Giải VTH Ngữ Văn 6 KNTT Thực hành đọc trang 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14
-
498 lượt thi
-
33 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Những điều kì lạ được kể lại xung quanh sự ra đời của Thánh Gióng?
Trả lời:
- Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng:
+ Hai vợ chồng ông lão nhà nghèo, chăm làm ăn và có tiếng phúc đức nhưng chưa có con.
+ Một hôm bà vợ ra đồng, trông thấy một vết chân to hơn vết chân người thường.
+ Bà ướm thử vào vết chân, không ngờ về nhà đã thụ thai.
+ Sau mười hai tháng thai nghén, bà sinh ra một em bé mặt mũi rất khôi ngô.
+ Chú bé đã ba tuổi mà chẳng biết cười, biết nói gì cả, và cũng không nhích đi được bước nào, đặt đâu nằm đấy.
→ Ý nghĩa: Làm nổi bật tính chất khác thường, hé mở rằng đứa trẻ này không phải là một người bình thường.
Câu 2:
Các chi tiết then chốt trong truyện và ý nghĩa của chúng:
Chi tiết |
Ý nghĩa |
Lời nói của cậu bé Gióng với sứ giả |
|
Sự trợ giúp của bà con hàng xóm đối với Thánh Gióng |
|
Cậu bé Gióng vươn vai lớn thành tráng sĩ oai phong, lẫm liệt |
|
Thành Gióng xung trận với ngựa sắt, roi sắt và những bụi tre bên đường |
|
Thánh Gióng bay về trời sau khi thắng giặc |
|
Trả lời:
Chi tiết |
Ý nghĩa |
Lời nói của cậu bé Gióng với sứ giả |
Thể hiện ý thức đánh giặc cứu nước, cứu dân của Thánh Gióng. |
Sự trợ giúp của bà con hàng xóm đối với Thánh Gióng |
- Thể hiện tinh thần đoàn kết, yêu nước. Ai cũng mong Gióng lớn nhanh để đánh giặc cứu nước. - Người anh hùng sinh ra trong nhân dân, được nhân dân nuôi dưỡng, lớn lên mang sức mạnh của toàn dân. |
Cậu bé Gióng vươn vai lớn thành tráng sĩ oai phong, lẫm liệt |
Trong khi đất nước có giặc ngoại xâm, người anh hùng phải vươn lên tầm vóc vĩ đại, phi thường, nhanh chóng để cứu nước. |
Thành Gióng xung trận với ngựa sắt, roi sắt và những bụi tre bên đường |
- Ca ngợi thành tựu văn minh kim loại của người Việt cổ thời đại Hùng Vương. - Thánh Gióng đánh giặc không chỉ bằng vũ khí mà còn bằng cả cỏ cây của đất nước. - Trong khó khăn vẫn nhanh trí, kiên cường tìm cách giết giặc. |
Thánh Gióng bay về trời sau khi thắng giặc |
- Người anh hùng đánh giặc cứu dân, cứu nước không màng danh lợi. - Gióng mãi bất tử cùng non sông đất nước. |
Câu 3:
Trả lời:
- Sự kiện chính được kể: Thánh Gióng đánh tan giặc Ân xâm lược.
- Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng:
+ Gióng là hình tượng tiêu biểu, rực rỡ của người anh hùng đánh giặc giữ nước, tiêu biểu cho lòng yêu nước của nhân dân ta.
+ Là người anh hùng mang sức mạnh của cả cộng đồng ở buổi đầu dựng nước.
→ Phải có hình tượng khổng lồ, đẹp và khái quát như Thánh Gióng mới nói được lòng yêu nước, khả năng và sức mạnh quật khởi của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.
Câu 4:
Trả lời:
- Lí do:
+ Đây là chủ đề lớn, cơ bản, xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam nói chung, văn học dân gian nói riêng.
+ Thánh Gióng là truyện đặc sắc thể hiện sự ngợi ca, tôn vinh của nhân dân đối với các thành tựu của tiền nhân trong lịch sử.
+ Hiện tại vẫn đóng vai trò trong việc giáo dục lòng yêu nước, ý thức công dân và sự tự hào, tự tôn dân tộc.
