Thứ bảy, 23/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Văn Giải VTH Ngữ Văn 6 KNTT Bài 7: Thế giới cổ tích có đáp án

Giải VTH Ngữ Văn 6 KNTT Bài 7: Thế giới cổ tích có đáp án

Giải VTH Ngữ Văn 6 KNTT Thực hành đọc trang 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31

  • 429 lượt thi

  • 36 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cảm nhận của em về truyện Thạch Sanh: 

Lí do:

Xem đáp án

Trả lời:

- Em rất thích truyện “Thạch Sanh” 

- Lí do: vì truyện có nhiều chi tiết kì ảo, hấp dẫn; Nhân vật Thạch Sanh là một dũng sĩ lập được nhiều chiến công, cuối cùng được làm vua, mẹ con Lý Thông độc ác bị trừng trị thích đáng, …


Câu 2:

Nét đặc biệt trong gia cảnh của Thạch Sanh:
Xem đáp án

Trả lời:

+ nhà nghèo, sống trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa, hàng ngày lên rừng đốn củi kiếm ăn. 

+ sống lủi thủi 1 mình (mồ côi, không người thân thích)


Câu 3:

Những đặc điểm khác thường của các con vật kì ảo trong truyện Thạch Sanh:

STT

Tên con vật kì ảo

Những đặc điểm khác thường

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xem đáp án

Trả lời:

STT

Tên con vật kì ảo

Những đặc điểm khác thường

1

Trăn tinh

Có nhiều phép lạ, thường ăn thịt người

2

Đại bàng

Khổng lồ, quắp công chúa vào hàng, đánh nhau với Thạch Sanh,

 

 

Hồn trăn tinh và đại bàng lang thang , gặp nhau bàn cách báo thù Thạch Sanh. Chúng vào kho của nhà vua ăn trộm của cải mang tới quẳng ở gốc đa để vu vạ cho Thạch Sanh.


Câu 4:

Điều có thể xảy ra nếu công chúa không bị câm sau khi được Lý Thông kéo lên từ hang của đại bàng và đưa về cung:
Xem đáp án

Trả lời:

Nếu công chúa không bị câm thì có thể nàng sẽ nói cho nhà vua biết toàn bộ sự thật và câu chuyện sẽ đi theo một kết cục khác. Tuy nhiên, đó không phải là dụng ý của tác giả dân gian. Chức năng giải mã bí mật, phơi bày sự thật, vạch mặt kẻ giả mạo trong câu chuyện này không được đặt ở nhân vật công chúa.


Câu 5:

Đặc điểm, tác dụng của các đồ vật kì ảo trong truyện Thạch Sanh:

STT

Tên đồ vật kì ảo

Đặc điểm, tác dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xem đáp án

Trả lời:

STT

Tên đồ vật kì ảo

Đặc điểm, tác dụng

1

Bộ cung tên bằng vàng

Sau khi trăn tinh bị Thạch Sanh giết nó hiện nguyên hình là 1 con trăn khổng lồ để lại bên mình 1 bộ cung tên bằng vàng. Thạch Sanh dùng cung tên bắn đại bàng cứu công chúa, bắn cũi sắt cứu Thái tử con vua Thủy Tề.

2

Cây đàn thần

Tiếng đàn giúp Thạch Sanh được giải oan, giải thoát giúp cho công chúa biết nói, vạch mặt Lý Thông. Đó là tiếng đàn công lí thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân. Tiếng đàn làm cho quân 18 nước chư hầu phải cởi giáp xin hàng. Đó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. Tiếng đàn là đại diện cho cái thiện và yêu chuộng hòa bình.

3

Niêu cơm thần

Niêu cơm vạn người ăn cũng không thể hết. Thể hiện tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.


Câu 6:

Sự đối lập nhau về hành động giữa Lý Thông và Thạch Sanh:

Hành động của Lý Thông

Hành động của Thạch Sanh

 

 

Xem đáp án

Trả lời:

Hành động của Lý Thông

Hành động của Thạch Sanh

+ Lừa Thạch Sanh thế mạng cho mình.

+ Lừa để cướp công giết trăn tinh.

+ Lừa để cướp công giết đại bàng, cứu công chúa.

→ Lừa lọc, xảo quyệt

Tin lời đi canh miếu thay.

+ Tin lời trăn tinh của vua.

+ Tin lời xuống hang cứu công chúa.

→ Cả tin, thật thà

+ Lợi dụng tình anh em kết nghĩa bóc lột sức lao động của Thạch Sanh. 

+ Cướp công và hãm hại Thạch Sanh nhiều lần.

