IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Văn Giải VTH Ngữ Văn 6 KNTT Bài 7: Thế giới cổ tích có đáp án

Giải VTH Ngữ Văn 6 KNTT Bài 7: Thế giới cổ tích có đáp án

Giải VTH Ngữ Văn 6 KNTT Thực hành viết trang 32, 33

  • 469 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Truyện cổ tích thường kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ:
Xem đáp án

Trả lời:

Truyện cổ tích thường kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ: ba


Câu 2:

Khi đóng vai nhân vật để kể lại một chuyện cổ tích, người kể chuyện kể chuyện ở ngôi thứ:
Xem đáp án

Trả lời:

Khi đóng vai nhân vật để kể lại một chuyện cổ tích, người kể chuyện kể chuyện ở ngôi thứ: nhất


Câu 3:

Mục đích của việc đóng vai nhân vật để kể lại một truyện cổ tích:
Xem đáp án

Trả lời:

- Giúp câu chuyện trở nên chân thực hơn, giàu sự tin tưởng hơn 

- Giúp nhân vật bộc lộ được tâm trạng, tình cảm dễ dàng hơn 

- Giúp người đọc hiểu rõ về nhân vật hơn.


Câu 4:

Những việc cần làm trước khi đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích:
Xem đáp án

Trả lời:

Chọn ngôi kể và đại từ tương ứng: Ngôi thứ nhất.

- Chọn lời kể phù hợp: Cần xác định được giới tính, tuổi tác, địa vị,... của nhân vật đã lựa chọn lời kể phù hợp (cách xưng hô, dùng từ ngữ,...). Cần phù hợp với nội dung câu chuyện được kể, bối cảnh kể.

- Ghi những nội dung chính của câu chuyện

- Lập dàn ý. 


Câu 5:

Dàn ý để viết bài kể lại truyện cổ tích đã chọn:

MỞ BÀI

- Nhân vật ngôi thứ nhất tự giới thiệu (tên, sơ lược về bản thân,…)

- Giới thiệu sơ lược về câu chuyện sắp kể

THÂN BÀI

Kể sự việc 1

 

Kể sự việc 2

 

Kể sự việc 3

 

Kể sự việc 4

 

Kể sự việc 5

 

Kể sự việc 6

 

KẾT BÀI

Kết thúc câu chuyện: Nhân vật kể chuyện rút ra những bài học từ câu chuyện được kể

Xem đáp án

Trả lời:

MỞ BÀI

- Nhân vật ngôi thứ nhất tự giới thiệu (tên, sơ lược về bản thân,…)

Dưới trần gian có hai vợ chồng nghèo đi ở cho gia đình phú ông. Họ hiền lành, chịu khó nhưng đã ngoài năm mươi tuổi mà vẫn chưa có con.

- Giới thiệu sơ lược về câu chuyện sắp kể

+ Tôi được xuống trần gian đầu thai làm con của vợ chồng người đi ở bằng cách được hóa thành nước mưa đựng trong cái sọ dừa. Người vợ đi rừng kiếm củi cho chủ. Khát nước quá mà không tìm thấy suối, chỉ thấy cái sọ dừa bên gốc cây to đựng đầy nước mưa, bà bưng lên uống. Thế rồi bà có thai.

+ Khi mẹ tôi sinh tôi thì cha tôi đã mất. Tôi không chân, không tay như những đứa trẻ khác. Tôi tròn như một quả dừa nên được đặt tên là Sọ Dừa.

THÂN BÀI

Kể sự việc 1

a) Khi tôi còn nhỏ

Thấy tôi như vậy, mẹ tôi buồn lắm. Có lúc, bà muốn vứt tôi đi. Nhưng sau, nghĩ lại thấy thương tôi nên mẹ tôi đã để tôi lại nuôi.

- Một hôm, nghe mẹ than phiền về việc tôi chắng làm được việc gì. Tôi nói mẹ sang xin phú ông cho tôi chăn bò.

- Phú ông ngần ngại nhưng nghĩ nuôi ít tốn công hơn những người khác nên phú ông đã đồng ý. Thế là tôi đến ở nhà phú ông.

Tôi chăn bò rất giỏi. Hằng ngày, tôi lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về chuồng. Ngày nắng cũng như ngày mưa, bò con nào con nấy bụng no căng.

- Ngày mùa tôi tớ ra đồng làm việc, không có ai mang cơm. Ba cô con gái của phú ông thay nhau đem cơm cho tôi. Hai cô chị ác nghiệt, kiêu kì thường hất hủi tôi. Còn cô em út thì hiền lành, tính hay thương người, đối đãi với tôi rất tử tế.

Kể sự việc 2

b) Khi hỏi vợ

- Cô gái út phú ông ngày càng tốt với tôi. Có của ngon vật lạ, cô đều giấu đem ra cho tôi. Càng ngày tôi càng yêu quý cô hơn.