Câu 5:
Những lời kể trong truyện ngầm ý rằng câu chuyện đã thực sự xảy ra trong lịch sử xa xưa của dân tộc và ý nghĩa của những lời kể đó:
- Những lời kể: ……………..
- Ý nghĩa của những lời kể này: ……………….
Trả lời:
- Những lời kể: “Hiện nay, vẫn còn đền thờ ở làng Phù Đổng …. gọi là làng Cháy”.
- Ý nghĩa của những lời kể này:
+ Cho thấy nhân dân ta luôn tin rằng Thánh Gióng là người anh hùng có thật và tự hào về sức mạnh thần kì của dân tộc trong đấu tranh chống ngoại xâm.
+ Trí tưởng tượng phong phú của tác giả dân gian khi sáng tạo ra nhiều chi tiết sinh động, kì lạ nhằm làm tăng vẻ đẹp linh thiêng, hấp dẫn cho nhân vật, gắn lịch sử với phong tục, địa danh,…
Câu 6:
Trả lời:
- Ví dụ về 1 số chi tiết khác biệt trong các bản kể truyện Thánh Gióng:
“Tục truyền, đời Hùng Vương thứ sáu, giặc Ân vào xâm lược nước ta, nhà vua rất lo ngại, bèn sai sứ giả đi khắp chợ cùng quê tìm người tài giỏi ra giúp nước.
Bấy giờ, ở Kẻ Đổng có một người đàn bà đã luống (lớn) tuổi mà vẫn chưa có chồng. Một đêm, trời làm mưa lớn, sáng dậy bà ra vườn định hái cà, bỗng thấy một vết chân người rất to in hằn trên đất. Bà tò mò đặt chân ướm thử. Lạ thay, từ đó bà thụ thai. Vì quá xấu hổ, bà đã bỏ làng lên rừng ở. Sau mười hai tháng thai nghén, bà sinh được một cậu bé mặt mũi khôi ngô, liền đặt tên là Gióng, rồi bế con về nhà. Vất vả, lam lũ, bà đâu có ngại. Bà chỉ buồn một nỗi bé Gióng của bà đã ba tuổi rồi mà vẫn không biết nói, biết cười, đặt đâu là cậu nằm đấy...”
(Theo Truyện cổ xứ Bắc, Bảo tàng Hà Bắc xuất bản, 1990)
- Nhận xét: Sự khác biệt này cho thấy truyện Thánh Gióng có nhiều dị bản khác nhau.
Câu 7:
Trả lời:
Trong truyền thuyết “Thánh Gióng” có chi tiết “Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt” đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu đậm. Đây là một chi tiết kì ảo. “Tráng sĩ” là người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn. Hành động vùng dậy, vươn vai biến thành một tráng sĩ của Gióng chính là sự trỗi dậy kì diệu của sức sống dân tộc mỗi khi gặp thử thách ngặt nghèo. Trong tình thế bức bách, tất cả đều lớn vượt lên, không theo nhịp độ thời gian bình thường mà theo nhịp độ đặc biệt. Đồng thời, chi tiết này cũng góp phần tạo nên sự hấp dẫn cho câu chuyện.