→ Tàn nhẫn, vô lương tâm

+ Bị Lý Thông hãm hại rất nhiều lần nhưng không trả thù, cho về quê làm ăn.

→ Vị tha, nhân hậu

+ Tìm cách giết hại Thạch Sanh để cướp công, lấy công chúa.

+ Không chịu làm, lợi dụng sức lao động Thạch Sanh.

→ Tiểu nhân, độc ác

+ Giết trăn tinh.

+ Giết đại bàng.

+ Cứu công chúa, thái tử con vua Thủy Tề. 

+ Dẹp 18 nước chư hầu. 

+ Giỏi võ nghệ, đàn...

→ Anh hùng, tài giỏi

+ Là kẻ bạc nhược, thấp kém

→ đại diện cái ác.

+ Là con người cao cả

→ đại diện cái thiện.

Kết thúc: Bị sét đánh chết hóa bọ hung.

Kết thúc: Cưới công chúa, nối ngôi vua.


Câu 7:

Kết thúc truyện, Thạch Sanh được nhà vua gả công chúa và nhường ngôi cho. Với cách kết thúc đó, tác giả dân gian muốn thể hiện:
Xem đáp án

Trả lời:

Qua đó, tác giả dân gian thể hiện ước muốn cao đẹp về lẽ công bằng: có công được thưởng, có tội bị trừng phạt. Nhân vật lí tưởng sẽ được hưởng thụ một cuộc sống giàu sang, sung sướng (qua ý nghĩa biểu tượng của “vua”)


Câu 8:

Nhận xét về kết cục của mẹ con Lý Thông ở hai bản kể Thạch Sanh khác:

Kết cục của mẹ con Lý Thông

Nhận xét

Bản do Huỳnh Lý và Nguyễn Xuân Lân kể

 

Bản do Anh Động kể 

 

Xem đáp án

Trả lời:

Kết cục của mẹ con Lý Thông

Nhận xét

Bản do Huỳnh Lý và Nguyễn Xuân Lân kể

Giải thích nguồn gốc của con bọ hung 

Bản do Anh Động kể 

Giải thích nguồn gốc của con ễnh ương 


Câu 9:

Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) nới về một dũng sĩ:
Xem đáp án

Trả lời:

Người dũng sĩ mà em được biết qua ti vi, báo đài là anh Nguyễn Ngọc Manh, làm nghề lái xe tải chở hàng. “Dũng sĩ”' Nguyễn Ngọc Mạnh đã dũng cảm đỡ bé 3 tuổi bị rơi từ tầng 12 chung cư xuống. Anh Mạnh nói rằng dù mọi người có gọi anh là "dũng sĩ" hay đưa anh lên làm "người hùng" thì anh vẫn là một người bình thường, phải làm công việc bình thường mà thôi. Hành động đẹp ấy của anh khiến nhiều người xúc động và làm ấm lòng rất nhiều người. Bởi qua hành động của những con người như vậy trong đời thường sẽ giúp chúng ta hoàn toàn tin rằng lòng tốt, tình người luôn hiện hữu và sẽ tiếp tục được lan tỏa trong xã hội làm cho chúng ta thêm tin, thêm yêu cuộc sống tươi đẹp này.


Câu 10:

Dựa vào nghĩa của các thành tố để suy đoán nghĩa của từ:

STT

NGHĨA

CỦA THÀNH TỐ 1

NGHĨA

CỦA THÀNH TỐ 2

NGHĨA CỦA TỪ

1

Gia: nhà 

Tài: của cải

Gia tài: của cải riêng của một người hay của một gia đình

2

Gia: nhà

Tiên: 

Gia tiên: 

3

Gia: nhà

Truyền: 

Gia truyền: 

4

Gia: nhà

Cảnh: 

Gia cảnh: 

5

Gia: nhà

Sản: 

Gia sản: 

6

Gia: nhà

Súc: 

Gia súc: 

Xem đáp án

Trả lời:

STT

NGHĨA

CỦA THÀNH TỐ 1

NGHĨA

CỦA THÀNH TỐ 2

NGHĨA CỦA TỪ

1

gia: nhà 

tài: của cải

gia tài: Của cải riêng của một người hay của một gia đình

2

gia: nhà

tiên: Trước, sớm nhất

gia tiên: Tổ tiên của gia đình; những người thuộc thế hệ đầu, qua đời đã lâu của gia đình.

3

gia: nhà

truyền: Trao, chuyển giao

gia truyền: Được chuyển giao, được truyền lại qua các thế hệ trong gia đình.

