Chủ nhật, 24/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 7 Văn Giải VTH Văn 7 CTST Bài 10: Lắng nghe trái tim mình (Thơ) có đáp án

Giải VTH Văn 7 CTST Bài 10: Lắng nghe trái tim mình (Thơ) có đáp án

Giải VTH Văn 7 CTST Bài 10: Lắng nghe trái tim mình (Thơ) có đáp án

  • 51 lượt thi

  • 31 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Hoàn thành bảng khái quát một số đặc điểm của thơ:

Mục đích sáng tác

Sáng tác nhằm bộc lộ tình cảm

Ngôn ngữ thơ

 

Xem đáp án

Mục đích sáng tác

Sáng tác nhằm bộc lộ tình cảm, cảm xúc của nhà thơ trước những khoảnh khắc của đời sống. Đọc thơ trước hết là tìm hiểu, lắng nghe, chia sẻ những tình cảm, cảm xúc ấy qua ngôn ngữ thơ.

Ngôn ngữ thơ

Ngôn ngữ thơ có khả năng truyền cảm, lan tỏa tình cảm, cảm xúc nhờ được tổ chức một cách đặc biệt, độc đáo thể hiện qua cách dùng từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, các biện pháp tu từ,…


Câu 2:

Văn bản Đợi mẹ thuộc thể thơ gì? Dấu hiệu nào giúp em nhận biết điều đó?

Xem đáp án

Văn bản đợi mẹ thuộc thể thơ tự do vì số tiếng trong mỗi dòng thơ không bằng nhau.


Câu 3:

Tìm những biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ Đợi mẹ. Cho biết hiệu quả nghệ thuật của những biện pháp tu từ đó.

Xem đáp án

- Biện pháp tu từ:

+ Nhân hóa: nỗi đợi nằm mơ

+ Điệp ngữ: em bé nhìn, lẫn

- Hiệu quả nghệ thuật: Làm cho nỗi nhớ, đợi chờ thêm sinh động, chân thật, khiến người đọc cũng có một cảm giác cô đơn, buồn, một chút xúc động.


Câu 4:

Bài thơ Đợi mẹ thể hiện cảm xúc, tình cảm gì của tác giả? Hoàn thành bảng sau để làm rõ cảm xúc, tình cảm đó:

Tình cảm /

Cảm xúc

Từ ngữ, hình ảnh thơ

Cảm nhận của người đọc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xem đáp án

Tình cảm /

Cảm xúc

Từ ngữ, hình ảnh thơ

Cảm nhận của người đọc

Mong ngóng, mẹ về

Em bé ngồi nhìn ra ruộng lúa, vầng trăng, chưa nhìn thấy mẹ.

Chờ tiếng bàn chân mẹ.

Em bé rất nhớ mẹ, lo lắng cho mẹ, nhớ nhung mẹ. Em bé rất yêu thương mẹ của mình.

Thương yêu mẹ.

Mẹ lẫn trên cánh đồng, bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa

Người đọc cảm nhận về tình mẫu tử, sự gắn kết yêu thương giữa những người trong gia đình qua bài thơ. 


Câu 5:

Viết một đoạn văn ngắn (5 – 7 câu) trình bày suy nghĩ của em về tình mẫu tử.