Câu 8:
Một số từ có yếu tố “giả” được dùng với nghĩa người, kẻ (như trong sứ giả) và nghĩa của từng từ đó:
Một số từ có yếu tố “giả” (người, kẻ) |
Nghĩa của từ |
|
|
Trả lời:
Một số từ có yếu tố “giả” (người, kẻ) |
Nghĩa của từ |
Tác giả |
người tạo ra tác phẩm, sản phẩm (bài thơ, bài văn,…) |
Độc giả |
người đọc |
Câu 9:
Một số từ láy và từ ghép được dùng trong văn bản Thánh Gióng:
Từ láy |
Từ ghép |
Cơ sở để xác định |
|
|
|
Trả lời:
Từ láy |
Từ ghép |
Cơ sở để xác định |
vội vàng, hoảng hốt, … |
xâm phạm, tài giỏi, lo sợ, gom góp, mặt mũi, đền đáp,… |
- Đều là các từ gồm 2 tiếng. - Từ láy: Các tiếng trong từ có quan hệ về âm. - Từ ghép: Các tiếng trong từ có quan hệ về nghĩa. |
Câu 10:
Một số cụm động từ và cụm tính từ trong văn bản Thánh Gióng:
|
Ngữ liệu lấy từ văn bản Thánh Gióng |
Đặt câu với cụm động từ, cụm tính từ ở cột bên trái |
Cụm động từ |
|
|
|
|
|
|
|
|
Cụm tính từ |
|
|
|
|
|
|
|
Trả lời:
|
Ngữ liệu lấy từ văn bản Thánh Gióng |
Đặt câu với cụm động từ, cụm tính từ ở cột bên trái |
Cụm động từ |
xâm phạm bờ cõi |
Giặc Ân đã xâm phạm bờ cõi nước ta. |
cất tiếng nói |
Cậu bé cất tiếng nói đầu tiên đòi đi đánh giặc. |
|
chạy nhờ |
Vì nhà nghèo nên gia đình bác Tư hay phải chạy nhờ bà con hàng xóm giúp đỡ. |
|
Cụm tính từ |
chăm làm ăn |
Anh ấy chăm làm ăn nên sớm có nhiều của cải trong nhà. |
to lắm |
Tháng giêng hàng năm, làng tôi mở hội to lắm. |
|
mừng lắm |
Vì kì này tôi đạt học sinh giỏi nên mẹ mừng lắm. |
Câu 11:
Tóm lược cốt truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh theo chuỗi quan hệ nguyên nhân – kết quả:
1. |
2. |
3.
|
4. |
5. |
6.
|
Trả lời:
1. Vua Hùng tổ chức kén rể. |
2. Hai chàng trai tài giỏi cùng đến thi tài, không ai chịu thua ai. |
3. Vua Hùng ra điều kiện ai mang sính lễ đến trước thì gả con gái cho. |
4. Sơn Tinh đến trước, lấy được vợ. Thủy Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh. |
5. Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thủy Tinh thua, rút về. |
6. Hàng năm, Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thua. |
Câu 12:
Trả lời:
+ Đến từ vùng xa thẳm của tự nhiên: 1 người là chúa miền non cao (vùng núi Ba Vì), 1 người là chúa vùng nước thẳm (tận miền Biển Đông)
+ Đều có phép lạ và tài năng phi thường (Sơn Tinh: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi; Thủy Tinh: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về)
+ Nhân vật trẻ mãi không già (tính bất biến, không trôi chảy của thời gian thần thoại) : Từ đó oán nặng, thù sâu, hàng năm làm mưa gió, bão lụt, dâng nước đánh Sơn Tinh, …
Câu 13:
Trả lời:
+ Vua Hùng kén rể hiền tài, Sơn Tinh và Thủy Tinh cùng đến cầu hôn.
+ Hai bên thi tài để có thể lấy được công chúa, nhưng không phân được thắng bại, cả hai đều xứng đáng.
+ Vua Hùng thách cưới (cuộc thi tài lần 2): Sơn Tinh nhanh hơn nên lấy được công chúa, đưa công chúa về núi.
+ Thủy Tinh đuổi theo, hai bên đánh nhau (thi tài lần 3), Sơn Tinh chiến thắng nên giữ được vợ, cùng vợ sống hạnh phúc; Thủy Tinh thua, không lấy được vợ nên hàng năm gây lũ lụt báo thù.
Câu 14:
Trả lời:
- Lúc đầu Sơn Tinh và Thủy Tinh chỉ thi tài xem ai được Vua Hùng ưng gả công chúa. Khi không lấy được công chúa, Thủy Tinh nổi giận, gây chiến, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Lúc này Sơn Tinh và Thủy Tinh mới phải giao tranh.
- Sơn Tinh giao chiến với Thủy Tinh vì lí do cá nhân nhưng cũng đồng thời để ngăn chặn một thảm họa thiên nhiên, bảo vệ sự sống cho con người, cỏ cây và súc vật. Vì thế khi Sơn Tinh chiến thắng Thủy Tinh thì Sơn Tinh là một anh hùng của cộng đồng.
Câu 15:
Trả lời:
Thủy Tinh là hiện tượng mưa to, bão lụt ghê gớm hằng năm được hình tượng hóa. Tư duy thần thoại đã hình tượng hóa sức nước và hiện tượng bão lụt thành kẻ thù hung dữ, truyền kiếp của Sơn Tinh.