4

gia: nhà

cảnh: Hiện trạng nhìn thấy, tình cảnh

gia cảnh: Hoàn cảnh của gia đình.

5

gia: nhà

sản: Của cải

gia sản: Của cải, tài sản của gia đình.

6

gia: nhà

súc: Các loại thú nuôi như trâu, bò, dê, chó, …

gia súc: Các loại thú nuôi như trâu, bò, dê, chó,… trong gia đình.


Câu 11:

Suy đoán nghĩa của một từ ngữ dựa vào những từ ngữ xung quanh nó:

STT

ĐOẠN TRÍCH CÓ TỪ NGỮ CẦN XÁC ĐỊNH NGHĨA 

NGHĨA CỦA TỪ NGỮ

1

Thạch Sanh đã xả xác nó ra làm hai mảnh. Trăn tinh hiện nguyên hình là một con trăn khổng lồ và để lại bên mình một bộ cung tên bằng vàng.

hiện nguyên hình: 

2

Hồn trăn tinh và đại bàng lang thang, một hôm gặp nhau bàn cách báo thù Thạch Sanh. Chúng vào kho của nhà vua ăn trộm của cải mang tới quẳng ở gốc đa đề vu vạ cho Thạch Sanh. Thạch Sanh bị bắt hạ ngục.

vu vạ : 

3

Mọi người bấy giờ mới hiểu ra tất cả sự thật. Vua sai bắt giam hai mẹ con Lý Thông lại giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng rộng lượng tha thứ cho chúng về quê làm ăn.

rộng lượng : 

4

Thạch Sanh xin nhà vua đừng động binh. Chàng một mình cầm cây đàn ra trước quân giặc. Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ của mười tám nước bủn rủn tay chân, không còn nghĩ gì được tới chuyện đánh nhau nữa.

bủn rủn : 

Xem đáp án

Trả lời:

STT

ĐOẠN TRÍCH CÓ TỪ NGỮ CẦN XÁC ĐỊNH NGHĨA 

NGHĨA CỦA TỪ NGỮ

1

Thạch Sanh đã xả xác nó ra làm hai mảnh. Trăn tinh hiện nguyên hình là một con trăn khổng lồ và để lại bên mình một bộ cung tên bằng vàng.

hiện nguyên hình: Trở về hình dạng vốn có

2

Hồn trăn tinh và đại bàng lang thang, một hôm gặp nhau bàn cách báo thù Thạch Sanh. Chúng vào kho của nhà vua ăn trộm của cải mang tới quẳng ở gốc đa đề vu vạ cho Thạch Sanh. Thạch Sanh bị bắt hạ ngục.

vu vạ : Đổ tội cho người khác (tội mà người đó không làm)

3

Mọi người bấy giờ mới hiểu ra tất cả sự thật. Vua sai bắt giam hai mẹ con Lý Thông lại giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng rộng lượng tha thứ cho chúng về quê làm ăn.

rộng lượng : Tấm lòng rộng rãi, dễ tha thứ, cảm thông với những sai lầm, tội lỗi,… của người khác.

4

Thạch Sanh xin nhà vua đừng động binh. Chàng một mình cầm cây đàn ra trước quân giặc. Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ của mười tám nước bủn rủn tay chân, không còn nghĩ gì được tới chuyện đánh nhau nữa.

bủn rủn : Không thể cử động được do gân cốt như rã rời ra.


Câu 12:

Giải thích nghĩa của những từ ngữ in đậm trong các trường hợp sau:

STT

ĐOẠN TRÍCH CÓ TỪ NGỮ CẦN XÁC ĐỊNH NGHĨA

NGHĨA CỦA TỪ NGỮ

1

Một hôm có người hàng rượu tên là Lý Thông đi qua đó, nghỉ ở gốc đa. Thấy Thạch Sanh gánh vê một gánh củi lớn, hắn nghĩ bụng: “Người này khoẻ như voi. Nếu nó về ở cùng ta thì lợi bao nhiêu”. Lý Thông lân la gợi chuyện rồi gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em.

- Khỏe như voi: 

-  Lân la: 

- Gạ: 

2

Còn Lý Thông hí hửng đem thủ cấp của con yêu quái vào kinh đô nộp cho nhà vua.

Hí hửng: 

3

Đến cuối hang, chàng thấy có một chiếc cũi sắt. Một chàng trai khôi ngô tuấn tú bị nhốt trong đó, chàng trai đó chính là Thái tử con vua Thuỷ Tề.

Khôi ngô tuấn tú: 

4

Về phần nàng công chúa bất hạnh, từ khi được cứu thoát đưa về cung thì bị câm. Suốt ngày nàng chẳng nói, chẳng cười, mặt buồn rười rượi.

