gửi đến người đọc thông điệp: hãy tạo dựng cho mình một cuộc sống có ý nghĩa, có ích; sống là cống hiến, mang đến “hương thơm mật ngọt” cho đời.


Bắt đầu thi ngay