Câu 16:
Trả lời:
- Thể hiện ước mơ chế ngự thiên tai của người Việt Cổ.
- Suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước, giữ nước của các Vua Hùng.
- Xây dựng nên hình tượng của hai nhân vật chính, cái thiện chống lại cái ác.
Câu 17:
Trả lời:
- Truyện lí giải hiện tượng lũ lụt xảy ra hàng năm của nước ta.
- Theo tác giả dân gian, nguyên nhân của hiện tượng đó là do oán nặng thù sâu, hàng năm Thủy Tinh dâng nước lên đánh Sơn Tinh.
- Thực chất đây là một thủ pháp nghệ thuật trong lời kể của tác giả nhằm tô đậm tính xác thực của câu chuyện. Người kể đưa người đọc về với quy luật tự nhiên thường thấy trong cuộc sống, nhắc nhở họ về những hiện tượng vẫn thường diễn ra để từ đó biết trân quý công lao của những bậc tiền nhân.
Câu 18:
Trả lời:
+ Con Rồng cháu Tiên
+ Sự tích Hồ Gươm
+ Bánh chưng, bánh giầy
+ Sự tích dưa hấu
+ Sự tích cây nêu ngày tết
Câu 19:
Trả lời:
Sơn Tinh có khuôn mặt chất phác, khí thế phi thường, cơ thể vạm vỡ và cường tráng. Chàng có thể dời núi, lấp biển. Còn Thủy Tinh khuân mặt gian ác, đầy âm mưu, tính toán. Thủy Tinh có thể hô mưa gọi gió. Cả hai đều là những vị thần tài giỏi.
Câu 20:
Công dụng của dấu chấm phẩy trong câu văn “Từ khi lớn lên, ra ở riêng, ông chỉ chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai; bây giờ nhìn quanh quẩn trong nhà, cũng chỉ khoai lúa là nhiều” (Bánh chưng, bánh giầy):
Trả lời:
Dấu chấm phẩy dùng để đánh dấu ranh giới giữa các vế của câu ghép.
Câu 21:
Trả lời:
Sơn Tinh, Thủy Tinh là truyền thuyết nổi tiếng gắn bó với tuổi thơ mỗi người. Tác phẩm đã cho thấy người anh hùng Sơn Tinh tài năng, dũng cảm đã chiến đấu chống lại sự đánh trả quyết liệt của Thủy Tinh. Qua câu chuyện tác giả dân gian đã gửi gắm niềm mơ ước, khát vọng chế ngự thiên nhiên của nhân dân ta. Bên cạnh đó, truyền thuyết cũng để lại cho ta bài học đáng suy ngẫm về mẹ thiên nhiên. Mỗi người cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường để hạn chế bão lũ cũng như có biện pháp phòng chống bão lũ phù hợp để đảm bảo an toàn cho cuộc sống của chúng ta.
Câu 22:
Một số từ có yếu tố “thủy” với nghĩa là nước:
Từ có yếu tố “thủy” |
Giải thích nghĩa |
Đặt câu với từ có yếu tố thủy (nước) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Trả lời:
Từ có yếu tố “thủy” |
Giải thích nghĩa |
Đặt câu với từ có yếu tố thủy (nước) |
Đường thủy |
Là một kiểu giao thông trên nước. |
Giao thông đường thủy ở Việt Nam khá phát triển. |
Thủy sản |
Thủy sản là chỉ chung những nguồn lợi, sản vật đem lại cho con người từ môi trường nước và được con người khai thác, nuôi trồng thu hoạch. |
Nhiều mặt hàng thủy sản của Việt Nam đã được xuất khẩu ra nước ngoài. |
Thủy canh |
Trồng cây trực tiếp vào môi trường nước. |
Nhà ông Tư có vườn rau thủy canh rất rộng. |
Thủy quái |
Quái vật sống dưới nước. |
Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ liền đùng đùng nổi giận, sai đoàn thuỷ quái đánh đuổi Sơn Tinh. |
Câu 23:
Một số thành ngữ có hai vế cân xứng, tương tự hai thành ngữ: hô mưa gọi gió, oán nặng thù sâu:
Thành ngữ |
Đặt câu với thành ngữ |
|
|
|
|
|
|
Trả lời:
Thành ngữ |
Đặt câu với thành ngữ |
Tích tiểu thành đại |
Đàn kiến chăm chỉ tích tiểu thành đại đã cất đủ lương thực cho cả mùa đông giá lạnh. |
Dãi nắng dầm mưa |
Sau bao tháng ngày dãi nắng dầm mưa, lao động vất vả, anh ấy cũng kiếm được một số tiền lớn. |
Gieo gió gặt bão |
Những người gieo gió gặp bão, làm điều xấu ắt sẽ gặp báo ứng. |
Câu 24:
Trả lời:
Văn bản thuật lại sự kiện lễ hội Gióng hay còn gọi là hội làng Phù Đổng, diễn ra vào ngày mồng 9 tháng 4 âm lịch, tại xã Phù Đổng, huyện Gia lâm, thành phố Hà Nội.