Bất hạnh: 

- Buồn rười rượi: 

Xem đáp án

Trả lời:

STT

ĐOẠN TRÍCH CÓ TỪ NGỮ CẦN XÁC ĐỊNH NGHĨA

NGHĨA CỦA TỪ NGỮ

1

Một hôm có người hàng rượu tên là Lý Thông đi qua đó, nghỉ ở gốc đa. Thấy Thạch Sanh gánh vê một gánh củi lớn, hắn nghĩ bụng: “Người này khoẻ như voi. Nếu nó về ở cùng ta thì lợi bao nhiêu”. Lý Thông lân la gợi chuyện rồi gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em.

- Khỏe như voi: Rất khỏe, khỏe khác thường.

-  Lân la: Từ từ đến gần, tiếp cận ai đó.

- Gạ: Chào mời, dụ dỗ làm việc gì đó.

2

Còn Lý Thông hí hửng đem thủ cấp của con yêu quái vào kinh đô nộp cho nhà vua.

Hí hửng: Vui mừng thái quá.

3

Đến cuối hang, chàng thấy có một chiếc cũi sắt. Một chàng trai khôi ngô tuấn tú bị nhốt trong đó, chàng trai đó chính là Thái tử con vua Thuỷ Tề.

Khôi ngô tuấn tú: Diện mạo đẹp đẽ, sáng láng.

4

Về phần nàng công chúa bất hạnh, từ khi được cứu thoát đưa về cung thì bị câm. Suốt ngày nàng chẳng nói, chẳng cười, mặt buồn rười rượi.

Bất hạnh: Không may, gặp phải những rủi ro khiến phải đau khổ.

- Buồn rười rượi: Rất buồn, buồn lặng lẽ.


Câu 13:

- Ý nghĩa của thành ngữ “niêu cơm Thạch Sanh”: 

- Một số thành ngữ hình thành từ nội dung của các truyện kể:

Xem đáp án

Trả lời:

- Ý nghĩa của thành ngữ “niêu cơm Thạch Sanh”: niêu cơm ăn không bao giờ hết, suy rộng ra là nguồn cung cấp vô hạn. 

- Một số thành ngữ hình thành từ nội dung của các truyện kể: đẽo cày giữa đường (Truyện Đẽo cày giữa đường), Thạch Sùng còn thiếu mẻ kho (truyện Thạch Sùng), hiền như cô Tấm (truyện Tấm Cám), …


Câu 14:

- “Cây khế” kể về: 

- Trong truyện “Cây khế”, em thích nhất:

Xem đáp án

Trả lời:

- “Cây khế” kể về: người em hiền lành được báo đáp xứng đáng và người anh tham lam phải chịu kết cục thê thảm khi cùng được chim trả công sau khi ăn khế. Đây là câu chuyện về bài học đền ơn đáp nghĩa, niềm tin ở hiền sẽ gặp lành và may mắn của nhân dân.

- Trong truyện “Cây khế”, em thích nhất: chi tiết chim đưa người em đến đảo hoang ngoài biển với nhiều loại đá quý, vàng bạc, kim cương lấp lánh, đủ màu sắc.


Câu 15:

Truyện “cây khế” có thể tóm tắt như sau:
Xem đáp án

Trả lời:

Ngày xưa ở một nhà kia có hai anh em, cha mẹ mất sớm để lại cho một khối gia tài. Vợ chồng người anh tham lam giành hết chỉ chừa lại cho người em một gian nhà lụp xụp, trước cửa có một cây khế ngọt. Vợ chồng người em chăm chỉ làm ăn và chăm sóc cây khế chu đáo. Đến mùa khế ra rất nhiều quả. Bỗng một hôm có con chim lạ đến ăn khế. Vợ chồng người em than thở và chim lạ liền bảo người em may túi ba gang để chim trả ơn. Hôm sau, chim đưa người em ra đảo lấy vàng và trở về. Từ đó, người em trở nên giàu có. Người anh hay tin, lân la đến dò hỏi và đổi cả gia tài của mình để lấy túp lều cùng cây khế. Đến mùa khế chín, chim đại bàng lại đến và cũng ngỏ ý sẽ trả ơn. Người anh vì tham lam nên đã may túi to để dựng được nhiều vàng. Trên đường đi lấy vàng về vì quá nặng nên người anh đã bị rơi xuống biển và chết.


Câu 16:

- Những từ ngữ chỉ thời gian và không gian mở đầu truyện “cây khế”: 

- Nhận xét của em về những từ ngữ đó: 

Xem đáp án

Trả lời:

- Từ ngữ chỉ không gian – thời gian trong truyện cổ tích “Cây khế”: 

+ Thời gian: ngày xửa ngày xưa. 