Xem đáp án

Cuộc sống con người có rất nhiều tình cảm thiêng liêng đáng quý, đáng trân trọng nhưng có lẽ tình cảm đẹp đẽ nhất không gì sánh bằng chính là tình mẫu tử. Tình mẫu tử là tình cảm yêu thương, sự nâng niu, quan tâm chăm sóc bằng cả tấm lòng mà mẹ dành cho con đồng thời là tình yêu thương, sự biết ơn, kính trọng mà người con dành cho mẹ mình. Mẹ là người mang nặng đẻ đau, đem ta đến với thế giới này, trao cho ta sự sống và tình yêu thương. Từ tình yêu thương đó, mẹ dành hết tâm huyết để chăm sóc, dạy dỗ ta nên người, hun đúc cho ta những tình cảm cao quý khác với một mong ước ta trở thành người có ích cho xã hội và có một tấm lòng lương thiện. Từ ý nghĩa cao đẹp đó, mỗi người con cần có trách nhiệm yêu thương mẹ, tích cực học tập, trau dồi kiến thức để trở thành một người hiền tài giúp ích cho đất. Bên cạnh đó, chúng ta cần phải luôn khắc ghi công lao to lớn của mẹ và đền đáp công ơn ấy bằng hành động thiết thực, xứng đáng. Tình mẫu tử không chỉ là cội nguồn của những tình cảm khác mà đây còn là tình cảm theo con người đến suốt cuộc đời, góp phần làm cho xã hội này ấm áp hơn. Không gì thay thế được tình mẹ, không gì quý giá hơn tình mẹ, chính những nghĩa cử cao đẹp đó mà tình mẹ đã đi vào thơ ca từ lâu đời và nổi bật là câu thơ: “Tình mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào.”


Câu 6:

Thông qua sự mong ngóng, chờ đợi của em bé, nhà thơ muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp gì? Viết một đoạn văn (5 – 7 câu) thể hiện suy nghĩ của em về thông điệp của tác giả.

Xem đáp án

Bài thơ “Đợi mẹ” được viết lên từ những rung cảm chân thành, xúc động của một trái tim luôn khát khao tình yêu thương của mẹ. Qua bài thơ, tác giả muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp về tình mẫu tử đáng quý, sâu sắc, bền chặt.  Em bé trong yêu mẹ rất nhiều, em biết mẹ đang phải lao động cực khổ, kiếm từng đồng tiền nuôi em, em mong ngóng mẹ về mà không chịu đi ngủ, em cứ thức chờ mẹ mãi… Sau một ngày làm việc vất vả, mẹ trở về nhà, âu yếm yêu thương bế em bé đi ngủ. Em rất thương mẹ, nhưng dường như ngày nào mẹ cũng đi làm về muộn, em ngày nào cũng đợi ngóng mẹ về, giờ hành động đó đã quen đến nỗi trong mơ em vẫn mơ là mình đang đợi mẹ về. Những bài thơ viết về mẹ luôn có sức lay động, truyền cảm đặc biệt. Bởi tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng đối với mỗi con người. Ai trong thẳm sâu tâm hồn, trái tim mình đều có hình bóng người mẹ kính yêu.


Câu 7:

Tìm những từ ngữ, hình ảnh miêu tả con mèo nằm ngủ trong 3 khổ thơ đầu. Nêu nhận xét về những hình ảnh đó.

Xem đáp án

Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả con mèo nằm ngủ trong 3 khổ thơ đầu: hòa nhịp trái tim mèo, khép lại rồi đôi mắt biếc trong veo, hàm răng dài nhọn hoắt, móng vuốt của đêm đen, giấc mơ bình yên, như đứa trẻ,…

Nhận xét: Những từ ngữ, hình ảnh trên miêu tả dáng vẻ say sưa của con mèo khi ngủ. Khi ngủ, con mèo trông rất bình yên và đáng yêu khác hẳn dáng vẻ khi bắt chuột.


Câu 8:

Tìm những tính từ được tác giả sử dụng để miêu tả hình ảnh con mèo. Từ đó, nhận xét về cách miêu tả của nhà thơ.

Xem đáp án

Những tính từ được tác giả sử dụng để miêu tả hình ảnh con mèo là: trong veo, nhọn hoắt, bình yên, ngây thơ, bướng bỉnh, kiêu hãnh, ngang tàn.

Nhận xét: Nhà thơ miêu tả hình ảnh con mèo ngủ rất ngoan ngoãn, đáng yêu. Nhà thơ coi con mèo như một em bé. Qua đó thể hiện lòng yêu thương của tác giả đối với động vật.