Câu 25:
Tóm tắt tiến trình diễn ra hội Gióng bằng sơ đồ:
|
|
|
|
|
Trả lời:
Ngày 1/3 – 5/4 âm lịch: thời gian chuẩn bị lễ hội. |
Ngày 6-8/ 4 âm lịch bắt đầu hội. Lễ rước cờ tới đền Mẫu, rước cơm chay (cơm cà), rước nước từ đền Hạ về đền Thượng. |
Ngày 9/4 âm lịch chính hội. Có múa hát thờ, hội trận và lễ khao quân. |
Ngày 10/4 âm lịch vãn hội. Có lễ duyệt quân, tạ ơn Thánh. |
Ngày 11-12/4 âm lịch: Làm lễ rước cờ báo tin thắng trận với trời đất. |
Câu 26:
Trả lời:
- Một số địa danh diễn ra hội Gióng: Cố Viên, Miếu Ban, Đền Mẫu, Đền Thượng,…
- Ý nghĩa của một số hoạt động trong lễ hội: lễ rước nước, rước cờ, Hội trận mô phỏng cảnh Thánh Gióng đánh giặc, …
Câu 27:
Trả lời:
- Giới thiệu được sự kiện cần thuật lại.
- Nêu được bối cảnh không gian, thời gian của sự kiện.
- Thuật lại được diễn biến các sự việc theo trình tự hợp lí.
- Tập trung vào được một số chi tiết tiêu biểu, ấn tượng.
- Nêu được cảm nghĩ của người viết về sự kiện được thuật.
Câu 28:
Trả lời:
Niềm tin của nhân dân vào tính có thực của truyền thuyết. Lễ hội Gióng là 1 di sản vô giá của văn hóa dân tộc, là dịp để mỗi người Việt Nam có thể cảm nhận được mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, thực tại và hư vô, thiêng liêng và trần thế,… Lễ hội cần được bảo tồn và phát huy để giữ gìn những giá trị truyền thống tốt đẹp cho muôn đời.
Câu 29:
Trả lời:
- Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh: Nét văn hóa vùng đất thiêng Ba Vì. (theo Chu Đức Tính)
- Lễ hội đền Quát (đền Yết Kiêu) tỉnh Hải Dương.
Câu 30:
Trả lời:
- Đều là các truyền thuyết thời đại vua Hùng, kể về công lao dựng nước, giữ nước của tổ tiên.
- Đều giải thích nguồn gốc của các sự vật, hiện tượng như bánh chưng, bánh giầy; ao hồ liên tiếp, tre đằng ngà, hiện tượng lũ lụt hàng năm,…
Câu 31:
Trả lời:
+ Trong các con vua, chàng là người thiệt thòi nhất.
+ Tuy là Lang nhưng từ khi lớn lên chàng ra ở riêng, chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai. → Thân là con vua nhưng phận thì gần gũi với dân thường.
+ Chàng được thần báo mộng gợi ý lấy gạo làm bánh. Từ gợi ý, Lang Liêu đã làm ra hai loại bánh rất ngon và ý nghĩa.
Câu 32:
Trả lời:
Phong tục làm bánh chưng, bánh giầy ngày tết và tục thờ cúng tổ tiên của người Việt.
Câu 33:
Trả lời:
- Đề cao nghề nông trồng lúa nước.
- Ước mơ vua sáng tôi hiền, đất nước thái bình, nhân dân no ấm.