+ Không gian: ở một nhà kia. 

- Ý nghĩa: có ý phiếm chỉ không gian, thời gian xảy ra câu chuyện, nhằm đưa người đọc vào thế giới hư cấu thuận lợi hơn. 


Câu 17:

Con chim đưa người em và người anh ra đảo hoang có phải là con vật kì ảo không? Vì sao?
Xem đáp án

Trả lời:

- Con chim đưa hai anh em ra đảo hoang là con vật kì ảo. Vì nó mang 1 số đặc điểm như: 

+ Biết nói tiếng người: “Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng!” 

+ Có phép thần kì, biết chỗ cất giấu của cải, vàng bạc, kim cương,… 


Câu 18:

- Câu nói có vần, dễ thuộc, dễ nhớ tựa ca dao, tục ngữ trong truyện “Cây khế”: 

- Câu nói này của nhân vật: 

Xem đáp án

Trả lời:

- Câu nói có vần, dễ thuộc, dễ nhớ tựa ca dao, tục ngữ trong truyện “Cây khế”: “Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng!”

- Câu nói này của nhân vật: Câu nói của con chim lớn. Ngày nay, câu “ăn một quả, trả cục vàng” hay “ăn khế, trả vàng” cũng thường được nhân dân dùng để chỉ một việc làm được trả công hậu hĩnh, có kết quả tốt đẹp.


Câu 19:

- Điều kì diệu của đảo xa, nơi chim đưa người em đến: 

- Nhờ điều kì diệu này mà cuộc sống của người em sau đó đã:

Xem đáp án

Trả lời:

- Điều kì diệu ở đảo xa: trên đảo toàn đá trắng, đá xanh, đá đỏ, đá ngũ sắc, … toàn những thứ đá trong như thủy tinh và hổ phách đủ các màu. Có hang sâu và rộng, ngoài cửa có nhiều vàng và kim cương. 

- Điều kì diệu này đã giúp cho vợ chồng người em dần trở nên giàu có.


Câu 20:

Sự đối lập giữa hành động của người em và hành động của người anh:

Hành động của người em 

Hành động của người anh

 

 

Nhận xét về sự đối lập trong hành động của hai nhân vật: 

Xem đáp án

Trả lời:

Hành động của người em 

Hành động của người anh

+ Thức khuya, dậy sớm, cố gắng làm lụng. 

+ Không ta thán. 

+ Đợi cho chim ăn xong bay đi mới lên cây hái. 

+ Người vợ nói: “Ông chim ơi, ông ăn như thế còn gì là khế của nhà cháu nữa! Cây khế nhà cháu cũng sắp hết quả rồi đấy, ông ạ!” 

+ Nghe lời chim may một túi vải, bề dọc, bề ngang vừa đúng ba gang. 

+ Trèo lên lưng chim. 

+ Thấy hang sâu và rộng không dám vào chỉ dám nhặt ít vàng, kim cương ở ngoài rồi ra hiệu cho chim bay về.

+ Lười biếng, bao nhiêu công việc khó nhọc đều trút cho vợ chồng em. 

+ Chiếm hết của cải, ruộng vườn chỉ để lại cho em một gian nhà lụp xụp và 1 cây khế ngọt. 

+ Thấy chim lạ đến thì hớt hải chạy ra. 

+ Tru tréo lên: “Cả nhà tôi trông vào cây khế, bây giờ chim ăn ráo ăn tiệt thì tôi cậy vào đâu”. 

+ Cuống quýt bàn cãi may túi. Mới đầu định mang nhiều túi nhưng sợ chim không ưng nên chỉ may 1 túi nhưng to gấp 3 lần túi của người em. 

+ Người chồng tót ngay lên lưng chim còn người vợ vái lấy, vái để chim thần. 

+ Hoa mắt vì của quý. Vào trong hang lại càng mê mẩn tâm thần, quên đói, quên khát, cố nhặt vàng và kim cương cho thật đầy tay nải, dồn cả vào ống tay áo, ống quần, lê mãi mới ra khỏi hang. Đặt tay nải dưới cánh chim rồi lấy dây buộc chặt vào lưng chim và cổ mình.

Nhận xét về sự đối lập trong hành động của hai nhân vật: 

Chim đưa người em về đến nhà. Từ đấy, hai vợ chồng người em trở nên giàu có.

+ Vì mang nặng lại gặp cơn gió mạnh nên chim và người anh đều rơi xuống biển. Người anh bị sóng cuốn đi mất.