Câu 9:

Tìm những từ ngữ miêu tả cảm xúc, tình cảm của nhà thơ khi chú mèo nằm yên trên ngực mình. Em có nhận xét gì về cảm xúc của nhà thơ?

Xem đáp án

Những từ ngữ miêu tả cảm xúc, tình cảm của nhà thơ khi chú mèo nằm yên trên ngực mình: vòng tay ấp ủ, trên ngực mình, trái tim mềm đi, lâng lâng như hạnh phúc, âu yếm, vuốt ve, đùm bọc, cất tiếng ca ru.

Cảm xúc của nhà thơ: Nhà thơ cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ, tràn ngập tình yêu thương, muốn đùm bọc, chở che cho chú mèo bé nhỏ.


Câu 10:

Tìm các biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi. Cho biết hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ đó.

Xem đáp án

Các biện pháp tu từ:

- Điệp ngữ: Khép lại, ngủ đi.

- Hoán dụ: “Hàm răng dài nhọn hoắt”, “Nỗi kinh hoàng của bầy chuột nhắt”, “Móng vuốt của đêm đen”, “Đôi tai vểnh ngây thơ”, “Cái đuôi dài bướng bỉnh”, “con hổ con kiêu hãnh”, “Hàng ria mép ngang tàng”, “đôi mắt biếc trong veo”.

- Ẩn dụ: trái tim mình ca hát

- So sánh: Giờ đây nằm trong giấc mơ bình yên / Như đứa trẻ giữa vòng tay ấp ủ…

 à Hiệu quả nghệ thuật: Nhấn mạnh hình ảnh con mèo nằm ngủ trên ngực tôi và trái tim nhân vật đang thổn thức, bồi hồi. Tạo nhịp điệu cho đoạn văn, nhấn mạnh lời âu yếm, yêu thương của tác giả dành cho con mèo.


Câu 11:

Thông qua hình ảnh một con mèo nằm ngủ trên ngực mình, nhà thơ muốn gửi gắm người đọc thông điệp gì? Trình bày suy nghĩ của em (3 – 4 câu) về thông điệp đó.

Xem đáp án

Qua văn bản trên, tác giả muốn gửi đến thông điệp: Hãy yêu thương các loài động vật bằng cả trái tim mình; hạnh phúc đến từ việc được yêu thương, che chở, đùm bọc người khác, kể cả loài vật bé nhỏ; hãy lắng nghe trái tim mình, để cho trái tim rung động trước những tình cảm nhân ái ấy. Thông điệp gợi cho em tình cảm cao đẹp với muôn loài, dạy cho em cách sống đầy tình thương với con vật, tình yêu thương mang lại cho con người những cảm xúc đẹp, con người trở nên “người” hơn khi biết chở che, đùm bọc cho loài vật.


Câu 12:

Viết một đoạn văn ngắn (5 – 7 câu) trình bày suy nghĩ của em giữa con người và vật nuôi.

Xem đáp án

Vật nuôi là một người bạn bé nhỏ trong gia đình. Những con vật ấy chính là những người bạn đồng hành cùng chúng ta trong hành trình sống, để cuộc đời của ta thêm phong phú và rộng rãi hơn. Vì thế, giữa con người với vật nuôi luôn có một tình cảm khăng khít, gắn bó. Những vật nuôi trong nhà giúp chúng ta bồi dưỡng nhiều tình cảm, rèn luyện kĩ năng sống. Có vật nuôi trong nhà, cuộc sống của ta sẽ bớt cô đơn và nhàm chán hơn. Con vật nuôi cũng như con người, chúng rất cần được chăm sóc, yêu thương và bảo vệ. Dù cuộc sống có phát triển, không gian trở nên chật hẹp nhưng khi đã nuôi chúng, con người cần phải dành cho chúng một tình cảm tốt đẹp. Con người cần phải biết yêu thương và dành cho chúng sự chăm sóc cần thiết. Phải đảm bảo chúng được sống và phát triển tốt. Phải tôn trọng chúng như tôn trọng sự sống trên trái đất này.