Cuối mùa. Tôi về giục mẹ đến hỏi con gái phú ông làm vợ. Mẹ tôi hết sức sửng sốt, nhưng thấy tôi năn nỉ mãi nên cũng chiều lòng, dành kiếm buồng cau mang đến nhà phú ông.

Phú ông cười mỉa, đưa ra yêu cầu rất cao. Phú ông nói: “Muốn hỏi con gái ta, hãy về sắm đủ một chinh vàng cốm, mười lấm lụa dào, mươi con lợn béo, mười vò rượu tăm đem sang đây”.

Mẹ tôi nói tôi đừng nghi tới chuyện lấy con gái phú ông nữa. Nhưng tôi nói mẹ đừng lo gì cả.

- Đúng ngày hẹn, mẹ tôi vô cùng ngạc nhiên vì trong nhà tự nhiên có bao nhiêu là sính lễ. Lại có cả chục gia nhân ở dưới nhà chạy lên khiêng lễ vật sang nhà phú ông. Phú ông hoa cả mắt, lúng túng nói với mẹ tôi: “Để ta hỏi con gái ta, xem có dứa nào ưng lấy thằng Sọ Dừa không đã”.

- Hai cô chị bĩu môi chê bai. Cô út cúi mặt tỏ ý bằng lòng. Phủ ông đành phải gả con gái cho tôi.

- Ngày cưới, tôi cho làm cỗ bàn thật linh đình.

- Đúng lúc rước dâu, không ai tìm thấy tôi đâu cả bởi vì tôi đã trở thành chàng trai khôi ngô tuấn tú. Tôi cùng cô út từ phòng cô dâu đi ra. Mọi người đều sửng sốt, mừng rỡ. Còn hai cô chị của vợ tôi thì vừa tiếc vừa ghen tức.

“Vợ chồng tôi sống rất hạnh phúc. Ngày đêm tôi học hành chăm chỉ và tôi đã thi đậu trạng nguyên.

Kể sự việc 3

c) Khi đi sứ

- Có chiều nhà vua cử tôi đi sứ.

Khi chia tay, tôi đưa cho vợ tôi một hòn đá lửa, một con dao và hai qua trứng gà, dặn phải giắt luôn trong người phòng khi dùng đến.

- Tôi cho thuyền ghé vào đảo thì nhận ra vợ tôi đang ở đó. Vợ tôi kể đầu đuôi câu chuyện cho tôi nghe. Thì ra, hai cô chị thấy em mình lấy được trạng nguyên thì sinh lòng ghen ghét muốn làm hại em để thay em làm bà trạng. Nhân khi tôi đi sứ vắng, hai cô chị đã rủ vợ tôi chèo thuyền ra biển rồi xô nàng xuống biển. Một con cá kình nuốt vợ tôi vào bụng. Sẵn có con dao nàng đâm chết cá. Xác cá nổi lềnh bềnh trên mặt biển rồi dạt vào một hòn đảo. Nàng lại lấy dao khoét bụng cá chui ra, bật lửa lên rồi xẻo thịt cá nướng ăn. Hai quả trứng nở thành đôi gà và làm bạn với nàng. Khi thấy thuyền tôi đi qua, gà đã gáy báo hiệu tôi vào đảo cứu vợ mình.

- Vợ chồng tôi dong buồm trở về.

KẾT BÀI

Kết thúc câu chuyện: Nhân vật kể chuyện rút ra những bài học từ câu chuyện được kể

- Hai cô chị thấy cô em trở về thì xấu hổ bỏ đi biệt tích. 

- Vợ chồng quan trạng từ đấy sống hạnh phúc bên nhau.

- Từ đó, vợ chồng tôi sống thật hạnh phúc.


Câu 6:

Tự rà soát, đánh giá bài viết:

STT

NỘI DUNG TỰ ĐÁNH GIÁ

MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CỦA BÀI VIẾT

1

Chọn nhân vật kể chuyện có hợp lí không? Nhân vật có bao quát hết các sự việc xảy ra trong truyện không?

 

2

Dùng đại từ xưng hô đã phù hợp với ngôi, địa vị xã hội của nhân vật trong truyện chưa?

 

Xem đáp án

Trả lời:

STT

NỘI DUNG TỰ ĐÁNH GIÁ

MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CỦA BÀI VIẾT

1

Chọn nhân vật kể chuyện có hợp lí không? Nhân vật có bao quát hết các sự việc xảy ra trong truyện không?

- Hợp lí

- Nhân vật đã bao quát hết sự việc trong truyện.

2

Dùng đại từ xưng hô đã phù hợp với ngôi, địa vị xã hội của nhân vật trong truyện chưa?

- Đại từ tôi đã phù hợp với ngôi, địa vị xã hội của nhân vật Sọ Dừa


Bắt đầu thi ngay