Câu 21:

Bài học từ kết cục khác nhau của người em và người anh trong truyện Cây khế:
Xem đáp án

Trả lời:

+ Cần phải luôn chăm chỉ, cần mẫn lao động thì mới có được thành quả tốt

+ Hiền lành, tốt bụng thì sẽ được đền đáp xứng đáng.

+ Quá tham lam thì sẽ phải gánh chịu hậu quả.

+ Hãy giúp đỡ người khác khó khăn hơn mình.


Câu 22:

Viết đoạn văn khoảng 5-7 câu thể hiện tưởng tượng về một cách kết thúc khác cho truyện Cây khế.
Xem đáp án

Trả lời:

Sau khi bị rơi xuống biển, người anh trôi dạt vào bờ. Tỉnh lại được người dân cứu giúp và đưa trở về nhà trong tình trạng thê thảm. Từ đó, người anh hiểu ra hậu quả do thói tham lam gây nên và sống tử tế, nhân hậu hơn. Chứng kiến người anh đã thức tỉnh, người em trai hết lòng giúp đỡ anh vực dậy, cùng nhau chia ruộng đất, lao động cần mẫn, chăm chỉ và yêu thương nhau hơn xưa. Thấm thoát cả hai anh em cùng trở nên khá giả. Họ đã bàn với nhau để dành một phần riêng thóc gạo giúp đỡ những người nghèo khổ. Tiếng lành đồn xa, ai ai cũng yêu quý hai anh em nhà ấy. 


Câu 23:

Giải thích nghĩa của từ ngữ trong câu:

STT

CÂU CÓ TỪ NGỮ CẦN XÁC ĐỊNH NGHĨA 

NGHĨA CỦA TỪ NGỮ 

1

Quanh năm hai vợ chồng chăm chút cho nên cây khế xanh mơn mởn, quả lúc lỉu sát đất, trẻ lên ba cũng với tay được. 

- mơn mởn: 

- lúc lỉu: 

2

Từ đó ròng rã một tháng trời, hằng ngày chim cứ đến ăn vào lúc sáng sớm làm quả vợi hẳn đi.

- ròng rã: 

- vợi hẳn: 

Xem đáp án

Trả lời:

STT

CÂU CÓ TỪ NGỮ CẦN XÁC ĐỊNH NGHĨA 

NGHĨA CỦA TỪ NGỮ 

1

Quanh năm hai vợ chồng chăm chút cho nên cây khế xanh mơn mởn, quả lúc lỉu sát đất, trẻ lên ba cũng với tay được. 

- mơn mởn: (xanh) non, tươi

- lúc lỉu: (trạng thái) nhiều quả trên khắp các cành.

2

Từ đó ròng rã một tháng trời, hằng ngày chim cứ đến ăn vào lúc sáng sớm làm quả vợi hẳn đi.

- ròng rã: (thời gian) kéo dài, liên tục.

- vợi hẳn: Giảm đi đáng kể.


Câu 24:

Động từ hoặc cụm động từ thể hiện rõ sự khác biệt về hành động giữa vợ chồng người em và vợ chồng người anh:

Động từ hoặc cụm động từ thể hiện hành động của vợ chồng người em:

 

Nghĩa của những động từ hoặc cụm động từ đó: 

Động từ hoặc cụm động từ thể hiện hành động của vợ chồng người em: 

Nghĩa của những động từ hoặc cụm động từ đó:

Xem đáp án

Trả lời:

Động từ hoặc cụm động từ thể hiện hành động của vợ chồng người em: 

+ Nghe lời chim, May một túi

+ Trèo, trèo lên lưng

+ Không dám vào, chỉ dám nhặt ít

Nghĩa của những động từ hoặc cụm động từ đó: 

+ Lắng nghe và làm theo lời chỉ dẫn của chiml; Từ tốn, biết điểm dừng

+ Ôn tồn, bình tĩnh

+ Cẩn trọng, từ tốn, không tham lam.

Động từ hoặc cụm động từ thể hiện hành động của vợ chồng người anh: 

Cuống quýt bàn cãi may túi, định may nhiều túi.

Tót, tót ngay lên lưng.

Hoa mắt vì của quý, mêm mẩn tâm thần, quên đối, quên khát, lấy thêm, cố nhặt vàng và kim cương.

Nghĩa của những động từ hoặc cụm động từ đó:

+ Tham lam, nôn nóng, vội vã, rối rít do bị cuống, không bình tĩnh.

+ Vội vã, sỗ sàng, thô lỗ; di chuyển lên một nơi khác bằng động tác rất nhanh, gọn và đột ngột.