Câu 13:

Mẹ được viết theo thể thơ nào? Hãy chỉ ra những dấu hiệu nhận biết thể thơ trong bài thơ này.

Xem đáp án

- Mẹ được viết theo thể thơ 4 chữ.

- Dấu hiệu nhận biết:

+ Số tiếng ở các dòng thơ: 4 tiếng

+ Các dòng thơ ngắt nhịp: 2/2, 1/3 hoặc 1/2/1

+ Gieo vần hỗn hợp: thẳng – trắng, ngày – ngày, khô – khô, mẹ – lệ, già – xa,…


Câu 14:

Nhà thơ muốn gửi gắm thông điệp gì qua bài thơ? Trình bày suy nghĩ của em (4 – 5 câu) về thông điệp này.
Xem đáp án

Nhà thơ muốn nhắn gửi tới tất cả độc giả một thông điệp: hãy luôn trân trọng, nâng niu những khoảng thời gian bên mẹ, hãy biết ơn và hiếu thảo với cha mẹ, thấu cảm được những gì họ đã hi sinh cho con cái. Thông điệp này giúp em bừng tỉnh, nhắc nhở chúng ta rằng hãy quan tâm, chăm sóc và hiếu thảo với cha mẹ khi còn cơ hội, đừng để khi quá muộn. Hãy để sau này nhìn lại sẽ chỉ là những kỉ niệm vui vẻ bên nhau thay vì là sự tiếc nuối, buồn thương.


Câu 15:

Hình ảnh “người mẹ” trong bài thơ được đặt trong sự so sánh với “cây cau”. Em hãy giải thích vì sao có sự so sánh đó.

Xem đáp án

Tình cảm của người con với mẹ trong bài thật sâu sắc và cảm động. Qua những chi tiết so sánh mẹ với cau. Cau ngày càng cao còn mẹ ngày một thấp. Sự đối lập giữa hai điều càng làm người con đau đớn khi nhận ra mẹ ngày một già yếu và xa mình. Người con luôn nhớ kỉ niệm ở bên mẹ. 


Câu 16:

Ghi lại tên 3 bài thơ hoặc tập thơ mà em biết (có thể tìm trên Internet hoặc tủ sách nhà trường).

Xem đáp án

3 bài thơ hoặc tập thơ em biết là:

- Sóng – Xuân Quỳnh

- Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ

- Lượm – Tố Hữu.


Câu 17:

Chọn đọc 1 bài thơ mà em nêu ở bài tập 1 và cho biết bài thơ được viết theo thể thơ nào? Căn cứ vào đâu để em xác định được như vậy?

Xem đáp án

- Bài thơ “Lượm” – Tố Hữu

- Bài thơ được viết theo thể thơ 4 chữ, căn cứ vào mỗi dòng thơ có 4 tiếng.


Câu 18:

Bài thơ em vừa chọn đọc ở bài tập 2 thể hiện thông điệp gì của tác giả? Trình bày suy nghĩ của em (khoảng 3 – 4 câu) về thông điệp này.

Xem đáp án

Bài thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu đã gửi gắm đến người đọc thông điệp về sự hy sinh của thế hệ trẻ cho hòa bình độc lập của Tổ quốc. Thông điệp này đã để lại cho người đọc ấn tượng về một em bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Từ đó gợi ra bài học cho thế hệ trẻ về trách nhiệm voiwd quê hương, đất nước.


Câu 19:

Mỗi bài thơ là lời nói từ trái tim của nhà thơ đến trái tim của người đọc. Em hãy chia sẻ cảm xúc của mình (khoảng 6 – 7 câu) khi đọc một bài thơ mà em yêu thích.