+ Tham lam vô độ, mất hết lí trí; tâm trí, tinh thần không còn tỉnh táo hoặc quá say mê đến mất bình tĩnh. 


Câu 25:

Hai câu sau đây có sử dụng cùng một biện pháp tu từ:

a. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi nhưng niêu cơm bé xíu cứ ăn hét lại đầy.

b. Chim bay mãi, bay mãi, qua bao nhiêu là miền, hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả.

- Biện pháp tu từ được sử dụng ở cả hai câu là: 

- Tác dụng của biện pháp tu từ đó ở cả hai câu: 

Xem đáp án

Trả lời:

- Biện pháp tu từ được sử dụng ở cả hai câu là: điệp ngữ (ăn mãi, ăn mãi; hết…đến…, hết…đến…) 

- Tác dụng của biện pháp tu từ đó ở cả hai câu: 

a. ăn mãi, ăn mãi. 

→ nhấn mạnh hành động “ăn”, có nghĩa là ăn rất lâu và rất nhiều, như thể không bao giờ dừng. 

b. hết…đến…, hết…đến… 

→ nhấn mạnh hành động “bay”, nghĩa là bay rất lâu và rất xa, ý “rất xa” còn được nhấn mạnh thêm ở điệp ngữ “hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả”, nghĩa là các khoảng không gian cứ nối tiếp nhau tưởng như vô tận. 


Câu 26:

Đặt câu có sử dụng biện pháp tu từ được chỉ ra ở bài tập 3
Xem đáp án

Trả lời:

Đặt câu: Cô bé đợi mãi, đợi mãi mà vẫn chưa thấy ba mẹ đến đón. 


Câu 27:

Trong bữa tiệc kén chọn phò mã, công chúa đã giễu cợt mọi người: 

Điều đó cho thấy công chúa là một người: 

Xem đáp án

Trả lời:

- Trong bữa tiệc kén chọn phò mã, công chúa đã giễu cợt, nhạo báng và chê bai tất cả mọi người, chẳng tha một ai. 

+ Người thì nàng cho là quá mập, đặt tên là “thùng tô-nô”

+ Người mảnh khảnh thì nàng nói “mảnh khảnh thế thì gió thổi bay”. 

+ Người lùn thì nàng chê “lùn lại mập thì vụng về lắm”. 

+ Người xanh xao bị nàng đặt tên là “nhợt nhạt như chết đuối”. 

- Điều này cho thấy nàng công chúa này là một người kênh kiệu, hay trêu ghẹo và coi thường người khác. Công chúa cũng có vẻ tinh nghịch, láu lỉnh của một người quen được nuông chiều. 


Câu 28:

Hình phạt mà nhà vua đã dùng đối với công chúa: 

Do hình phạt của nhà vua mà công chúa đã có những thay đổi: 

Xem đáp án

Trả lời:

- Nhà vua nổi cơn thịnh nộ và ban truyền sẽ gả công chúa cho người ăn mày đầu tiên đi qua hoàng cung. 

- Đây là một hình phạt khá nặng nề dành cho công chúa, bởi ngay sau đó, theo lệ, công chúa phải theo chồng ra khỏi cung. 


Câu 29:

Trong truyện, “người hát rong” chính là:

“Người hát rong” đã yêu cầu công chúa làm những việc: 

Mục đích của những yêu cầu đó:

Xem đáp án

Trả lời:

Trong truyện, “người hát rong” chính là: nhân vật Vua chích chòe

“Người hát rong” đã yêu cầu công chúa làm những việc: Người hát rong đã yêu cầu công chúa tự nấu ăn, làm việc nhà, đan sọt, quay sợi, bán nồi và bát đĩa, làm phụ bếp trong hoàng cung.

Mục đích của những yêu cầu đó: là đưa ra các thử thách cho nàng công chúa, dạy cho nàng một bài học và uốn nắn tính kiêu ngạo của nàng. 


Câu 30:

Chủ đề của truyện “Vua chích chòe” :
Xem đáp án

Trả lời:

- Chủ đề của truyện: Mỗi người đều có một giá trị nhất định và tất cả đều bình đẳng như nhau. Người có địa vị nhưng kiêu căng, ngông cuồng, coi thường người khác thì cũng có thể đến một ngày rơi vào tình cảnh thấp hèn, khổ cực và bị người khác chê bai, nhạo báng. Vì vậy, điều quan trọng là phải biết tôn trọng và sống hòa nhã cùng mọi người.