Xem đáp án

Bài thơ Sang Thu của tác giả Hữu Thỉnh là một trong những bài thơ tôi ấn tượng sâu sắc nhất bởi cách nhìn đầy tinh tế của tác giả khi miêu tả cảnh sắc thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa. Với khổ thơ đầu tiên, tôi như thấy mình ở trong không gian nơi vườn thôn, ngõ xóm với sự lan toả của hương ổi và cái sẽ lạnh của gió nhờ động từ "phả". Đồng thời, với thủ pháp nhân hóa sương "chùng chình", tôi thấy được sự quấn quýt, chầm chậm của sương. Tất cả đã làm nên sự giao thoa của tạo vật khiến cho tôi không khỏi ngỡ ngàng và xao xuyến. Có thể thấy, hình ảnh đất trời thu sang trong không gian dài, rông cao, đã được bộc tả rõ nét hơn qua những câu thơ ở khổ 2 bằng nghệ thuật nhân hóa: sông "dềnh dàng", chim "vội vã", đám mây "vắt nửa mình sang thu". Kết lại bài thơ bằng khổ 3 với đầy suy tư của tác giả, ông đã khéo léo sử dụng các thủ pháp nhân hóa "sấm bất ngờ", "hàng cây đứng tuổi" và thủ pháp ẩn dụ hàng cây - con người. Bài thơ đã đem lại sự lắng đọng đến với người đọc, đầy bâng khuâng, cảm xúc, gợi bao suy nghĩ về đời người lúc sang thu. Qua đó, đã giúp tôi có cái nhìn chiêm nghiệm về cuộc đời con người.


Câu 21:

b. Trời về khuya lung linh trắng vườn hoa mận trắng

Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ.

(Vũ Quần Phương – Đợi mẹ)

Xem đáp án

b.

- Nghĩa của từ: nỗi đợi: sự chờ đợi, chờ mong

- Căn cứ xác định: dựa vào ngữ cảnh của câu thơ, ngay trong giấc mơ bạn nhỏ cũng đang đợi mẹ về.


Câu 24:

Xác định yêu cầu đối với bài văn biểu cảm về con người bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

- Bài văn được viết để bộc lộ cảm xúc về đối tượng nào?

- Người viết thể hiện cảm xúc như thế nào đối với nhân vật?

- Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong bài viết biểu cảm về con người là gì?

- Người viết đưa ra nhận xét chung như thế nào về nhân vật?

- Em rút ra kinh nghiệm gì trong cách viết bài văn biểu cảm về con người.

Xem đáp án

Yêu cầu đối với bài văn biểu cảm về con người:

- Bài văn được viết để bộc lộ cảm xúc về con người.

- Người viết bộc lộ cảm xúc qua việc kể, tả lại các kỉ niệm cảm động, đáng nhớ về nhân vật và nêu lí do.

- Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong bài viết là biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả.

- Nhận xét chung của người viết về nhân vật: nhận xét về đặc điểm tính cách của nhân vật.

- Kinh nghiệm: biết cách kết hợp yếu tố biểu cảm với các yếu tố miêu tả và tự sự. Chỉnh sửa bài viết cho hợp lí hơn.


Câu 25:

Xây dựng dàn ý bài văn biểu cảm về một nhân vật trong tác phẩm văn học mà em yêu thích bằng cách hoàn thành phiếu sau:

Dàn ý bài văn biểu cảm về một nhân vật

trong tác phẩm văn học

I. Giới thiệu chung

- Nhân vật:

- Trong tác phẩm:                                                của tác giả:

- Cảm nhận chung về nhân vật:

II. Cảm xúc về nhân vật

1. Luận điểm 1:

- Lí lẽ:

- Bằng chứng:

2. Luận điểm 2:

- Lí lẽ:

- Bằng chứng:

3. Luận điểm 3:

- Lí lẽ:

- Bằng chứng:

III. Nhận xét chung

- Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản:

- Nhận xét chung, khái quát về nhân vật:

Xem đáp án

Dàn ý bài văn biểu cảm về một nhân vật

trong tác phẩm văn học

I. Giới thiệu chung

- Nhân vật: Lượm

- Trong tác phẩm:  Lượm                                              của tác giả: Tố Hữu

- Cảm nhận chung về nhân vật:  thán phục và cần noi gương 

II. Cảm xúc về nhân vật

1. Luận điểm 1: Giới thiệu chung về chú bé Lượm.

- Lí lẽ: Lượm là một cậu bé thanh mảnh, nhỏ nhắn

- Bằng chứng: Cậu có đôi chân thật nhanh nhẹn, ca nô đội lệch, mồm huýt sáo vang, như con chim chích….

2. Luận điểm 2: Lượm không nề nguy hiểm

- Lí lẽ: Tuy công việc của người chiến sĩ nhỏ rất nguy hiểm nhưng cậu rất yêu thích công việc mà mình đã lựa chọn.

- Bằng chứng:  Lượm rất lạc quan trong khi làm nhiệm vụ. Cậu nhảy nhót trên đường, vừa đi, vừa nhảy, cười tít cả hai mắt. Ngày qua ngày, Lượm như một con chim đang hướng tới mặt trời rực rỡ.

3. Luận điểm 3: Cái chết của chú bé anh hùng làm tim người đọc nhói đau.

- Lí lẽ: Lượm đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ.

- Bằng chứng: Đạn bay vun vút như đan chéo vào nhau đuổi thẹo chú bé. Lượm chạy như bay nhưng vẫn không tránh được những viên đạn của địch. Chú bé ngã xuống, tay vẫn nắm chặt bông lúa thơm ngát.

III. Nhận xét chung

- Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản: biểu cảm, miêu tả và tự sự.

- Nhận xét chung, khái quát về nhân vật: Lượm thật xứng đáng là một tấm gương sáng cho các thế hệ thiếu niên nhi đồng trong hiện tại và trong tương lai noi theo.


Câu 26:

Ghi lại cảm xúc của em (5 – 7 câu) về cuộc gặp gỡ với một nhân vật đã để lại cho bản thân những ấn tượng sâu sắc.

Xem đáp án

Khi bắt gặp hình ảnh chú bé Lượm trong bài thơ cùng tên của nhà thơ Tố Hữu, trong em đã có những tình cảm xúc động với nhân vật này. Người đọc ấn tượng với Lượm bởi ngoại hình nhỏ nhắn đáng yêu. Những việc làm của Lượm đã cho em thấy sự dũng cảm của người liên lạc nhỏ tuổi. Lượm đã không ngại hy sinh để bảo vệ quê hương đất nước. Cái chết của Lượm đã làm cho em suy nghĩ mãi. Lượm là một tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo.


Câu 27:

Từ dàn ý ở bài tập 2, hãy viết lại thành một bài văn biểu cảm về con người (800 chữ).

Xem đáp án

Ở nước ta, ai cũng biết rất nhiều những anh hùng đã hi sinh để bảo vệ và giành lại độc lập cho đất nước. Nhưng trong số các anh hùng đó, người mà em và bao các bạn thiếu nhi như em rất thán phục và cần noi gương chính là nhân vật Lượm trong văn bản Lượm của nhà thơ Tố Hữu.

Lượm là một cậu bé thanh mảnh, nhỏ nhắn. Cậu có đôi chân thật nhanh nhẹn. Đặc biệt, Lượm luôn đội chiếc mũ ca lô trên đầu, lệch về một phía trông thật ngộ nghĩnh và đáng yêu. Chú liên lạc này luôn đeo một cái xắc xinh xinh trên vai trông rất ra dáng “cán bộ”. Đó cũng là một cậu bé rất yêu đời. Miệng cậu luôn huýt sáo như những con chim chích đang hót vang lưng trời. Tuy công việc của người chiến sĩ nhỏ rất nguy hiểm nhưng cậu rất yêu thích công việc mà mình đã lựa chọn. Lượm rất lạc quan trong khi làm nhiệm vụ. Cậu nhảy nhót trên đường, vừa đi, vừa nhảy, cười tít cả hai mắt. Ngày qua ngày, Lượm như một con chim đang hướng tới mặt trời rực rỡ.