Câu 31:

Những chi tiết kì ảo gắn với nhân vật Sọ Dừa:
Xem đáp án

Trả lời:

+ Bà mẹ, do uống nước mưa trong cái sọ dừa mà có mang, đẻ ra một cục thịt đỏ hỏn, chỉ có mắt mũi, không có mình mẩy, tay chân.

+ Sọ Dừa thường lăn sau đàn bò để đi chăn bò.

+ Đi chăn bò, khi vắng người, Sọ Dừa biến thành chàng trai mặt mũi khôi ngô, ngồi võng đào thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ.

+ Gia đình vốn nghèo, nhưng chỉ sau một đêm, Sọ Dừa có đầy đủ lễ vật theo yêu cầu của phú ông.

+ Khi chia tay vợ để đi sứ, quan trạng (Sọ Dừa) giao cho vợ hòn đá lửa, con dao, hai quả trứng gà, sau này tất cả những vật đó đều giúp vợ phòng thân rất hiệu quả.


Câu 32:

Một số chi tiết kì ảo khác trong truyện:
Xem đáp án

Trả lời:

+ Cô em út, vợ của Sọ Dừa bị hai chị đẩy xuống biển, bị cá nuốt vào bụng, dùng dao đâm, chờ khi cá trôi dạt vào một hòn đảo mới rạch bụng cá chui ra

+ Con gà nở từ hai quả trứng biết gáy thành tiếng người như một lời thơ để gọi quan trạng..


Câu 33:

Đặc điểm các nhân vật trong truyện Sọ Dừa:

Nhân vật

Đặc điểm

Biểu hiện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xem đáp án

Trả lời:

Nhân vật

Đặc điểm

Biểu hiện

Mẹ của Sọ Dừa

Yêu thương con

Dù buồn vì con không ra hình người, bà vẫn giữ con lại nuôi lớn, đặt tên là Sọ Dừa

Sọ Dừa

- Ngoan ngoãn, chăm chỉ

- Thông minh

- Xin mẹ đi chăn bò cho phú ông

- Đỗ Trạng nguyên, được vua cử đi sứ; Trước khi đi lường trước nguy hiểm cho vợ.

Cô Út

Hiền lành, thương người

Đối đãi tốt với Sọ Dừa, đem lòng yêu và gả cho chàng.

Hai cô chị

- Kiêu kì

 

- Độc ác

- Hắt hủi Sọ Dừa, “bĩu môi” khi thấy Sọ Dừa đem sính lễ tới.

- Đẩy em gái xuống biển.


Câu 34:

Cô Út đồng ý lấy Sọ Dừa là bởi:
Xem đáp án

Trả lời:

- Cô nhận biết được thực chất vẻ đẹp bên trong của Sọ Dừa "không phải người phàm trần". Sọ Dừa chỉ là cái lốt của một chàng trai khôi ngô, tuấn tú.

- Cô út là người thông minh, tốt bụng, nhân hậu, không chê bai kẻ nghèo khó, nhìn thấy được những phẩm chất tốt đẹp, tài giỏi của Sọ Dừa.


Câu 35:

Quan trạng (Sọ Dừa) mở tiệc mừng sau khi trở về, mời mọi người đến chung vui, nhưng giấu vợ trong buồng không cho ra mắt, với dụng ý:

Xem đáp án

Trả lời:

Quan trạng (Sọ Dừa) mở tiệc mừng sau khi trở về, mời mọi người đến chung vui, nhưng giấu vợ trong buồng không cho ra mắt để thấy được bộ mặt thật giả dối và độc ác của hai chị gái. Vì tưởng em đã chết thật, hai cô chị giả vờ kể lể, khóc lóc trước mặt em rể. Nhưng khi Sọ Dừa gọi vợ ra, mặt đối mặt, hai cô chị bị bất ngờ, xấu hổ không biết trốn vào đâu.


Câu 36:

Ý nghĩa cái kết của truyện:
Xem đáp án

Trả lời:

Ý nghĩa: Truyện “Sọ Dừa” phản ánh số phận của người nông dân thấp cổ bé họng, đồng thời cả những con người không may mắn bị khiếm khuyết về vẻ bề ngoài. Ca ngợi, đề cao và ủng hộ ước mơ, khát vọng chân thành, chính đáng của người nông dân xưa, lên án những giai cấp thống trị hách dịch, tàn ác, nhiều mưu mô, thủ đoạn như phú ông, hai cô chị. Như vậy, truyện “Sọ Dừa” rất nhiều giá trị nhân văn, nhân bản sâu sắc vừa có giá trị nhân đạo vừa mang giá trị hiện thực gay gắt.


Bắt đầu thi ngay