Lượm không nề nguy hiểm. Cậu đã vượt qua bom đạn để đưa những bức thư khẩn cực kỳ quan trọng cho các đơn vị khác. Cho đến một ngày, Lượm đi liên lạc trên một con đường làng quê vắng vẻ. Những bông lúa chín vàng đã làm Lượm ngây ngất trong mùi thơm ngọt ngào. Cái mũ ca lô của chú bé nhấp nhô trên đồng. Lượm bị phát hiện, thế là những tiếng súng vang lên. Đạn bay vun vút như đan chéo vào nhau đuổi thẹo chú bé. Lượm chạy như bay nhưng vẫn không tránh được những viên đạn của địch. Chú bé ngã xuống, tay vẫn nắm chặt bông lúa thơm ngát.

Cái chết của chú bé anh hùng làm tim người đọc nhói đau. Chú bé đã thanh thản ra đi giữa hương thơm của lúa. Quê hương mở rộng vòng tay đón chú vào lòng. Lượm ơi, còn không? Câu hỏi xoáy vào lòng người đọc. Chú bé ngã xuống nhưng vẫn còn mãi với quê hương và sống mãi trong lòng bạn đọc với tất cả lòng yêu thương và kính trọng.

Lượm thật xứng đáng là một tấm gương sáng cho các thế hệ thiếu niên nhi đồng trong hiện tại và trong tương lai noi theo.


Câu 28:

Tự đánh giá bài văn biểu cảm về con người vừa hoàn thành theo các gợi ý trong bảng bên dưới:

Nội dung kiểm tra

Đạt

Chưa đạt

Định hướng điều chỉnh

Đánh giá chung

Dùng ngôi thứ nhất.

 

 

 

Chuyển ý linh hoạt, logic, gợi sự hấp dẫn.

 

 

 

Bài viết đúng chính tả, trình bày sáng rõ.

 

 

 

Mở bài

Giới thiệu về nhân vật để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc (trong tác phẩm văn học hoặc trong cuộc sống).

 

 

 

Cảm xúc chung.

 

 

 

Thân bài

Bộc lộ cảm xúc cụ thể về nhân vật để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc (từ 2 cảm xúc trở lên).

 

 

 

Kết hợp yếu tố miêu tả để lí giải cảm xúc.

 

 

 

Kết bài

Khái quát cảm xúc chung.

 

 

 

Rút ra điều đáng nhớ.

 

 

 

Nhận xét chung về bài viết:

Xem đáp án

Nội dung kiểm tra

Đạt

Chưa đạt

Định hướng điều chỉnh

Đánh giá chung

Dùng ngôi thứ nhất.

x

 

 

Chuyển ý linh hoạt, logic, gợi sự hấp dẫn.

x

 

 

Bài viết đúng chính tả, trình bày sáng rõ.

x

 

 

Mở bài

Giới thiệu về nhân vật để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc (trong tác phẩm văn học hoặc trong cuộc sống).

x

 

 

Cảm xúc chung.

x

 

 

Thân bài

Bộc lộ cảm xúc cụ thể về nhân vật để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc (từ 2 cảm xúc trở lên).

x

 

 

Kết hợp yếu tố miêu tả để lí giải cảm xúc.

x

 

 

Kết bài

Khái quát cảm xúc chung.

x

 

 

Rút ra điều đáng nhớ.

x

 

 

Nhận xét chung về bài viết: Bài viết đạt


Câu 29:

Khi trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống, cần thực hiện những thao tác gì?

Xem đáp án

Khi trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống, cần thực hiện những thao tác:

- Xác định đề tài, thời gian và không gian

- Tìm ý và lập dàn ý

- Luyện tập và trình bày

- Trao đổi và đánh giá


Câu 30:

Để trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống trước lớp, em cần chuẩn bị những gì để giúp bài nói thêm hấp dẫn, thuyết phục? Hoàn thiện thông tin bên dưới:

- Đối tượng người nghe:

- Mục đích trình bày:

- Vấn đề trình bày:

- Phương tiện hỗ trợ:

- Xây dựng dàn ý bài nói:

Phần mở đầu

 

Phần nội dung

 

Phần kết thúc

 

Xem đáp án

- Chuẩn bị:

+ Xác định đề tài.

+ Thu thập tài liệu

- Đối tượng người nghe: các bạn học sinh và cô giáo

- Mục đích trình bày: trình bày ý kiến của bản thân về một vấn đề.

- Vấn đề trình bày: Ý nghĩa của tình bạn.

- Phương tiện hỗ trợ: Máy tính, máy chiếu,…

- Xây dựng dàn ý bài nói:

Phần mở đầu

- Cuộc đời ai cũng có bạn, tình bạn rất quý giá

- Tình bạn là mối quan hệ chân chính, tri kỷ có vai trò quan trọng trong cuộc đời mỗi con người.

Phần nội dung

- Nguồn gốc của tình bạn là sự đồng điệu tâm hồn, chung sở thích, không nên nhầm tưởng với việc lấy bí mật, chuyện xấu của người khác ra làm thân. 

- Tình bạn phải xuất phát từ sự chân thành, thật tâm, không hai lòng, có thế bạn mới dám mở lòng chia sẻ. 

- Bạn thân là những người sẵn sàng bên ta lúc ta khó khăn tựa như những người thân ruột thịt. Ở bên những người bạn, ta sẵn sàng chia sẻ nỗi lòng, bởi sự dễ cảm thông và thấu hiểu của bạn. 

- Bạn chính là người thầy của chúng ta

- Phải đặt niềm tin hàng đầu trong mối quan hệ bạn bè, không nên nghi kỵ, ích kỷ tính toán với bạn. 

- Không được dung túng, bao che khi bạn làm việc xấu, phải biết lựa lời khuyên ngăn. 

- Tình bạn vì mục đích trong sáng cùng nhau tiến bộ, chứ không phải là lợi dụng lẫn nhau hay vụ lợi về mình. 

- Phải biết giúp đỡ san sẻ khi bạn gặp khó khăn, biết khích lệ, cổ vũ bạn khi bạn thành công

Phần kết thúc

- Tình bạn là thứ tình cảm tuyệt vời

- Mỗi người nên có cho mình một người bạn thân, một người bạn tri kỷ


Câu 31:

Sử dụng phiếu bên dưới để ghi nhận lại những thông tin khi nghe trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống của các bạn.

Thực hành nghe

Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống

Tên người trình bày:

Vấn đề được nói đến:

Người nghe:                                                      Ngày:

Nội dung trình bày:

Phần mở đầu

 

Phần nội dung

 

Phần kết thúc

 

Cảm xúc sau khi nghe bạn trình bày:

Câu hỏi sau khi nghe bạn trình bày:

1.

2.

Đánh giá rút kinh nghiệm:

Xem đáp án

Thực hành nghe

Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống

Tên người trình bày: Nguyễn Thị Hương

Vấn đề được nói đến: Ý nghĩa của tình bạn.

Người nghe:  Nguyễn Thị Hiền                                                    Ngày: 9/10/2022

Nội dung trình bày:

Phần mở đầu

Giới thiệu vấn đề: ý nghĩa tình bạn.

Phần nội dung

- Nguồn gốc của tình bạn.  

- Thế nào là một người bạn tốt.

- Vai trò của tình bạn.

- Làm sao để duy trì được mối quan hệ bạn bè,

Phần kết thúc

Khẳng định lại tầm quan trọng của tình bạn.

Cảm xúc sau khi nghe bạn trình bày: đồng ý với ý kiến của người nói.

Câu hỏi sau khi nghe bạn trình bày:

1. Bạn với người bạn thân của mình đã có bao giờ hiểu lầm nhau chưa?

2. Làm thế nào thể giải quyết vấn đề đó.

Đánh giá rút kinh nghiệm: Cần nói rõ ràng, rành mạch hơn. Nên đưa các dẫn chứng vào bài viết.


Bắt đầu thi ngay